Cách Tính Phí Phạt Trễ Hạn FE Credit, Trả Chậm 1, 2 Ngày

Trong bài viết tra cứu hợp đồng FE Credit, chúng ta đã nhắc đến khái niệm phí phạt trễ hạn. Vậy phí phạt trễ hạn FE Credit là bao nhiêu? Được tính như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, khách hàng sẽ được BANKTOP cập nhật một số các thông tin bao gồm:

  • Cách tính phí phạt trả chậm Fe Credit.
  • Cách tránh bị phạt trễ hạn Fe Credit như thế nào?
  • Nếu bị trễ hạn Fe Credit phải làm sao?

Xem thêm:

Cập nhật quy định mới nhất năm 2023 về phí phạt FE Credit

Quy định thông tư 39 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cách hoạt động và vay vốn của các tín dụng. Nghị đinh có hiệu lực vào năm 2017, khi người đi vay cần phải tìm hiểu kỹ thông tư 39 này. Để tránh được những rủi ro không mong muốn mà bạn mắc phải. Cụ thể theo quy định là phải đến ngày thanh toán, nếu khách hàng không trả tiền nợ gốc lẫn lãi thì bị phát sinh tiền trễ hạn.

Phí được tính như sau:

  • Phí phạt được tính không quá 150% lãi cho vay, tức tính trên dư nợ gốc hiện hành tháng đó.
  • Nếu khách hàng trả chậm thì có thể tính trên số tiền dư nợ gốc lẫn lãi không vượt quá 10%.
  • Lãi trên dư nợ gốc cho vay đã thỏa thuận tương thích với thời gian mà khách hàng chưa trả.

Áp dụng cho cách tính phí phạt trả chậm thẻ tín dụng fe credit. Phí phạt trả chậm khoản vay Fecredit. Phí phạt trễ/chậm hạn tại Fecredit

Liên hệ tổng đài FE Credit để cập nhật chi tiết.

Phí phạt trễ hạn FE Credit là gì?

Phí phạt trễ hạn FE Credit là khoản phí khách hàng phải chịu khi đóng tiền trễ hạn đến kỳ thanh toán hoặc có ý định tất toán khoản khoản vay trước thời hạn. Vậy tại sao khi tất toán hồ sơ lại phát sinh phí phạt FE Credit?

Đó là vì khi bạn tất toán khoản vay trước hạn đồng nghĩa Fe Credit sẽ không tính lãi đối với khoản tiền gốc còn lại gây ra thiệt hại cho Fe Credit. Và phí phạt tất toán được xem một khoản bù đắp nhỏ cho thiệt hại.

Phí phạt trễ hạn FE Credit là gì?
Phí phạt trễ hạn FE Credit là gì?

Tương tự, khi bạn trả chậm khoản vay tại FeCredit thì cũng gây thiệt hại về kinh tế và phí phạt trả chậm tại Fe Credit phát sinh như một phần bù đắp thiệt hại.

Cách tính phí phạt trả chậm FE Credit 10 ngày, 1 tháng mới nhất

Thông thường, phí phạt nợ quá hạn FE Credit sẽ bắt đầu được tính nếu khách hàng trễ từ 1 ngày trở lên. Ví dụ, ngày 30 là hạn đóng tiền trên hợp đồng vay vốn, nhưng ngày 1 bạn mới đóng tiền, điều đó có nghĩa là bạn đã trả nợ chậm FE Credit và bị tính phí phạt nợ quá hạn FE Credit.

Bên cạnh đó, phí phạt trễ hạn được tuân thủ theo ba nguyên tắc tính lãi suất như sau:

  • Lãi suất trên nợ gốc trong khoảng thời gian được quy định ở hợp đồng tín dụng. Lãi này là lãi thỏa thuận giữa khách hàng và Fe Credit khi ký kết hợp đồng vay.
  • Lãi suất được tính dựa trên dư nợ gốc quá hạn theo quy định bắt buộc không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm.
  • Lãi suất theo quy định tính trên phần lãi chậm trả và lãi suất này sẽ không vượt quá 150% lãi suất cho.
Cách tính phí phạt trễ hạn FE Credit
Cách tính phí phạt trễ hạn FE Credit

Theo chia sẻ đến từ công ty tài chính FE Credit, lãi trả chậm FE Credit sẽ được tính theo công thức sau:

Phí phạt = Lãi quá hạn trên dư nợ gốc * 10% + lãi quá hạn trên phần lãi chậm trả * 150%.

Trong đó:

  • Lãi quá hạn tính trên dư nợ gốc: là số tiền lãi tính theo ngày dựa trên số tiền bạn vay ban đầu (hay còn gọi là dư nợ gốc).
  • Lãi quá hạn tính trên phần lãi chậm: là số tiền lãi tính theo ngày dựa trên lãi quá hạn tính trên dự nợ gốc.

Trả chậm FE Credit 1 ngày, 10 ngày có sao không?

Như đã đề cập ở nội dung trên, FE Credit là đơn vị cho vay có yêu cầu rất cao trong việc thanh toán nợ đúng hạn. Vì vậy, trả chậm FE Credit 10 ngày hay thậm chí là 1 ngày đã bị xếp vào quá hạn. Cách tính phí phạt FE Credit trong trường hợp trả chậm 10 ngày như sau.

Vậy phí phạt trả chậm của FE Credit từ 1 đến 10 ngày sẽ có công thức sau:

  • Phí phạt trả chậm của FE Credit 1 ngày = n*150% + n*10%.
  • Phí phạt trả chậm của FE Credit 2 ngày = n*150% +(n*2)*10%.
  • Phí phạt trả chậm của FE Credit 3 ngày = n*150% +(n*3)*10%.
  • Phí phạt trả chậm của FE Credit 4 ngày = n*150% +(n*4)*10%
  • Phí phạt trả chậm của FE Credit 5 ngày = n*150% +(n*5)*10%.
  • Phí phạt trả chậm của FE Credit 6 ngày = n*150% +(n*6)*10%.
  • Phí phạt trả chậm của FE Credit ngày = n*150% +(n*7)*10%.
  • Phí phạt trả chậm của FE Credit ngày = n*150% +(n*8)*10%.
  • Phí phạt trả chậm của FE Credit 9 ngày = n*150% +(n*9)*10%.
  • Phí phạt trả chậm của FE Credit 10 ngày = n*150% +(n*10)*10%.

Trong đó, N là số tiền lãi theo ngày trên khoản vay

Còn mức phí phạt trả chậm của FE Credit theo từng mốc thời gian cụ thể như sau:

  • Phí phạt trả chậm của FE Credit 1 ngày = n*150% +(n*10)*10%.
  • Phí phạt trả chậm của FE Credit 10 ngày = n*150% +(n*10)*10%.
  • Phí phạt trả chậm của FE Credit 15 ngày = n*150% +(n*10)*10%.
  • Phí phạt trả chậm của FE Credit 1 tháng = n*150% +(n*10)*10%.

Trong đó, N là số tiền lãi theo ngày trên khoản vay

Theo như nguyên tắc trên, ta có ví dụ về cách tính phí phạt trễ hạn FE Credit như sau:

  • Số tiền vay: 10.000.000 VNĐ
  • Thời hạn vay: 6 tháng
  • Lãi suất (giả dụ): 300.000 VNĐ/tháng

Trong trường hợp bạn đóng trễ thì phí phạt trễ hạn được tính như sau :

  • Tháng đầu tiên số tiền phải đóng bao gồm cả phí phạt = Dư nợ phải trả mỗi tháng + (300.000 x 150%) + (300.000 x 10%)
  • Tháng thứ 2 nếu đóng trễ thì lãi suất cộng dồn khách hàng phải trả = (300.000 x 150%) + (600.000 x 10%)…
  • Tương tự cách tính này cho các tháng tiếp theo.

Qua ví dụ trên ta có thể thấy được thời gian quá hạn càng lâu thì phí phạt trễ hạn sẽ tăng lên theo đó.

Trả chậm FE Credit 1 tháng có sao không?

Khi thanh toán nợ trễ hạn FE Credit 10 ngày khách hàng đã phải thanh toán phí phạt theo công thức nêu trên. Tất nhiên, trả chậm FE Credit 1 tháng bạn cũng phải trả mức phí phạt tương tự. Theo quy định về nợ xấu, khi thanh toán chậm 1 tháng tương đương 30 ngày, khoản nợ được đề cập sẽ được xếp vào nợ nhóm 2 (quá hạn từ 10 – 90 ngày), đây là nhóm nợ cần chú ý.

Công thức tính phí phạt trả chậm FE Credit 1 tháng tương tự so với khi trả chậm 10 ngày, cụ thể là:

Phí phạt quá hạn 1 tháng = n x 150% + (n x10)x10%

Trong đó, n chính là số tiền lãi theo ngày trên khoản vay.

Bị phạt trễ hạn FE Credit gây ảnh hưởng như thế nào?

Tất nhiên, khi bạn vay tiền trả góp và đóng trễ thì việc phát sinh phí phạt trễ hạn là chuyện hiển nhiên. Phí phạt phát sinh khi đã quá ngày đóng tiền trả góp mỗi tháng mà bạn chưa thanh toán tiền cho FE Credit.

Vậy ngoài phí phạt đóng trễ FE Credit, còn có những tác hại nào của việc này?

  • Khả năng cao khoản đóng trễ sẽ chuyển từ nợ quá hạn thành nợ xấu và được cập nhật lên hệ thống tín dụng CIC của Ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp này, rất khó để bạn có thể tiếp tục vay ở các tổ chức tín dụng khác, vì với lịch sử nợ xấu thì không ngân hàng nào chấp nhận hỗ trợ.
  • Bạn sẽ bị nhắn tin hoặc gọi điện nhắc nợ, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
  • Việc đóng trễ hạn vô tình tạo nên áp lực tài chính cho cá nhân bạn, gây ảnh hưởng đến tinh thần làm việc.

Gia hạn nợ FE Credit có được không?

FE Credit là công ty tài chính không phải các app vay tiền tư nhân nên không có chính sách gia hạn nợ FE Credit. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt khách hàng có thể lên trực tiếp chi nhánh FE Credit để làm đơn đề nghị xem xét được gia hạn nợ.

Có thể xem xét trong hai trường hợp sau đây:

  • Trường hợp 1: Khi bạn đi vay tại công ty tài chính Fe Credit, bạn sẽ đóng một khoản tiền bảo hiểm rủi ro. Tiền bảo hiểm này sẽ giúp bạn nếu bạn gặp sự cố nào đó ngoài mong muốn, không còn khả năng đi làm được nữa. Thì bên Fecredit sẽ xuống xác minh những thông tin bạn khai báo là thât. Từ đó có thể gia hạn được phí phạt trễ hạn Fe Credit. Ngoài ra, bên phía bảo hiểm có thể chi trả một số tiền nào đó cho bạn nhé!
  • Trường hợp 2: Bạn thất nghiệp hay công việc bạn không ổn định. Bạn có thể đến toàn nhà Fe Credit trực tiếp giải thích để gia hạn phí phạt trả chậm Fecredit. Bên Fe sẽ tiếp nhận những thông tin của bạn. Từ đó có thể sẽ gia hạn cho bạn.

Cách tính nợ xấu dựa trên thời gian trả chậm tại FE Credit

  • Nhóm 1 của FE Credit: Dư nợ tiêu chuẩn: Dư nợ tiêu chuẩn hay dư nợ tốt thuộc nhóm 1 là những khách hàng có khả năng thanh toán gốc và lãi đúng thời hạn; các khoản nợ không quá 10 ngày.
  • Nhóm 2 của FE Credit: Dư nợ cần chú ý: Dư nợ cần chú ý nhóm 2 là những khách hàng có khoản nợ quá hạn từ 10 đến 30 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu.
  • Nhóm 3 của FE Credit: Dư nợ dưới tiêu chuẩn: Dư nợ dưới tiêu chuẩn nhóm 3 là khoản nợ quá hạn từ 30 đến 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại lần đầu quá hạn 30 ngày; các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không có năng lực chi trả.
  • Nhóm 4 của FE Credit: Dư nợ có nghi ngờ: Dư nợ có nghi ngờ nhóm 4 là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; khoản nợ cơ cấu lại lần đầu quá hạn từ 30 – 90 ngày.
  • Nhóm 5 của FE Credit: Dư nợ có nguy cơ mất vốn: Dư nợ nhóm 5 có nguy cơ mất vốn bao gồm các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 180 ngày trở lên, các khoản nợ cơ cấu lại quá hạn từ 90 ngày trở lên; các khoản nợ cơ cấu lại lần thứ 2, thứ 3 quá hạn.

Cách tránh phát sinh phí phạt trễ hạn FE Credit

Đừng để đến lúc đóng trễ, phát sinh phí phạt rồi mới đặt câu hỏi “phí phạt trễ hạn FE Credit là bao nhiêu“ mà hãy phòng tránh ngay từ đầu. Vậy phòng tránh phát sinh phí phạt trễ hạn như thế nào?

Trước tiên, hãy cân nhắc thu nhập của bạn để vay số tiền phù hợp, lựa chọn số tiền phải trả mỗi tháng ăn khớp với thu nhập để không bị áp lực tài chính. Theo một số kinh nghiệm của Banktop, số tiền bạn được dư ra để chi trả cho các khoản vay tín chấp chỉ nên chiếm 35% thu nhập của bạn. Giả sử thu nhập là 10 triệu, thì chỉ nên trích ra 3,5 triệu để vay và chi trả cho ngân hàng.

Thứ hai, đừng vay tiền rồi sử dụng nguồn vốn vay đó một cách vô ích. Hãy tính toán và cố gắng để phát sinh lợi nhuận từ nguồn vốn được cho vay. Điều đó giúp bạn cân bằng tình hình tài chính, chi trả cho khoản vay một cách dễ dàng.

Theo quy trình giải ngân của hồ sơ vay tín chấp, sau khi khách hàng nhận được tiền, Ngân hàng sẽ cung cấp lịch trả nợ cho khách hàng. Vì thế, hãy lưu ý thời gian trả nợ để đóng đúng hạn. Tốt nhất là đóng trước hạn từ 2–3 ngày để ngân hàng có thể cập nhật được kịp thời số tiền bạn đã đóng.

Nếu có điều kiện về kinh tế, nên tất toán hồ sơ vay vốn. Mặc dù sẽ phát sinh phí phạt tất toán sớm nhưng sẽ chẳng là gì so với phí phạt trễ hạn FE Credit đâu nhé.

Một số câu hỏi thường gặp

Nợ Fe Credit bao lâu thì bị cưỡng chế?

Khách hàng nợ khoản vay từ 2 triệu đồng trở lên và nợ quá 30 ngày sẽ bị cưỡng chế, có thể bị kiện tụng.

Trả chậm FE Credit 1 ngày, 2 ngày có sao không?

Khi trả chậm FE Credit 1 ngày, 2 ngày thì sẽ phát sinh phí phạt trả chậm FE Credit. Trong trường hợp này, bạn cần phải đóng phí phạt và trả nợ đầy đủ để tránh phát sinh nợ xấu.

Kết luận

Trên đây là một số kinh nghiệm của BANKTOP để giúp bạn tránh phát sinh phí phạt trễ hạn FE Credit. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có những kinh nghiệm trong việc vay tiền FE Credit và trả nợ sao cho đúng hạn.

Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP

4/5 - (62 bình chọn)
Disclaimer:
  • Trên website này, chúng tôi chỉ đưa ra các gợi ý về các ứng dụng vay online đi kèm đó là các thông tin về thời hạn vay từ 91 – 180 ngàylãi suất tối đa hằng năm (APR) 20% kèm theo ví dụ minh họa về tổng chi phí của khoản vay, bao gồm tất cả khoản phí hiện hành. Các trang Web này có thể được trả tiền thông qua các nhà quảng cáo bên thứ ba. Tuy nhiên, kết quả xếp hạng của chúng tôi luôn dựa trên những phân tích khách quan.
  • Bên cạnh đó, hiện nay Cảnh sát TP. HCM đã khởi tố nhiều công ty cho vay tín dụng tiêu dùng trái quy định trên nền tảng online,để tránh rơi vào bẫy tín dụng đen.
Ví dụ khoản vay:
  • Nếu bạn vay 10.000.000 đồng và chọn trả góp trong 6 tháng (180 ngày), số tiền hàng tháng bạn cần trả sẽ là 1.833.333,3 đồng, trong đó lãi vay hàng tháng là 166.666,7 đồng (APR = 20%).
  • Tổng số tiền bạn sẽ phải trả là 11.000.000 đồng. Phí và lãi suất vay có thể thay đổi tùy vào thời điểm khách hàng đăng ký tư vấn khoản vay và điểm tín dụng của khách hàng.

Bài viết liên quan

Công Thức Tính Phí Trả Nợ Trước Hạn Các Ngân Hàng 2024

Khi vay vốn ngân hàng, khách hàng có thể tất toán khoản vay...

10+ Ngân Hàng Chuyển Tiền Không Mất Phí Tốt Nhất 2024

Chuyển tiền không mất phí là một trong những tiêu chí hàng đầu...

Biểu Phí Chuyển Tiền Ngân Hàng MB Bank Mới Nhất 2024

Bạn đang muốn mở thẻ tại ngân hàng Quân đội. Bạn đang thắc...

Biểu Phí MBBank 2024: Phí Thường Niên, Phí Chuyển Tiền …

MBBank là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam với số...

Cách Tính Phí Phạt Trễ Hạn FE Credit, Trả Chậm 1, 2 Ngày

Trong bài viết tra cứu hợp đồng FE Credit, chúng ta đã nhắc...

Phí Đổi Tiền Mới Tại Ngân Hàng Vietcombank Cập Nhật 2024

Lì xì trong ngày Tết đã trở thành một truyền thống không thể...

/** * Use the following code in your theme template files to display breadcrumbs: */
Theo dõi
Thông báo khi
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments