Nên Mở Thẻ Tín Dụng Ngân Hàng Nào Tốt, Ưu Đãi Nhất 2024

Thẻ tín dụng ở thời điểm hiện tại đã trở thành một loại thẻ thanh toán vô cùng phổ biến, đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu, thanh toán của khách hàng. Vậy thẻ tín dụng là gì? Chức năng của thẻ tín dụng là gì? Nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt và nhiều ưu đãi nhất?

Tất cả sẽ được BANKTOP giải đáp trong bài viết này.

Xem thêm:

Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng (Credit Card) là một loại thẻ ngân hàng cấp cho khách hàng, được dùng để thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ. Nói cách khác, khách hàng được mượn một số tiền của ngân hàng theo hạn mức cho phép để chi tiêu, mua sắm và trả lại đầy đủ cho Ngân hàng vào cuối kỳ.

Thẻ tín dụng hiện đang rất phổ biến trong thanh toán
Thẻ tín dụng hiện đang rất phổ biến trong thanh toán

Mỗi thẻ tín dụng đều có một hạn mức nhất định. Đây là số tiền mà bạn có thể chi tiêu, thanh toán, đồng thời ngân hàng cũng sẽ quy định hạn thanh toán cho mỗi lần vay, bạn sẽ phải hoàn số tiền đã chi tiêu theo thỏa thuận của ngân hàng. Hạn mức tín dụng này phụ thuộc và khả năng tài chính của người đăng ký mở thẻ (thu nhập hàng tháng và các tài sản có thể thế chấp).

Bên cạnh đó, thẻ tín dụng còn có chức năng năng thanh toán quốc tế và có thể được gắn tên thương hiệu của Visa, MasterCard, American Express hay UnionPay…

Cấu tạo của thẻ tín dụng

Về cấu tạo, thẻ tín dụng được làm bằng nhựa polymer, thường có hình chữ nhật ngang và kích thước chuẩn, màu sắc và thiết kế riêng tùy thuộc vào ngân hàng phát hành. Trên thẻ tín dụng có đầy đủ các thông tin bao gồm.

Mặt trước thẻ:

  • Biểu tượng tổ chức quốc tế phát hành thẻ.
  • Tên và logo: Của ngân hàng phát hành thẻ.
  • Số thẻ, tên: Của chủ thẻ được in nổi.
  • Thời gian hiệu lực của thẻ.
  • Ký tự an ninh.

Mặt sau thẻ:

  • Dải băng từ: Chứa các thông tin đã được mã hoá theo một tiêu chuẩn thống nhất như: Số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn khác.
  • Ô chữ ký dành cho chủ thẻ,
  • Mã bảo mật thẻ (CVV)
Mặt trước của thẻ tín dụng
Mặt trước của thẻ tín dụng

Hạn mức thẻ tín dụng là gì?

Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà Ngân hàng cấp cho thẻ tín dụng của khách hàng. Có nghĩa là trong kỳ sao kê, khách hàng được quyền sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu, mua sắm nhưng không được vượt quá hạn mức tín dụng được cấp.

Ví dụ: Khách hàng được cấp thẻ tín dụng hạn mức 30.000.000 VNĐ, thì trong kỳ sao kê, khách hàng được sử dụng thẻ đó để chi tiêu nhưng không được vượt quá 30.000.000 VND

Phân loại thẻ tín dụng

Dựa trên phạm vi sử dụng

Thẻ tín dụng thường được chia làm 2 loại:

  • Thẻ tín dụng nội địa: được sử dụng để thanh toán cho các hoạt động chi tiêu, mua sắm trong nước.
  • Thẻ tín dụng quốc tế: tương tự như thẻ tín dụng nội địa nhưng được kích hoạt chức năng thanh toán quốc tế.

Phân loại thẻ theo cấp độ thẻ

Ngoài ra thẻ tín dụng còn được phân chia thành thẻ chính và thẻ phụ:

  • Thẻ tín dụng chính: Với thẻ này, bạn cần phải chứng minh thu nhập và mang tên chủ thẻ khi muốn mở thẻ tín dụng. Cho phép người dùng “mượn” tiền từ ngân hàng với hạn mức tín dụng đã được cấp để thực hiện các thanh toán.
  • Thẻ tín dụng phụ: Thẻ phụ này được phát hành sau khi bạn đã mở thẻ tín dụng chính. Mục đích là mở rộng số lượng người được sử dụng hạn mức tín dụng, thay vì chỉ có bạn sử dụng thì sẽ có thêm người thân của bạn được dùng. Người được đăng ký sử dụng thẻ phụ không cần phải chứng minh tài chứng. Tuy nhiên, thẻ phụ sẽ chịu chi phối bởi thẻ tín dụng chính.

Dựa trên nhu cầu của khách hàng

  • Thẻ tín dụng tích điểm: Loại thẻ tích điểm cho người dùng sau mỗi lượt thanh toán bằng thẻ tín dụng. Các điểm này thường được quy đổi thành quà tặng, ưu đãi và chương trình khuyến mãi.
  • Thẻ tín dụng hoàn tiền: Loại thẻ cho phép bạn hoàn một số tiền nhất định cho mọi giao dịch.
  • Thẻ tín dụng chuyên rút tiền mặt: Cho phép người dùng rút tiền từ thẻ tín dụng nhiều lần và không tính phí.
  • Thẻ tích dặm: Thường được sử dụng với khách hàng hay đi máy bay và thanh toán thẻ tín dụng. Sau mỗi lần thanh toán tích dặm, chủ thẻ có thể sử dụng số dặm bay này để đổi các dịch vụ của Vietnam Airlines và những ưu đãi như dịch vụ phòng chờ hay trả góp vé máy bay với lãi suất 0%.

Phân loại theo chủ thể sử dụng

  • Thẻ tín dụng cá nhân: Người đăng ký là bất cứ cá nhân nào có thể đáp ứng yêu cầu mở thẻ.
  • Thẻ tín dụng doanh nghiệp: Đây là thẻ dành riêng cho khách hàng là doanh nghiệp. Hạn mức lớn hơn thẻ dành cho cá nhân và điều kiện mở thẻ cũng khắt khe hơn.

Chức năng của thẻ tín dụng

Tại sao thẻ tín dụng ngày càng phổ biến và được nhiều khách hàng sử dụng để chi tiêu. Đó là vì những chức năng hữu ích mà nó mang lại.

Thanh toán chậm

Với thẻ tín dụng, bạn dễ dàng thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, chi trả cho các hoạt động đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, mua hàng online … Chỉ với thao tác đơn giản là quẹt thẻ, bạn đã hoàn tất quá trình thanh toán. Trong thời gian 45 ngày, nếu hoàn trả đầy đủ số tiền đã sử dụng sẽ không bị phát sinh lãi suất.

Mua hàng trả góp lãi suất 0%

Hiện nay, đa số các Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng đều có chức năng mua hàng trả góp dành cho thẻ tín dụng. Với ưu đãi trả góp lãi suất 0%, khách hàng có thể yên tâm mua và sở hữu những món hàng mình yêu thích và cần thiết.

Quy trình mua hàng trả góp lãi suất 0% qua thẻ tín dụng đơn giản:

  • Bước 1: Sau khi lựa chọn sản phẩm muốn mua bạn tiến hành thanh toán bình thường bằng thẻ tín dụng
  • Bước 2: Liên hệ ngân hàng phát hành thẻ chuyển khoản thanh toán sang trả góp kỳ hạn tối đa 6 tháng

Rút tiền mặt

Đa số thẻ tín dụng đều có chức năng rút tiền mặt tại trụ ATM, tuy nhiên, phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khá cao. Ngoài cách rút tiền mặt tại ATM, bạn cũng có thể ra ngân hàng để thực hiện rút tiền mặt. Biểu phí rút tiền bạn có thể tham khảo trước khi chính thức đăng ký phát hành thẻ tín dụng.

Vì thế, khách hàng nên cân nhắc kỹ khi quyết định sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt.

Đánh giá ưu điểm và hạn chế khi sử dụng thẻ tín dụng

Mặc dù rất phổ biến, nhưng không phải là thẻ tín dụng không có những nhược điểm của nó. Vậy ưu và nhược điểm của thẻ tín dụng là gì?

Ưu điểm

  • Giải quyết tài chính trong thời gian ngắn: nếu bạn đang cần gấp một khoản tiền nhưng không thể vay mượn ở đâu thì thẻ tín dụng là một cứu cánh của bạn.
  • Tiện lợi khi mua sắm tiêu dùng: như trong phần chức năng đã nói ở trên, thẻ tín dụng là công cụ tuyệt vời khi thanh toán mua sắm, chi tiêu.
  • Thẻ tín dụng có nhiều ưu đãi: nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. Các ngân hàng thường áp dụng nhiều chính sách ưu đãi dành cho chủ thẻ như hoàn tiền khi sử dụng, tặng quà, vocher. Nổi bật là việc liên kết giữa ngân hàng và các cơ sở mua sắm cho ra mắt các chương trình khuyến mãi cho khách hàng.
  • Dễ dàng quản lý chi tiêu: mỗi kỳ sao kê khách hàng sẽ nhận được thông báo về các hoạt động chi tiêu đã sử dụng trong kỳ. Vì thế có thể dễ dàng quản lý chi tiêu một cách hợp lý và có kế hoạch sử dụng trong tương lai.
  • An toàn: việc sử dụng thẻ tín dụng thay vì sử dụng tiền mặt sẽ giảm thiểu các nguy cơ bị cướp giật khi ra đường.

Nhược điểm

  • Dễ mắc nợ: hạn mức thẻ có sẵn, nếu bạn không quản lý chi tiêu một cách hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng mắc nợ ngân hàng vì các hoạt động mua sắm không cần thiết.
  • Phí rút tiền mặt cao: đây là một nhược điểm khá lớn của thẻ tín dụng khi khách hàng rút tiền mặt.
  • Rủi ro khi sử dụng: trong quá trình sử dụng thẻ nếu chẳng may đánh rơi thẻ hay bị lộ thông tin thẻ sẽ dẫn tới những rủi ro phát sinh nếu không kịp thời báo khóa thẻ khẩn cấp.
  • Lãi suất quá hạn: sau một khoảng thời gian (phụ thuộc từng ngân hàng) nếu không hoàn trả số tiền vượt chi tiêu thì bạn sẽ bị tính lãi suất.

Có nên mở thẻ tín dụng không?

Đã nắm rõ được những ưu điểm cũng như hạn chế của thẻ tín dụng, vậy câu hỏi đặt ra là có nên mở thẻ tín dụng không? Thật sự thì nếu bạn có một kế hoạch chi tiêu hợp lý, rõ ràng và nguyên tắc thì việc sử dụng thẻ tín dụng là điều rất tốt.

Ngược lại, nếu bạn không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, mua sắm hoang phí thì thẻ tín dụng lại là một con dao 2 lưỡi.

Cần có kế hoạch sử dụng thẻ tín dụng hợp lý
Cần có kế hoạch sử dụng thẻ tín dụng hợp lý

Điều kiện cơ bản để làm thẻ tín dụng

Để có thể mở thẻ tín dụng khách hàng cần đáp ứng một số điều kiện dưới đây:

  • Là công dân Việt Nam từ 1860 tuổi
  • Đang sinh sống và làm việc tại các tỉnh/thành phố có chi nhánh ngân hàng mở thẻ.
  • Có thu nhập ổn định từ lương tối thiểu 10.000.000 VND/tháng hoặc có tài sản bảo đảm như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi,…
  • Có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu, nợ chú ý tại ngân hàng, công ty tài chính.

Thủ tục hồ sơ mở thẻ tín dụng ngân hàng

Một bộ hồ sơ mở thẻ tín dụng ngân hàng đầy đủ bao gồm:

  • Giấy tờ thông tin cá nhân: CMND/CCCD/Passport
  • Hộ khẩu/sổ tạm trú KT3
  • Hồ sơ chứng minh thu nhập: Sao kê lương, phiếu lương,….
  • Giấy tờ chứng minh công việc: Hợp đồng lao động/ Quyết định nâng lượng, bổ nhiệm,…
  • Hồ sơ chứng minh chủ sở hữu đối với tài sản thế chấp trong trường hợp mở thẻ dựa trên tài sản đảm bảo
  • Giấy đề nghị mở thẻ tín dụng được ngân hàng cấp

Cách sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán

Khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán online bạn cần cung cấp các thông tin sau:

  • Bước 1: Điền Họ & Tên chủ thẻ
  • Bước 2: Điền mã số thẻ ở mặt trước
  • Bước 3: Điền Ngày hết hạn thẻ
  • Bước 4: Điền mã CVV ( mã bí mật đằng sau thẻ )
  • Bước 5: Điền thêm thông tin địa chỉ nếu được yêu cầu
  • Bước 6: Bấm thanh toán để hoàn tất giao dịch

Với các giao dịch quẹt thẻ thì bạn chỉ cần đưa quẹt thẻ vào máy pos và bấm mã Pin để hoàn tất.

Các tiêu chí khi lựa chọn ngân hàng mở thẻ tín dụng

Việc lựa chọn ngân hàng nào để mở thẻ tín dụng cũng là câu hỏi được rất nhiều khách hàng thắc mắc khi có nhu cầu mở thẻ. Mỗi ngân hàng đều có các chính sách riêng, chương trình khuyến mãi khác nhau nhằm thu hút khách hàng. Để trả lời câu hỏi nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt nhất, khách hàng nên lưu ý một số tiêu chí dưới đây.

Uy tín và thương hiệu

Nên lựa chọn ngân hàng có danh tiếng, uy tín, bề dày lịch sử và ít biến động, mạng lưới hệ thống rộng rãi, nhiều loại hình dịch vụ. Không nên chọn những ngân hàng nhỏ lẻ, dịch vụ yếu kém, nhiều biến động xấu vì nó mang đến những rủi ro lớn.

Hạn mức thẻ tín dụng và lãi suất

Ngân hàng có hạn mức tín dụng cao có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm và chi tiêu của khách hàng, đồng thời mức chi phí lãi suất thấp để hạn chế khả năng chi trả tiền lãi cao do thanh toán chậm trễ.

Phí thường niên

Phí thường niên thẻ tín dụng là chi phí hàng năm mà chủ thẻ phải nộp cho ngân hàng để duy trì thẻ. Chi phí này dao động khác nhau tùy vào ngân hàng, bạn có thể chọn ngân hàng có phí thường niên hợp lý và dễ chấp nhận nếu dịch vụ của ngân hàng này tốt. Tuy thuộc vào nhu cầu, hạn mức và ưu đãi mà mức phí thường niên sẽ thay đổi.

Khuyến mãi, ưu đãi

Tất cả các loại thẻ tín dụng đều có nhiều ưu đãi mua sắm cho chủ thẻ như giảm giá hàng hóa, nhận voucher khuyến mãi, chương trình tri ân, nhận quà tặng thường xuyên. Và nhiều chương trình tích điểm khi sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn, spa, các trung tâm thương mại và dịch vụ du lịch, thậm chí một số thẻ còn có đặc quyền hàng không tích lũy dặm bay, bảo hiểm du lịch, nhận hoàn tiền.

Vì vậy khi mở thẻ cần lựa chọn ngân hàng có nhiều chương trình ưu đãi.

Tính bảo mật

Ngân hàng có hệ thống bảo mật tốt đồng nghĩa với việc tiền của bạn cũng được “an toàn”, giúp bạn an tâm sử dụng thẻ rộng rãi khi mua sắm trực tuyến trong hoặc ngoài nước. Vì vậy cần lựa chọn ngân hàng áp dụng công nghệ bảo mật tốt nhất để mở thẻ tín dụng.

Top 10 ngân hàng làm thẻ tín dụng tốt nhất năm 2023

Ngân hàng VPBank

VPBank cung cấp gói mở thẻ tín dụng với nhiều ưu điểm nổi bật như tận hưởng thế giới ưu đãi bất tận với chương trình VPBank Card Privileges với gần 700 đối tác chiến lược của VPBank (giảm giá từ 10% đến 55% các sản phẩm và dịch vụ).

Với mức thu nhập từ 5.000.000 đến 7.500.000 triệu đồng, bạn có thể làm thẻ tín dụng có hạn mức tín dụng lên đến 500 triệu đồng và phí thường niên từ 274.000 – 400.000 đồng.

  • Thẻ tín dụng VPBank Mastercard Mc2 Credit
  • Thẻ tín dụng VPBank Lady

Ngoài ra còn có thẻ tín dụng hạn mức tín dụng lên đến 1 tỷ, phí thường niên từ 660.000 – 880.000 đồng/năm là:

  • Thẻ tín dụng Mastercard Platinum
  • Thẻ Đồng thương hiệu Vietnam Airlines – VPBank Platinum Master Card

Ngân hàng Techcombank

Techcombank hỗ trợ mở thẻ chỉ với mức thu nhập từ 6.000.000 VND, hạn mức tối đa 1 tỷ và phí thường niên 300.000 – 550.000 nghìn đồng/năm.

  • Thẻ tín dụng quốc tế Techcombank Visa
  • Thẻ tín dụng quốc tế Vietnam Airlines Techcombank VISA
  • Thẻ tín dụng quốc tế Techcombank Visa Gold
  • Thẻ tín dụng Vietnam Airlines Techcombank Visa Vàng

Ngoài ra còn có loại thẻ hạn mức lên đến 1 tỷ mà phí thường niên từ 950.000 nghìn đồng/năm.

  • Thẻ tín dụng quốc tế Techcombank Visa Platinum
  • Thẻ tín dụng quốc tế Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum
  • Thẻ tín dụng quốc tế đồng thương hiệu Mercedes-Benz Techcombank Visa Platinum

Ngân hàng Vietcombank

Ngân hàng Vietcombank được khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm thẻ tín dụng. Thẻ Vietcombank Vietnam Airlines Platinum American Express có hạn mức tín dụng lên đến 1 tỷ đồng. Tấm thẻ này tập trung vào những ưu đãi và quyền lợi về hàng không, bảo hiểm, du lịch, giải trí.

Ngoài ra có một số thẻ như Thẻ tín dụng quốc tế đồng thương hiệu Vietcombank Diamond Plaza Visa, Thẻ tín dụng Vietcombank Vietnam Airlines American Express®, thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank Unionpay có hạn mức lên đến 500 triệu và mức phí thường niên khoảng 400 nghìn đồng.

Ưu điểm:

  • Miễn lãi lên đến 45 ngày
  • Liên kết đầy đủ các ví điện tử lớn
  • Trả góp 0% với các đối tác liên kết Vietcombank
  • Bảo mật với 3D Secure
  • Hỗ trợ chuyên nghiệp 24/7

Thông tin một số loại thẻ tín dụng Vietcombank:

Loại thẻ Phí thường niên Lãi suất Rút tiền mặt ATM
Thẻ Vietcombank Visa/ Mastercard/ JCB Hạng vàng

  • Thẻ chính 200.000 VNĐ/năm
  • Thẻ phụ 100.000 VNĐ/năm

Hạng chuẩn

  • Thẻ chính 100.000 VNĐ/năm
  • Thẻ phụ 50.000 VNĐ/năm
  • Hạng chuẩn 18%/năm
  • Hạng vàng 17%/năm
3,64% số tiền giao dịch(tối thiểu 45.454 VNĐ/giao dịch)
Thẻ Vietcombank American Express Hạng vàng

  • Thẻ chính 400.000 VNĐ/năm
  • Thẻ phụ 200.000 VNĐ/năm

Hạng xanh

  • Thẻ chính 200.000 VNĐ/năm
  • Thẻ phụ 100.000 VNĐ/năm
  • Hạng chuẩn 18%/năm
  • Hạng vàng 17%/năm
3,64% số tiền giao dịch(tối thiểu 45.454 VNĐ/giao dịch)

Ngân hàng VIB

Thẻ tín dụng VIB luôn triển khai các chương trình ưu đãi cho khách hàng đến từ các đối tác mua sắm, ăn uống, du lịch, spa … Với mức thu nhập 10 triệu đồng trở nên bạn đã có thể sở hữu ngay 1 thẻ tín dụng hạn mức tín dụng 200 triệu đồng mà phí thường niên 250.000 – 400.000 đồng/năm như:

  • Thẻ tín dụng quốc tế VIB Chip MasterCard chuẩn
  • Thẻ tín dụng quốc tế VIB Chip MasterCard vàng

Ưu điểm:

  • Sở hữu thẻ tín dụng chỉ trong 30 phút
  • Mở thẻ tín dụng Online không cần gặp mặt
  • Mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập
  • Hoàn 100% phí thường niên khi mở thẻ
  • Miễn phí lãi suất 45 ngày
  • Hoàn tiền lên đến 6% khi chi tiêu trực tuyến
  • Trả góp 0% tại các trung tâm mua sắm lớn
  • Và nhiều gói ưu đãi cực khủng khác dành cho khách hàng sử dụng Grab lên đến 45 triệu
  • Tặng gói bảo hiểm 105 triệu
  • Cơ hội tham gia quay số trúng Mercedes Benz & quà công nghệ

Ngân hàng BIDV

Mức thu nhập từ 4.000.000 đến 7.000.000 đồng, hạn mức lên đến 200 triệu, mức phí thường niên là 200.000 – 400.000 đồng bạn có thể làm:

  • Thẻ tín dụng quốc tế BIDV Visa Classic
  • Thẻ đồng thương hiêu BIDV Visa Manchester United

Ngoài ra còn có loại thẻ hạn mức lên đến 1 tỷ mà phí thường niên 300.000 -1.000.000 đồng/năm.

  • Thẻ tín dụng quốc tế BIDV Visa Gold
  • Thẻ tín dụng quốc tế BIDV Mastercard Platinum
  • Thẻ tín dụng quốc tế BIDV Visa Platinum

Ưu điểm:

  • Miễn lãi 45 ngày
  • Thanh toán ở bất cứ đâu chấp nhận thẻ tín dụng
  • Công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV bảo mật tối ưu
  • Quản lý tài chính chủ động và linh hoạt với Dịch vụ trích nợ tự động/ Thanh toán dư nợ qua Smart Banking và sao kê điện tử.
  • Lãi suất giao động 9.99% – 18%
  • Phí thường niên hàng năm 200.000 VNĐ

Ngân hàng Citibank

Citibank là một trong những ngân hàng quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam có các chính sách khuyến mãi cực kỳ lớn dành cho khách hàng mở thẻ tín dụng lên đến 50% và hạn mức tín dụng cao nhất đến 900 triệu …

  • Mức thu nhập từ 10-15 triệu bạn có thể làm thẻ tín dụng Citi Rewards, Citi Cash Back, Citi®ACE Life®, với mức phí thường niên từ 800.000 đến 1,2 triệu.
  • Mức thu nhập 20 triệu trở lên bạn có thể làm thẻ Citi PremierMiles với mức phí thường niên 1,5 triệu

Bên cạnh đó, Citibank có chương trình hỗ trợ vay tín chấp tiêu dùng qua thẻ đến 10 lần lương hoặc tối đa 600.000.000 vnđ.

Ngân hàng HSBC

Với mức thu nhập từ 12-18 triệu đồng bạn đã có thể mở được thẻ tín dụng HSBC hạn mức tín dụng lên đến 1 tỷ và phí thường niên chỉ từ 600-1,2 triệu đồng/năm.Thẻ tín dụng HSBC Premier World MasterCard®

  • Thẻ tín dụng HSBC Visa Vàng
  • Thẻ tín dụng HSBC Visa Bạch Kim…

Ngân hàng Sacombank

Chỉ với thu nhập từ 3.000.000 đến 5.000.000 bạn có thể làm thẻ tín dụng nội địa với Hạn mức tín dụng lên đến 200 triệu mà phí thường niên chỉ từ 200-299.000 đồng

  • Sacombank Family
  • Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank MasterCard
  • Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa
  • Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank JCB Car Card.

Bên cạnh đó, sản phẩm thẻ tín dụng Sacombank Visa Platinum với hạn mức lên đến 1 tỷ và mức phí thường niên khoảng 999.000 vnđ/năm.

Ngân hàng Vietinbank

Vietinbank cung cấp nhiều loại thẻ tín dụng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, với thu nhập chỉ từ 2.5 triệu đồng/tháng là bạn có thể mở thẻ tín dụng tại Vietinbank. Một số loại thẻ tín dụng phổ biến của Vietinbank là:

  • Thẻ tín dụng quốc tế Premium Banking
  • Thẻ tín dụng quốc tế Visa Signature
  • Thẻ tín dụng quốc tế VietinBank Cremium Visa
  • Thẻ tín dụng quốc tế VietinBank JCB
  • Thẻ tín dụng quốc tế VietinBank MasterCard
  • Thẻ tín dụng quốc tế Vietinbank Mastercard Platinum Cashback
  • Thẻ tín dụng quốc tế VietinBank Visa Platinum

Ngân hàng Tiên Phong

TPBank là ngân hàng trẻ năng động và đầy tiềm năng, hiện nay, TPBank đang cung cấp khá nhiều loại thẻ tín dụng với những ưu đãi tuyệt vời về trải nghiệm golf, hoàn tiền 0.5% cho các giao dịch, hoàn 10% cho chi tiêu ở lĩnh vực Giáo dục, Y tế,…
Một số thẻ tín dụng tiêu biểu của TPBank bao gồm:

  • Thẻ tín dụng quốc tế TPBank World MasterCard Golf Privé
  • Thẻ tín dụng quốc tế TPBank World MasterCard Club Privé
  • Thẻ tín dụng quốc tế TPBank VISA Platinum
  • Thẻ tín dụng quốc tế TPBank VISA Gold
  • Thẻ tín dụng quốc tế TPBank VISA Classic
  • Thẻ tín dụng quốc tế TPBank VISA FreeGo
  • Thẻ tín dụng quốc tế TPBank VISA Signature

Biểu phí mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng

Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây.

Loại thẻ Các loại phổ biến Phí phát hành Phí thường niên
Thẻ tín dụng BIDV Thẻ BIDV Mastercard Vietravel Standard Miễn phí
  • 300.000VNĐ (thẻ chính)
  • 350.000VNĐ (thẻ phụ)
Thẻ BIDV Visa Flexi Miễn phí
  • 200.000VNĐ (thẻ chính)
  • 100.000VNĐ (thẻ phụ)
Thẻ tín dụng Vietcombank Thẻ Vietcombank Visa, Mastercard, JCB, UnionPay Miễn phí
  • Hạng vàng: 200.000 VNĐ (thẻ chính)
  • Hạng chuẩn: 100.000 VNĐ (thẻ chính)
Thẻ Vietcombank American Express Miễn phí
  • Hạng vàng: 400.000 VNĐ (thẻ chính)
  • Hạng xanh: 200.000 VNĐ (thẻ chính)
Thẻ tín dụng Timo Thẻ tín dụng Timo Visa Miễn phí Miễn phí
Thẻ tín dụng VIB Thẻ VIB Online Plus 2in1 Miễn phí
  • 599.000 VNĐ (thẻ chính)
  • 299.000 VNĐ (thẻ phụ)
Thẻ VIB Online Plus 2in1 Miễn phí
  • 499.000 VNĐ (thẻ chính)
  • 299.000 VNĐ (thẻ phụ)
Thẻ tín dụng Sacombank Thẻ Sacombank Visa/Mastercard/JBC Miễn phí
  • Hạng Chuẩn: 299.000 VNĐ
  • Hạng Vàng: 399.000 VNĐ
Thẻ tín dụng Techcombank Thẻ Techcombank Visa Classic Miễn phí 300.000 VND/thẻ

Một số lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng

Việc sử dụng thẻ tín dụng có khá nhiều rủi ro trong trường hợp bị mất, đánh rơi … vì thế trong quá trình sử dụng khách hàng cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Ký chữ ký vào mặt sau của thẻ: Việc ký vào mặt sau thẻ giúp bạn hạn chế rủi ro vì trong trường hợp thẻ bị đánh rơi và kẻ xấu dùng thẻ của bạn để thanh toán thì khi kiểm tra tên và chữ ký không khớp thì sẽ không thể thanh toán được.
  • Lưu ý về kỳ hạn thanh toán, lãi suất trả chậm thẻ tín dụng: nếu không để ý kĩ những mốc thời gian thanh toán và lãi suất thì rất dễ phát sinh phí phạt trả chậm, ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bạn.
  • Lưu giữ các hóa đơn thanh toán, kiểm tra sao kê mỗi tháng: việc này giúp bạn quản lý chi tiêu, kiểm tra lại các giao dịch có chính xác hay không.
  • Tuyệt đối không cung cấp số thẻ tín dụng cho người khác: Khi cung cấp số thẻ tín dụng cho người khác, bạn sẽ có nguy cơ bị đánh cắp thông tin và thực hiện giao dịch bất chính
  • Không nên mở quá nhiều thẻ tín dụng: Sở hữu quá nhiều thẻ tín dụng bạn sẽ không kiểm soát được việc chi tiêu, có thể dẫn tới mất cân đối tài chính, từ đó không hoàn trả đúng hạn tổng dư nợ cho ngân hàng, khiến số tiền đã sử dụng bị tính lãi, bị ngân hàng áp dụng lãi suất quá hạn.

Một số câu hỏi thường gặp

Bị mất thẻ tín dụng phải làm gì?

Việc đầu tiên khi bị mất thẻ tín dụng là khóa thẻ tín dụng bằng cách sử dụng app (nếu có) hoặc liên hệ tổng đài ngân hàng để yêu cầu khóa thẻ khẩn cấp. Sau đó nhanh chóng đến ngân hàng làm thủ tục cấp lại thẻ mới và hủy thẻ cũ.

Mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập được không?

Bên cạnh việc mở thẻ dựa vào bảng lương, có khá nhiều cách mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập như mở thẻ theo thẻ, bằng tài sản thế chấp, mở thẻ phụ dựa trên thẻ chính ….

Thanh toán chậm thẻ tín dụng thì điều gì xảy ra?

Trong trường hợp thanh toán chậm thẻ tín dụng sẽ bị tính phí phạt, đồng thời cũng phải chịu lãi suất theo số tiền đã chi tiêu và ảnh hưởng không tốt đến lịch sử tín dụng CIC.

Ngân hàng nào miễn phí thường niên cho thẻ tín dụng?

Một số loại thẻ tín dụng miễn phí thường niên hoàn toàn như:

  • Thẻ Citibank Premier World MasterCard/Citibank PremierMiles Visa Signature
  • Thẻ HSBC Premier MasterCard
  • Thẻ tín dụng Vietcapital Bank (hạng chuẩn và Platinum)
  • Thẻ ACB Express (chuẩn)

Dùng thẻ tín dụng có thể giao dịch hay rút tiền ngoại tệ được không?

  • Trong lãnh thổ Việt Nam, tất cả mọi giao dịch thanh toán và rút tiền mặt đều là VNĐ.
  • Khi khách hàng đi nước ngoài, bạn đang ở nước nào thì sẽ giao dịch bằng đồng tiền của nước đó.

Có thể mở cùng lúc 2 thẻ tín dụng không?

Bạn hoàn toàn được mở cùng lúc 2 thẻ tín dụng cùng 1 ngân hàng với những hạng thẻ khác nhau hoặc mở thêm thẻ phụ.

Lãi suất thẻ tín dụng là gì?

Lãi suất thẻ tín dụng cũng tương tự như lãi tiền vay ngân hàng. Mỗi ngân hàng có một lãi suất thẻ tín dụng khác nhau và lãi suất sẽ được tính nếu khi tới hạn quy định mà chủ thẻ vẫn chưa thanh toán tiền nợ cho ngân hàng.

Đa số hiện nay các ngân hàng áp dụng mức lãi suất tín dụng là 0% nếu người dùng thanh toán lại tiền nợ trong vòng 45 ngày.

Kết luận

Thẻ tín dụng đã quá quen thuộc trong thời đại thanh toán tự động nhưng việc quản lý các rủi ro cũng như chi tiêu có kế hoạch khi sử dụng thẻ tín dụng vẫn là vấn đề mà nhiều khách hàng chưa nắm rõ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có những thông tin đầy đủ nhất trước khi quyết định mở thẻ tín dụng.

Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP

5/5 - (1 bình chọn)
Disclaimer:
  • Trên website này, chúng tôi chỉ đưa ra các gợi ý về các ứng dụng vay online đi kèm đó là các thông tin về thời hạn vay từ 91 – 180 ngàylãi suất tối đa hằng năm (APR) 20% kèm theo ví dụ minh họa về tổng chi phí của khoản vay, bao gồm tất cả khoản phí hiện hành. Các trang Web này có thể được trả tiền thông qua các nhà quảng cáo bên thứ ba. Tuy nhiên, kết quả xếp hạng của chúng tôi luôn dựa trên những phân tích khách quan.
  • Bên cạnh đó, hiện nay Cảnh sát TP. HCM đã khởi tố nhiều công ty cho vay tín dụng tiêu dùng trái quy định trên nền tảng online,để tránh rơi vào bẫy tín dụng đen.
Ví dụ khoản vay:
  • Nếu bạn vay 10.000.000 đồng và chọn trả góp trong 6 tháng (180 ngày), số tiền hàng tháng bạn cần trả sẽ là 1.833.333,3 đồng, trong đó lãi vay hàng tháng là 166.666,7 đồng (APR = 20%).
  • Tổng số tiền bạn sẽ phải trả là 11.000.000 đồng. Phí và lãi suất vay có thể thay đổi tùy vào thời điểm khách hàng đăng ký tư vấn khoản vay và điểm tín dụng của khách hàng.

Bài viết liên quan

Cách Đổi Số Điện Thoại MB Bank Trên App, SMS Banking …

Khi mở tài khoản ngân hàng MB Bank, khách hàng bắt buộc sẽ...

Serial Thẻ MB Ở Đâu? Cách Xem Số Thẻ MBBank Trên App

Số thẻ MBBank là thông tin quan trọng được khách hàng dùng để...

Số Dư Tối Thiểu Vietcombank Trong Tài Khoản Và Thẻ ATM

Số dư tối thiểu Vietcombank là bao nhiêu để đảm bảo tài khoản...

Thẻ Đen ACB Là Gì? Mở Thẻ Đen ACB Cần Bao Nhiêu Tiền?

Ngân hàng ACB đang là một trong những ngân hàng được phát hành...

Thẻ Ghi Nợ Nội Địa MB Bank Là Gì? Cách Đăng Ký Mở Thẻ

Thẻ ghi nợ nội địa (Thẻ ATM) là một loại công cụ gần...

4+ Cách Tạo Thẻ Visa Ảo Online Đơn Giản Chỉ 10 Phút

Bên cạnh việc phát hành thẻ Visa vật lý, nhiều ngân hàng hiện...

/** * Use the following code in your theme template files to display breadcrumbs: */