Xác định rõ ràng hệ số vòng quay khoản phải thu (Receivable Turnover Ratio) là gì và như thế nào càng rõ sẽ càng giúp doanh nghiệp, công ty phát triển tốt hơn.
Toc
- 1. Vòng quay khoản phải thu (Receivable Turnover Ratio) là gì?
- 2. Công thức tính vòng quay khoản phải thu
- 3. Related articles 01:
- 4. Ví dụ về cách tính vòng quay khoản phải thu
- 5. Ý nghĩa của hệ số vòng quay khoản phải thu
- 6. Hệ số vòng quay khoản phải thu tăng hay giảm phản ánh điều gì?
- 7. Hệ số vòng quay khoản phải thu bao nhiêu là tốt?
- 8. Related articles 02:
- 9. Lợi ích của vòng quay khoản phải thu
- 10. Hạn chế của vòng quay khoản phải thu
- 11. Kết luận
Hệ Số Vòng Quay Khoản Phải Thu (Receivable Turnover Ratio) Là Gì? là thuật ngữ chuyên ngành kế toán không phải ai cũng biết. Nhưng hiệu quả khi xác định rõ được hệ số này sẽ các công ty kiểm soát được tốt các khoản nợ cần thu. Từ đó tính toán đánh giá được khoản nợ thu có tốt hay không?
Cùng mình tìm hiểu ro qua nội dung bài viết này.
Xem thêm:
Vòng quay khoản phải thu (Receivable Turnover Ratio) là gì?
Hệ số vòng quay khoản phải thu (Receivable Turnover Ratio) là một cách tính trong kế toán để kiểm tra độ hiệu quả của việc thu hồi khoản phải thu và tiền nợ của khách hàng trong một công ty hoặc một doanh nghiệp.
Dựa vào chỉ số này có thể đưa ra đánh giá khách quanh về mức độ hiệu quả của doanh nghiệp khi cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời thể hiện khả năng thu hồi các khoản nợ ngắn hạn. Việc tính số vòng quay nợ phải thu có thể được thực hiện theo năm/quý/tháng.
Hệ số vòng quay khoản phải thu còn có tên gọi khác là hệ số quay vòng các khoản phải thu (Accounts receivable turnover ratio).
Công thức tính vòng quay khoản phải thu
Công thức tính hệ số vòng quay khoản phải thu như sau:
Hệ số vòng quay khoản phải thu = [Doanh thu tín dụng ròng] / [Trung bình khoản phải thu]
Trong đó:
- Doanh thu bán chịu ròng chính là tổng của doanh thu bán chịu trong kỳ đã trừ đi khoản doanh thu bán chịu đã được khách hàng hoặc doanh nghiệp thanh toán.
- Trung bình khoản phải thu chính là tổng trung bình cộng của khoản phải thu đầu kỳ và khoản phải thu cuối kỳ.
Dựa theo công thức này doanh nghiệp/công ty sẽ tính được hiệu quả hoạt động của đơn vị mình.
1. https://banktop.vn/archive/780/
2. https://banktop.vn/archive/8454/
3. https://banktop.vn/archive/7039/
Trình tự tính toán vòng quay khoản phải thu sẽ được thực hiện theo 3 bước sau đây:
- Bước 1: Tính doanh thu bán chịu ròng = Tổng doanh thu bán chịu trong kỳ – Khoản doanh thu bán chịu mà khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt.
- Bước 2: Tính trung bình khoản phải thu = Trung bình cộng của khoản phải thu đầu kỳ và cuối kỳ.
- Bước 3: Tính hệ số vòng quay khoản phải thu = Kết quả ở bước 1/Kết quả ở bước 2.
Ví dụ về cách tính vòng quay khoản phải thu
Sau khi kết thúc năm tài chính, công ty A có khoản phải thu là 120 triệu đồng trong bảng cân đối kế toán. Tổng doanh thu tín dụng cho năm tài chính là 450 triệu đồng và doanh thu bán hàng là 170 triệu đồng. Trong bảng cân đối kế toán năm ngoái của công ty A cho biết giá trị các khoản phải thu là 160 triệu đồng.
Ta có:
- Doanh số bán chịu ròng là: 450.000.000 – 170.000.000 = 280.000.000 đồng
- Trung bình các khoản phải thu là: (120.000.000 + 160.000.000)/2 = 140.000.000 đồng
>> Hệ số vòng quay khoản phải thu của công ty A = 280.000.000/140.000.000 = 2
Như vậy, công A phải thu các khoản thu của mình 2 lần/năm (180 ngày/lần). Hay hiểu cách khác là thời gian ước tính để công ty A thu tiền mặt là 180 ngày trong trường hợp bán chịu.
Ý nghĩa của hệ số vòng quay khoản phải thu
Một doanh nghiệp mà có nhiều khoản phải thu cũng giống như việc cho khách hàng vay tiền mà không lấy lại được khoản tiền gốc và tiền lãi. Thông thường khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp phải kèm theo một điều khoản trong đó yêu cầu phía khách hàng phải thanh toán giá trị hàng hóa, dịch vụ trong vòng từ 30 – 60 ngày.
Dựa vào hệ số vòng quay nợ phải thu có thể đưa ra được những đánh giá ban đầu về khả năng thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp đó hay hiệu của việc cấp tín dụng tại doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Dựa vào hệ số này cũng có thể biết được số lần khoản phải thu được chuyển thành tiền mặt trong doanh nghiệp.
Hệ số vòng quay khoản phải thu tăng hay giảm phản ánh điều gì?
Hệ số vòng quay khoản phải thu phải được tính hàng năm và cần phải so sánh hệ số vòng quay kỳ này so với kỳ trước. Từ số liệu thấp hơn hay cao hơn sẽ được phân tích, chứa đựng các ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:
Hệ số vòng quay khoản phải thu tăng
Hệ số vòng quay khoản phải thu cao hơn theo từng tháng/quý/năm. Như vậy mới khẳng định được các khoản nợ và các khoản phải được thu hồi đã đạt hiệu quả tốt. Điều này nghĩa là công ty/ doanh nghiệp của bạn đang sở hữu trạng thái tài chính tích cực.
Nếu hệ số này quá cao cũng khẳng định chính sách tín dụng của doanh nghiệp/công ty đang rất thận trọng trong việc cấp tín dụng. Điều này ngăn ngừa được rủi ro về các khoản tín dụng khó đòi. Nhưng điều này cũng sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, không hài lòng về dịch vụ.
Để thu hút được nhiều đối tác hơn thì công ty/doanh nghiệp cần có chính sách mềm mỏng hơn. Từ đó đem đến những trải nghiệm thú vị cho khách hàng của doanh nghiệp.
Số vòng quay khoản phải thu giảm
Hệ số vòng quay khoản phải thu thấp dần qua các chu kỳ tháng/quý/năm cho thất công ty/doanh nghiệp đang có quy trình thu hồi tín dụng kém từ khoản nợ liên quan. Với trình trạng vòng quay khoản phải thu giảm, các doanh nghiệp nên thay đổi chính sách tín dụng. Đặc biệt cần thận trọng trong việc cấp tín dụng và thay đổi thời gian thu hồi tín dụng để từ đó kích thích tăng hệ số vòng quay các khoản phải thu.
Hệ số vòng quay khoản phải thu bao nhiêu là tốt?
Mỗi ngành nghề hệ số vòng quay sẽ có một quy định khác nhau nên không thể xác định hệ số một cách chính xác. Để đánh giá được hiệu quả quản lý trong việc thu hồi các khoản thu và các khoản nợ của khách hàng hãy so sánh số ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán cho các khoản công nợ phải thu mà doanh nghiệp đó quy định.
1. https://banktop.vn/archive/13885/
2. https://banktop.vn/archive/7969/
3. https://banktop.vn/archive/6614/
Hệ số vòng quay khoản phải thu sẽ đánh giá được hiệu quả của doanh nghiệp một cách tốt nhất. Cần phải liên tục và kiên trì đánh giá hiệu quả vòng quay thì mới định hướng được sự phát triển của doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Lợi ích của vòng quay khoản phải thu
Việc quản lý vòng quay khoản phải thu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:
Dự báo tài chính
Vòng quay khoản phải thu cho doanh nghiệp biết được thời gian mà khoản phải thu sẽ được thanh toán trong tương lai. Điều này giúp doanh nghiệp dự báo được nguồn tài chính trong tương lai và đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
Giảm rủi ro tín dụng
Việc quản lý vòng quay khoản phải thu giúp doanh nghiệp giảm rủi ro tín dụng bằng cách quản lý các khoản phải thu và đảm bảo rằng các khoản này sẽ được thanh toán đúng hạn.
Tối ưu hóa vốn lưu động
Vòng quay khoản phải thu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa vốn lưu động của mình bằng cách giảm thời gian chờ đợi để thu hồi các khoản phải thu. Điều này giúp doanh nghiệp có thể sử dụng vốn lưu động để đầu tư và tăng trưởng kinh doanh.
Tăng cường quản lý nợ
Vòng quay khoản phải thu giúp doanh nghiệp tăng cường quản lý nợ bằng cách giảm thời gian chờ đợi để thu hồi các khoản phải thu. Điều này giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt hơn các khoản nợ và giảm thiểu rủi ro tài chính.
Tăng khả năng thanh toán
Việc quản lý vòng quay khoản phải thu giúp doanh nghiệp tăng khả năng thanh toán các khoản nợ khác, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và ổn định.
Hạn chế của vòng quay khoản phải thu
- Dựa vào hệ số vòng quay khoản phải thu chỉ đưa ra kết luận về việc thu hồi nợ của doanh nghiệp mà không xác định được các khách hàng nợ xấu cần phải xem xét cụ thể.
- Các khoản thu này có thể thay đổi cả năm nên việc tính hệ số vòng quay khoản phải thu rất khó chính xác hoàn toàn. Vì vậy doanh nghiệp nên so sánh chỉ số này với các sản phẩm tương đồng, các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quy mô kinh doanh để điều chỉnh chính sách cấp tín dụng phù hợp nhất.
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã lý giải hệ số vòng quay khoản phải thu (Receivable Turnover Ratio) là gì và những thông tin liên quan tới hệ số vòng quay. Các đơn vị công ty/ doanh nghiệp tín dụng cần luôn luôn tính toán, so sánh hệ số vòng quay để có định hướng phát triển doanh nghiệp tốt nhất.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP
Xem thêm: