Lãi Gộp Là Gì? Ý Nghĩa, Công Thức Và Cách Tính Chính Xác

Đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh, chắc đã từng nghe qua cụm từ “ lãi gộp”. Chúng ta cũng thường xuyên bắt gặp cụm từ này trên các báo tài chính, ngân hàng. Vậy lãi gộp là gì? Ý nghĩa ra sao? Cách tính lãi gộp như thế nào?

Trong bài viết này, BANKTOP sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Xem thêm:

Lãi gộp (lợi nhuận gộp) là gì?

Lãi gộp hay còn gọi là lợi nhuận gộp là số tiền lãi thu được sau khi lấy doanh thu thực tế trừ đi chi phí kinh doanh, hoặc hiểu một cách khác là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí chính là lãi gộp.

  • Đối với các Doanh nghiệp nhập hàng về bán thì lãi gộp là chênh lệch giữa doanh thu thuần và số tiền bỏ ra để nhập hàng.
  • Đối với doanh nghiệp sản xuất, lãi gộp (hay còn gọi là lãi ròng) là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất hàng hóa.
Tăng trưởng lãi gộp
Doanh nghiệp có lợi nhuận cao khi lãi gộp cao

Ví dụ cụ thể để trả lời câu hỏi lãi gộp là gì: giả sử doanh nghiệp bạn kinh doanh quần áo. Sản xuất 100 chiếc Quần jean bán ra với đơn giá 100.000 VNĐ / chiếc, chi phí để sản xuất một chiếc quần là 60.000 VNĐ.

Từ đó ta có: Lãi gộp = 100*100.000 – 100*60.000 = 4.000.000 VNĐ

Đặc trưng của lợi nhuận gộp

Số liệu tính toán lợi nhuận gộp (Gross Profit) chỉ xem xét chi phí biến đổi, nghĩa là chi phí dao động theo mức sản lượng, chẳng hạn như:

  • Nguyên vật liệu
  • Lao động trực tiếp
  • Hoa hồng cho nhân viên bán hàng
  • Phí thẻ tín dụng khi mua hàng của khách hàng
  • Thiết bị
  • Phí vận chuyển

Công thức tính lãi gộp

Công thức tính lãi gộp là một cách tính đơn giản dựa trên định nghĩa:

Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng hóa

Nếu trong trường hợp doanh thu thuần thay cho Doanh thu thì ta có công thức áp dụng dưới đây:

Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = lợi nhuận gộp/doanh thu thuần.

Công thức tính lãi gộp đơn giản
Công thức tính lãi gộp đơn giản

Trong một số trường hợp, chúng ta sẽ đọc được ở sổ chi tiết bán hàng là Lãi gộp bằng doanh thu thuần trừ đi chi phí hàng hóa.

Còn trong kết quả hoạt động kinh doanh lại dùng cụm từ lợi nhuận gộp bằng doanh thu thuần trừ đi chi phí. Nhưng về bản chất thì lãi gộp và lợi nhuận gộp là một.

Ví dụ:

Doanh nghiệp A kinh doanh sản xuất mũ bảo hiểm. Trong Quý 1 năm 2021, Doanh nghiệp A sản xuất được 1000 chiếc mũ bảo hiểm, bán ra với chi phí là 150.000 VNĐ / chiếc, chi phí để sản xuất ra một chiếc mũ là 60.000 VNĐ / chiếc.

Từ đó, ta có thể tính lãi gộp của doanh nghiệp A trong quý 1 năm 2020 là: 60.000.000

1000 x 150.000 – 1000 x 60.000 = 90.000.000 VNĐ

Tỷ lệ lãi gộp là gì?

Định nghĩa

Tỷ lệ lãi gộp (hay tỷ lệ lợi nhuận gộp) trong thuật ngữ tiếng Anh là Gross Profit Margin. Đây là tỷ lệ tổng lợi nhuận hiển thị dưới dạng % doanh thu. Thông qua tỷ lệ lãi gộp, chúng ta có thể biết được số lợi nhuận mà Doanh nghiệp có được sau khi trừ chi phí hoặc so sánh tỷ lệ lãi gộp giữa các năm để biết rằng Doanh nghiệp có đang phát triển hiệu quả hay không ?

Công thức tính

Công thức tính tỷ lệ lãi gộp như sau:

Tỉ lệ lãi gộp (%) = Lãi gộp / Doanh thu

Ví dụ:

  • Trong năm 2018, Doanh nghiệp A có lãi gộp là 20 tỷ, doanh thu là 100 tỷ. Thì Tỷ lệ lãi gộp ( % ) = 20 / 100 = 20%.
  • Tương tự, trong năm 2019, Doanh nghiệp A có lãi gộp là 30 tỷ, doanh thu là 200 tỷ. Tỷ lệ lãi gộp ( %) = 300 / 200 = 15%

Qua đó chúng ta có thể rút ra được rằng so với năm 2018, năm 2019 Doanh nghiệp A tăng gấp đôi doanh thu nhưng tỉ lệ lợi nhuận lại giảm đi.

Nghĩa là hiệu quả kinh doanh đã giảm sút, điều đó có thuể xuất phát từ nhiều yếu tố như giá đầu vào vật tư, nguyên liệu tăng cao hoặc do chi phí marketing tăng lên. Từ đó rút ra được những cách khắc phục điều này.

So sánh lãi gộp (lợi nhuận gộp) và lãi ròng

Lãi gộp Lãi gộp là những gì còn lại sau khi trừ chi phí sản xuất hoặc dịch vụ của bên người bán đã cung cấp. Công thức tính lãi gộp là: Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Chi phí hàng hóa đã bán.
Lãi ròng Lãi ròng là những gì còn lại sau khi trừ từ lợi nhuận gộp tất cả các chi phí hoạt động kinh doanh khác, chẳng hạn như lãi suất và thuế.

Lãi gộp có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh?

Rõ ràng như định nghĩa và ví dụ ở trên thì lãi gộp là yếu tố đầu tiên và quyết định đến việc sinh lợi của công việc kinh doanh có hiệu quả hay không ? Từ đó có nên đầu tư vào Doanh nghiệp hay không?

Bên cạnh đó, việc theo dõi lãi gộp cũng giúp các Doanh nghiệp nhận định được việc kinh doanh có đi đúng hướng hay không? Cần khắc phục ở những khâu nào? Dựa vào lãi gộp chúng ta có thể xác định được điều này :

  • Lãi gộp ở mức âm ( – ): có nghĩa là Doanh nghiệp của bạn làm việc không hiệu quả, có dấu hiệu đi xuống và đang phải bù lỗ.  Trong trường hợp này cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục.
  • Lãi gộp ở mức dương ( + ): có nghĩa là Doanh nghiệp đang làm ăn có lời, phát triển. Doanh nghiệp có thể tiếp tục đầu tư để tăng tỉ lệ lợi nhuận hoặc mở rộng thêm sản phẩm mới, thị trường.

Việc theo dõi sự biến động của lãi gộp giúp các doanh nghiệp xác định được tỉ trọng của chi phí so với doanh thu, từ đó có các biện pháp cải cách để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một số trường hợp Kinh doanh phí thấp nhưng lãi gộp cao

Hầu hết các Doanh nghiệp đạt mục tiêu tăng trưởng ổn định, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp doanh nghiệp kinh doanh phí thấp nhưng lại có lãi gộp cao, cụ thể như:

  • Các quán bán đồ ăn sáng tiện lợi và giao hàng tận nơi
  • Kinh doanh rau sạch và hoa quả online
  • Bán các loại thức uống mang đi
  • Bán quần áo, các vật dụng gia đình online
  • Các cửa hàng nhỏ lẻ bán cây cảnh mini, chim cảnh trực tiếp và online

Một số câu hỏi thường gặp

Lãi gộp tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh Lợi nhuận gộp (lãi gộp) được gọi là Gross Profit.

Lãi gộp ở mức âm là dấu hiệu gì?

Nếu lãi gộp đang ở mức (-) thì đó là dấu hiệu doanh nghiệp đang phải bù lỗ.

Lợi nhuận gộp phụ thuộc bởi những yếu tố nào?

Lợi nhuận gộp phụ thuộc bởi nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như:

  • Giá nguyên vật liệu thu mua thực tế (bao gồm cả chi phí vận chuyển);
  • Chi phí trả lương cho toàn bộ nhân công;
  • Lượng chi phí bị hao hụt trong quá trình sản xuất/cung cấp sản phẩm, dịch vụ;
  • Phí nhập kho và phí vận chuyển chế phẩm.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi lãi gộp là gì? Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu vay tín chấp để đầu tư kinh doanh, có thể liên hệ BANKTOP để được tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu, mục đích kinh doanh với mức lãi suất thấp nhất.

Xem thêm:

Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP

4.4/5 - (5 bình chọn)
Disclaimer:
  • Trên website này, chúng tôi chỉ đưa ra các gợi ý về các ứng dụng vay online đi kèm đó là các thông tin về thời hạn vay từ 91 – 180 ngàylãi suất tối đa hằng năm (APR) 20% kèm theo ví dụ minh họa về tổng chi phí của khoản vay, bao gồm tất cả khoản phí hiện hành. Các trang Web này có thể được trả tiền thông qua các nhà quảng cáo bên thứ ba. Tuy nhiên, kết quả xếp hạng của chúng tôi luôn dựa trên những phân tích khách quan.
  • Bên cạnh đó, hiện nay Cảnh sát TP. HCM đã khởi tố nhiều công ty cho vay tín dụng tiêu dùng trái quy định trên nền tảng online,để tránh rơi vào bẫy tín dụng đen.
Ví dụ khoản vay:
  • Nếu bạn vay 10.000.000 đồng và chọn trả góp trong 6 tháng (180 ngày), số tiền hàng tháng bạn cần trả sẽ là 1.833.333,3 đồng, trong đó lãi vay hàng tháng là 166.666,7 đồng (APR = 20%).
  • Tổng số tiền bạn sẽ phải trả là 11.000.000 đồng. Phí và lãi suất vay có thể thay đổi tùy vào thời điểm khách hàng đăng ký tư vấn khoản vay và điểm tín dụng của khách hàng.

Bài viết liên quan

Lãi Suất Ngân Hàng Eximbank Cập Nhật Mới Nhất T1/2024

Nếu như bạn đang có ý định vay vốn hoặc gửi tiền tại...

Lãi Suất Vay Mua Nhà Ngân Hàng Nào Thấp Nhất T3/2024?

An cư lập nghiệp – Một ngôi nhà chính chủ là cơ sở...

Cách Rút Tiền Tích Lũy Như Ý Techcombank Đơn Giản Nhất

Tích lũy Như Ý là một sản phẩm tiền gửi tiết kiệm do...

Lãi Suất Ngân Hàng TPBank Cập Nhật Mới Nhất T1/2024

Ngân hàng TPBank hiện nay là một trong số các Ngân hàng TPCP...

Mở Sổ Tiết Kiệm ACB Cần Bao Nhiêu Tiền? Thủ Tục Ra Sao?

Ngân hàng Á Châu (ACB) hiện nay có rất nhiều ưu đãi lớn...

100 Triệu Gửi Ngân Hàng Agribank Lãi Suất Bao Nhiêu?

Gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức đầu tư an toàn nhất...

/** * Use the following code in your theme template files to display breadcrumbs: */
Theo dõi
Thông báo khi
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments