Biên Lợi Nhuận Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính Profit Margin

Ngày nay, để các doanh nghiệp, công ty có thể đánh giá được một cách đúng đắn về hướng đi hiện tại của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng một đại lượng trong kinh tế học đó là biên lợi nhuận (hay profit margin, marginal profit – dịch theo nghĩa đen là tỷ lệ lợi nhuận).

Tuy nhiên rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm này. Vậy biên lợi nhuận là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Cách tính Biên lợi nhuận ra sao? Theo chân bài viết để có được những thông tin hữu ích nhất nhé.

Xem thêm:

Giải đáp câu hỏi: Biên lợi nhuận là gì?
Giải đáp câu hỏi: Biên lợi nhuận là gì?

Biên lợi nhuận (Profit Margin) là gì?

Biên lợi nhuận tiếng Anh là Profit Margin.

Profit margin, net margin, net profit margin or net profit ratio is a measure of profitability. It is calculated by finding the net profit as a percentage of the revenue – Theo Wikipedia

Biên lợi nhuận chính là con số tỉ lệ phần trăm biểu hiện cho tỉ lệ giữa lợi nhuận trên doanh thu, tức là lấy lợi nhuận ròng chia cho tổng doanh thu, rồi lấy con số tỷ lệ này nhân với 100 thì ra số tỷ lệ phần trăm.. Dựa vào chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá được mức lợi nhuận thu được dưới dạng phần trăm.

Biên lợi nhuận tiếng Anh là Profit Margin
Biên lợi nhuận tiếng Anh là Profit Margin

Để đánh giá Biên lợi nhuận, các Doanh nghiệp thường xem xét đến hai tỉ suất lợi nhuận sau:

  • Biên lợi nhuận gộp (Gross profit margin).
  • Biên lợi nhuận ròng (Net profit margin)

Đặc điểm của biên lợi nhuận (Profit Margin)

So với lợi nhuận trung bình và lợi nhuận ròng thì Biên lợi nhuận cho chúng ta biết được bao nhiêu tiền được tạo ra khi kết thúc quá trình sản xuất thêm một sản phẩm. Do đó, lợi nhuận biên ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất. Khi Doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào cơ cấu chi phí và quy mô nên Kinh tế tại thời điểm đó.

Biên lợi nhuận được áp dụng chủ yếu để so sánh nội bộ vì rất khó để sử dụng biên lợi nhuận khi so sánh lợi nhuận ròng của các thực thể khác nhau. Việc so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty khác nhau không mang lại quá nhiều ý nghĩa và quy trình hoạt động và tài chính của môi công ty, doanh nghiệp là khác nhau.

Biên lợi nhuận là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Sự khác biệt trong chiến lược cạnh tranh và kết hợp sản phẩm khiến biên lợi nhuận thay đổi giữa các công ty khác nhau.

Ý nghĩa của Profit Margin

Kết quả biên lợi nhuận bạn nhận được sẽ cho biết khả năng sinh lời của sản phẩm, vì biên độ càng lớn nghĩa là lợi nhuận mà sản phẩm này mang lại càng cao.

Biên lợi nhuận thấp còn có nghĩa là biên độ an toàn thấp, tức là lợi nhuận mà sản phẩm này mang lại không đủ đảm bảo, kéo theo một rủi ro là doanh số bán hàng sẽ theo xu hướng đó mà giảm theo, dẫn đến có thể lãi sẽ không đủ để bù lỗ.

Cũng có thể hiểu biên lợi nhuận là mức chênh lệch của giá bán so với tổng chi phí cho nó. Do đó tỷ lệ này thường chỉ dùng để so sánh trong nội bộ, vì chỉ doanh nghiệp đang bán ra sản phẩm mới biết được chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ của sản phẩm, hay nói cách khác là doanh thu của sản phẩm đó. 

Biên lợi nhuận nắm giữ ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp
Biên lợi nhuận nắm giữ ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp

Biên lợi nhuận sẽ khác nhau đối với những doanh nghiệp có quy mô, định hướng, chiến lược khác nhau, nên việc so sánh biên lợi nhuận giữa hai doanh nghiệp là khá khập khiễng và không giúp đưa ra một nhận xét hữu ích gì cả.

Ví dụ:

  • Nếu Nhà đầu tư kiếm được 10 USD doanh thu và mất 1 USD chi phí, sau khi anh ta trừ chi phí đi, anh ta sẽ còn lại số tiền là 9 USD. Tức là anh ta đã kiếm được 90% lợi nhuận từ khoản đầu tư chỉ 1 USD.
  • Nếu 1 nhà đầu tư kiếm được 10 USD và mất 5 USD chi phí đầu tư thì sau khi trừ anh ta sẽ lãi 50%. Nghĩa là anh ta đã kiếm được 50% từ khoản đầu tư với 5 USD ban đầu.
  • Nếu 1 nhà đầu tư kiếm được 10 USD và mất 9 USD chi phí đầu tư thì sau khi trừ anh ta sẽ lãi 10%. Nghĩa là anh ta đã kiếm được 1 USD từ khoản đầu tư với 9 USD ban đầu

Công thức tính Profit Margin đúng nhất

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

Biên lợi nhuận gộp thường áp dụng cho một sản phẩm cụ thể thay vì áp dụng cho cả một Doanh nghiệp. Từ con số này mà bộ phận điều hành của doanh nghiệp có thể thiết lập, điều chỉnh giá hay dùng làm để thương thảo với các nhà cung cấp nguyên vật liệu.

Người ta tính biên lợi nhuận gộp bằng công thức như biên lợi nhuận bình thường, chỉ là áp dụng với một dòng sản phẩm cụ thể:

  • Biên lợi nhuận gộp = Doanh thu (đã trừ thuế) – Chi phí nguyên vật liệu (đã trừ thuế)
  • Lợi nhuận gộp cận biên = (Lợi nhuận gộp / doanh thu hàng bán) x 100%
Nắm vững cách tính biên lợi nhuận để có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp
Nắm vững cách tính biên lợi nhuận để có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp

Ví dụ: Công ty A bán được tổng doanh số 16.000 USD và tổng chi phí là 12000 USD thì

  • Biên lợi nhuận gộp = 16000 – 12000 = 4000 USD.
  • Lợi nhuận gộp cận biên = (4000/16000) x 100 = 25%.

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)

So với biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng là con số mang khả năng bao quát hơn khi nó giúp xác định lợi nhuận hay khả năng sinh lãi của toàn bộ doanh nghiệp. Các số đo được đưa vào tính toán sẽ là doanh thu và chi phí sản xuất tổng thể của cả doanh nghiệp thay vì chỉ là một mặt hàng cụ thể.

Công thức tính biên lợi nhuận ròng như sau:

Hệ số biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Ví dụ: Tổng doanh thu của công ty B là 150.000 USD, chi phí 75.000 USD thì biên lợi nhuận ròng là 75.000 USD

Lợi nhuận ròng cận biên = (75.000/150.000) x 100 = 50%.

Biên lợi nhuận ròng càng cao thì tỷ lệ sinh lời càng cao, rủi ro càng thấp. Trái lại, biên lợi nhuận ròng càng thấp thì cho thấy doanh nghiệp đó càng cần phải xem xét lại chi phí nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, vận chuyển, phân phối,… và phải tìm cách tối ưu biên lợi nhuận để giảm rủi ro.

Trong một số trường hợp chúng ta thấy hệ số biên lợi nhuận ròng giảm, nguyên nhân của việc này là do mức tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu.

Biên lợi nhuận trước thuế

Biên lợi nhuận trước thuế (Pre-tax Profit Margin) cho biết doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu xu cho mỗi đồng bán ra trước khi khấu trừ thuế. Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận của doanh nghiệp mà chưa tính đến các phần thuế phải nộp và những khoản lãi doanh nghiệp cần phải trả.

Công thức tính như sau:

Biên lợi nhuận trước thuế = (Tổng doanh thu – Tổng chi phí) x 100%

Các nhà đầu tư sẽ dựa vào số liệu này để so sánh và lựa chọn đầu tư sao cho hợp lý.

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)

Biên lợi nhuận hoạt động là chỉ số dùng để so sánh khoản thu nhập trước lãi vay và thuế với doanh thu bán hàng. Dựa trên chỉ số này, doanh nghiệp có thể tự đưa ra nhận định về mức độ hiệu quả trong quản lý việc tạo ra doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Biên lợi nhuận hoạt động được tính bằng công thức sau:

Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT (Lợi nhuận trước thuế)/Doanh thu

Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì về biên lợi nhuận (Profit Margin)

Như đã nói ở phần đặc điểm, biên lợi nhuận chỉ đánh giá mức độ sinh lời khi hoàn thành một sản phẩm chứ không đánh giá được lợi nhuận chung của Doanh nghiệp. Vì thế, ngay khi đo lường được lợi nhuận của một sản phẩm sau khi sinh ra làm giảm đi lợi nhuận chung thì điều đó có nghĩa là sản phẩm này không còn đảm bảo được tính hiệu quả trong kinh doanh và nên ngừng sản xuất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của một sản phẩm có thể kể đến như:

  • Lao động
  • Chi phí vật tư hoặc nguyên liệu
  • Lãi vay phát sinh
  • Thuế

Kết luận

Với những thông tin đã chia sẻ trong bài viết này, mong rằng những ai đang quan tâm sẽ có cái nhìn bao quát nhất về biên lợi nhuận. Hãy nắm ngay những kiến thức cơ bản nhất để có thể trả lời chính xác các câu hỏi như: Biên lợi nhuận là gì? Biên lợi nhuận có ý nghĩa như thế nào?

Đặc biệt, với những thông số mang lại từ cách tính biên lợi nhuận, doanh nghiệp, công ty của các bạn có thể đưa ra những phương án phù hợp nhất để phát triển chúng.

Xem thêm:

Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP

5/5 - (1 bình chọn)
Disclaimer:
  • Trên website này, chúng tôi chỉ đưa ra các gợi ý về các ứng dụng vay online đi kèm đó là các thông tin về thời hạn vay từ 91 – 180 ngàylãi suất tối đa hằng năm (APR) 20% kèm theo ví dụ minh họa về tổng chi phí của khoản vay, bao gồm tất cả khoản phí hiện hành. Các trang Web này có thể được trả tiền thông qua các nhà quảng cáo bên thứ ba. Tuy nhiên, kết quả xếp hạng của chúng tôi luôn dựa trên những phân tích khách quan.
  • Bên cạnh đó, hiện nay Cảnh sát TP. HCM đã khởi tố nhiều công ty cho vay tín dụng tiêu dùng trái quy định trên nền tảng online,để tránh rơi vào bẫy tín dụng đen.
Ví dụ khoản vay:
  • Nếu bạn vay 10.000.000 đồng và chọn trả góp trong 6 tháng (180 ngày), số tiền hàng tháng bạn cần trả sẽ là 1.833.333,3 đồng, trong đó lãi vay hàng tháng là 166.666,7 đồng (APR = 20%).
  • Tổng số tiền bạn sẽ phải trả là 11.000.000 đồng. Phí và lãi suất vay có thể thay đổi tùy vào thời điểm khách hàng đăng ký tư vấn khoản vay và điểm tín dụng của khách hàng.

Bài viết liên quan

Bao Thanh Toán Là Gì? Rủi Ro Và Ví Dụ Bao Thanh Toán

Theo thống kê, tất cả các quốc gia có nền kinh tế phát...

Bank Teller là gì? Giao dịch viên Ngân hàng làm những gì?

Nếu bạn là người thường xuyên đến Ngân hàng để thực hiện giao...

Clickbait là gì? Vì sao nên thận trọng khi sử dụng Clickbait

Lượng traffic luôn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh online...

Thị trường tiền tệ là gì? Đặc điểm? Các công cụ lưu thông?

Thị trường tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng với các nhà...

Phần bù rủi ro là gì? Ví dụ và công thức tính phần bù rủi ro

Trong kinh doanh luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì thế việc...

CRS là gì? Một số hệ thống CRS được sử dụng trên Thế giới

CRS là từ khóa thường xuất hiện khi bạn bắt đầu tìm hiểu...

/** * Use the following code in your theme template files to display breadcrumbs: */
Theo dõi
Thông báo khi
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments