Hầu như hiện nay bất cứ ai cũng có riêng cho mình 1 tài khoản ngân hàng để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Vậy nếu bạn gặp phải trường hợp mất thẻ, bị lộ thông tin cá nhân thì phải làm sao? Cách nhanh nhất là khóa tài khoản ngân hàng lại, cách thực hiện như thế nào thì xem bài viết của BANKTOP dưới đây.
Toc
Xem thêm:
Khi nào cần hủy, đóng, khóa tài khoản ngân hàng?
Một số nguyên nhân khiến bạn phải khóa hoặc hủy thẻ tài khoản ngân hàng của mình như:
- Bị mất thẻ, đánh rơi cách an toàn nhất là hãy liên hệ với ngân hàng để yêu cầu khóa tài khoản ngay và xử lý.
- Khi giao dịch tại các cây ATM hoặc các điểm thanh toán POS, bạn phát hiện thông tin tài khoản của mình bị lộ.
- Bạn không muốn sử dụng thẻ ATM tại ngân hàng đang đăng ký nữa hoặc có quá nhiều thẻ ngân hàng.
- Thẻ ATM hết hạn, không dùng nữa.
- vv…
Đó là một trong các nguyên nhân phổ biến bạn nên khóa hoặc hủy tài khoản ngân hàng của mình khi gặp sự cố hoặc không có nhu cầu sử dụng đến.
4 Cách đóng, hủy, khóa tài khoản ngân hàng đơn giản nhất
Để khóa tài khoản ngân hàng có nhiều cách để bạn có thể thực hiện. Nếu bạn lần đầu gặp các trường hợp như trên và chưa biết cách làm như thế nào để khóa thẻ ATM thì có thể tham khảo các cách khóa dưới đây.
Khóa tài khoản trực tiếp tại quầy giao dịch ngân hàng
Nếu nơi bạn ở gần với khu vực các chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng thì có thể đến trực tiếp để yêu cầu nhân viên hỗ trợ khóa, hủy thẻ tài khoản ngân hàng. Lưu ý khi đến bạn nhớ mang theo CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu để có thể kiểm tra và hoàn tất thủ tục nhanh nhất.
Khóa tài khoản bằng ứng dụng Internet Banking/Mobile Banking
Hình thức khóa này có thể áp dụng với điều kiện bạn có đăng ký dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking tại ngân hàng. Để thực hiện trên điện thoại, bạn chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng và lựa chọn chức năng Khóa thẻ. Khi muốn mở lại thẻ, bạn cũng làm tương tự như cách khóa thẻ trên ứng dụng.
Khóa tài khoản tại máy ATM
Hiện nay, một số cây ATM của các ngân hàng cũng đã tích hợp tính năng khóa thẻ hoặc đóng tài khoản ngay trên hệ thống ATM. Với hình thức này, bạn có thể thực hiện 24/24 nhưng có 1 hạn chế là bạn chỉ có thể khóa thẻ tại cây ATM khi thẻ ngân hàng của bạn không bị mất.
Đóng, khóa tài khoản bằng cách gọi lên tổng đài
Mỗi ngân hàng sẽ có 1 số Hotline chăm sóc hỗ trợ khách hàng riêng. Khi gặp sự cố như mất thẻ, khóa hay hủy thẻ ngân hàng bạn có thể liên hệ nhanh với số tổng đài để được nhân viên hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.
Bài viết liên quan:
Dưới đây là số điện thoại tổng đài các ngân hàng tại Việt Nam mà mình đã tổng hợp được, các bạn có thể tham khảo:
STT | Ngân hàng | Số Hotline/Tổng đài CSKH 24/7 |
1 | Ngân hàng Vietcombank | 1900 54 54 13 |
2 | Ngân hàng Agribank | 1900 55 88 18 |
3 | Ngân hàng ACB | 1900 54 54 86 |
4 | Ngân hàng Eximbank | 18001199 |
5 | Ngân hàng VPBank | 1800 54 54 15 |
6 | Ngân hàng TPBank | 1900 58 58 85 |
7 | Ngân hàng BIDV | 19009247 |
8 | Ngân hàng Citibank | 028 3521 1111 |
9 | Ngân hàng Đông Á | 1900545464 |
10 | Ngân hàng Vietinbank | 1900 558 868 |
11 | Ngân hàng Sacombank | 1900 5555 88 |
12 | Ngân hàng VIB | 1800 8195 |
13 | Ngân hàng Techcombank | 1800 588822 |
14 | Ngân hàng MBBank | 1900 54 54 26 |
15 | Ngân hàng SHB | 1800 5888 56 |
16 | Ngân hàng Maritime Bank | 1800 599 999 |
17 | Ngân hàng HDBank | 1900 6060 |
18 | Ngân hàng OCB | 1800 6678 |
19 | Prudential | 1800 1247 |
20 | Công ty tài chính ACS | 028 5445 3800 |
21 | Công ty tài chính HD Saison | 1900 55 88 54 |
22 | Công ty tài chính Mirae Asset | (028) 9999 7777 |
23 | Công ty tài chính Home Credit | 1900 633 999 |
24 | Công ty tài chính FE Credit | 1900 234 588 |
25 | Ngân hàng Standard Chartered | +84 28 7300 0730 |
26 | Ngân hàng SeABank | 1900 555 587 |
27 | Công ty tài chính Shinhan Finance | 1900 5454 49 |
28 | Ngân hàng Shinhan Bank | 1800 599 926 |
29 | Ngân hàng SCB | 1900 6538 |
Một số lưu ý khi khóa, đóng, hủy tài khoản ngân hàng
Những lưu ý khi bạn khóa, đóng hoặc hủy thẻ tại ngân hàng nên biết để có thêm kiến thức về dịch vụ thẻ:
- Việc khóa, hủy thẻ nên có lý do chính đáng, không nên thực hiện theo ý thích, tùy tiện.
- Khi bạn hủy thẻ tín dụng chính thì các thẻ tín dụng phụ của bạn cũng sẽ bị hủy đồng loạt.
- Nên suy nghĩ trước khi hủy thẻ tín dụng bởi nếu muốn đăng ký lại thì bạn sẽ mất khá nhiều thời gian với các thủ tục rườm rà.
- Sau khi hủy thẻ thành công, bạn nên hủy và cắt bỏ thẻ không nên vứt lung tung.
Một số câu hỏi thường gặp
Khóa, đóng tài khoản ngân hàng có mất phí không?
Việc khóa, đóng tài khoản ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu sẽ được hỗ trợ khóa miễn phí. Tuy nhiên cũng có 1 số ngân hàng áp dụng phí khi khách hàng muốn khóa hoặc hủy thẻ ATM cụ thể như: Trong vòng 12 tháng kể từ ngày đăng ký nếu muốn khóa/hủy thẻ.
Khoá tài khoản ngân hàng có sử dụng được thẻ ATM không?
Khi bạn đã thực hiện việc khóa tài khoản ngân hàng đồng nghĩa với bạn cũng không thể thực hiện các giao dịch khác trên thẻ ATM cũng như qua ứng dụng Internet Banking online. Mọi giao dịch chuyển, rút tiền trên thẻ ngân hàng đều bị ngân hàng vô hiệu hóa.
Để mở thẻ ngân hàng và sử dụng lại bình thường bạn cần đến trực tiếp tại phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng, liên hệ đến tổng đài hoặc kích hoạt mở thẻ online thì mới có thể thực hiện lại được mọi giao dịch.
Khoá tài khoản ngân hàng có cần điều kiện gì không?
Với tài khoản thẻ trả trước, bạn có thể khóa tài khoản bất cứ lúc nào tại ngân hàng nếu như bạn muốn hoặc gặp phải các sự cố, ảnh hưởng đến tài khoản không phải thông qua bất cứ 1 điều kiện gì.
Nhưng với thẻ tín dụng, để thực hiện việc khóa thẻ bạn cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Bạn phải thanh toán toàn bộ số nợ trong thẻ tín dụng bao gồm cả lãi và gốc cho ngân hàng.
- Hoàn tất các chi phí phát sinh hàng tháng, hàng năm như các khoản phí duy trì thẻ, sao kê, phí dịch vụ,vv…
Kết luận
Qua bài viết trên, BANKTOP đã hướng dẫn bạn chi tiết về cách khóa tài khoản ngân hàng như thế nào khi gặp sự cố về thẻ. Để có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng, bảo đảm tài sản của mình được an toàn. Hãy lưu bài viết này lại để có thể phòng ngừa khi bạn gặp các vấn đề tương tự như trên.
Bài viết được biên tập bởi: BANKTOP