Đòn bẩy tài chính là gì? Công thức tính đòn bẩy tài chính ra sao? Cách sử dụng như thế nào để đạt hiểu quả nhất là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Cùng BANKTOP tìm hiểu chi tiết những chỉ số đòn bẩy tài chính để hiểu rõ về vấn đề này nhé!
Toc
- 1. Hệ số đòn bẩy tài chính là gì?
- 2. Hệ số đòn bẩy tài chính gồm các nhóm nào?
- 3. Related articles 01:
- 4. Công thức tính hệ số đòn bẩy tài chính
- 5. Ví dụ về chỉ số đòn bẩy tài chính
- 6. Ý nghĩa của hệ số đòn bẩy tài chính
- 7. Ưu điểm và nhược điểm của đòn bẩy tài chính
- 8. Vì sao doanh nghiệp lại sử dụng đòn bẩy tài chính?
- 9. Giao dịch đòn bẩy là gì?
- 10. Các thị trường có thể giao dịch đòn bẩy
- 11. Sử dụng đòn bẩy tài chính cần lưu ý gì?
- 12. Kết luận
- 13. Related articles 02:
Xem thêm:
Hệ số đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp với mục đích tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần thường của công ty. Đòn bẩy tài chính tiếng Anh là Financial Leverage – theo wikipedia
Đòn bẩy tài chính dùng để thể hiện sự kết hợp giữa số nợ phải trả và vốn của chủ sở hữu trong việc điều hành chính xác của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất cao nếu trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng vốn của chủ sở hữu và ngược lại.
Đòn bẩy tài chính có vai trò thúc đẩy lợi nhuận sau thuế dựa trên một đồng vốn của chủ sở hữu, đồng thời là công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Có thể thấy rằng, đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng.
Hệ số đòn bẩy tài chính gồm các nhóm nào?
Đối với các nhà đầu tư, việc họ dám thách thức bản thân đầu tư hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều này cũng phụ thuộc vào các chỉ số đòn bẩy tài chính được đề cập dưới đây.
Hệ số nợ/vốn
Công thức tính hệ số nợ vốn được xác định như sau:
Tổng nợ/(Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu)
Hệ số nợ/vốn cho biết sức mạnh tài chính của các nhà nghiên cứu và các nhà đầu tư cũng như cấu trúc của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp nào có tỷ lệ nợ trên vốn cao hơn so với mức bình quân ngành thì khi đó, doanh nghiệp sẽ có tình hình tài chính không khả quan.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu cho biết quy mô tài chính của doanh nghiệp cũng như tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp đã sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình.
Đây là một trong những tỷ lệ đòn bẩy tài chính thông dụng nhất.
Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính được xác định bằng công thức:
Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân
Hệ số này cho biết vốn chủ sở hữu và vốn vay bình quân trong cả một thời kỳ. Tỷ số này nếu thấp cho thấy khả năng tự chủ tài chính nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được những lợi thế của đòn bẩy tài chính.
1. https://banktop.vn/archive/39430/
2. https://banktop.vn/archive/36283/
3. https://banktop.vn/archive/13369/
Hệ số chi trả lãi vay
Hệ số chi trả vay lãi thể hiện mức độ lợi nhuận trước thuế cũng như lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi của một doanh nghiệp.
- Chỉ số này nếu lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay.
- Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đã vay quá nhiều và lãi vay thu không được đủ.
Công thức tính hệ số đòn bẩy tài chính
Công thức tính đòn bẩy tài chính đó là: Đòn bẩy = Tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là nếu doanh nghiệp sử dụng mức đòn bẩy càng cao thì tỷ lệ nợ cũng sẽ càng lớn.
Độ lớn của đòn bẩy tài chính tại một mức lợi nhuận trước thuế cũng lãi vay được thực hiện theo công thức sau:
Trong đó:
- EBIT là là lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- EPS là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu.
Trong trường hợp kí hiệu “I” là lãi vay phải trả sau một số biến đổi, công thức được xác định như sau:
Trong đó:
- F: Được xác định là chi phí cố định kinh doanh không bao gồm lãi vay
- v: Chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm
- p: Giá bán đơn vị sản phẩm
- Q: Số lượng sản phẩm bán ra
Qua đó có thể thấy rằng, nếu chủ doanh nghiệp có kết cấu vốn với phần vay vốn lớn hơn sẽ nhận được lợi nhuận của vốn chủ sở hữu tăng nhiều hơn khi lợi nhuận trước thuế và lãi tăng.
Những doanh nghiệp có kết cấu vốn với phần vốn vay lớn hơn sẽ dành nhiều cơ hội để thu được lợi nhuận của vốn chủ sở hữu cao hơn. Tuy nhiên, gắn liền với điều này là rủi ro tài chính cùng lớn hơn.
Ví dụ về chỉ số đòn bẩy tài chính
Một ví dụ cụ thể về chỉ số đòn bẩy tài chính với các thông tin như sau:
- Công ty A đang kinh doanh mặt hàng B với tổng vốn bỏ ra là 150.000.000đ, trong đó 70.000.000đ đi vay với lãi suất 150%/năm.
- Dự kiến trong năm công ty A sẽ bán được 10.000 sản phẩm với giá là 25.000đ/sản phẩm. Doanh thu dự kiến = 10.000 x 25.000đ = 250.000.000đ.
- Chi phí biến đổi cho mỗi sản phẩm là 16.000đ. Tổng chi phí kinh cố định là 50.000.000đ.
Áp dụng vào công thức trên ta có:
Lãi vay – I = 70.000.000đ X 15% = 10.500.000đ
- Chi phí cố định – F = 50.000.000 VNĐ
- Chi phí biến đổi – v = 16.000 VNĐ
- Giá bán sản phẩm – p = 25.000 VNĐ
- Số lượng sản phẩm dự kiến bán ra Q = 10.000 sản phẩm
- EBIT = 10.000 x (25.000 – 16.000) – 50.000.000 = 40.000.000 VNĐ
=> DFL = 40.000.000 / (40.000.000 – 10.500.000) = 1.36
Ý nghĩa của hệ số đòn bẩy tài chính
Hiểu đơn giản nhất, hệ số đòn bẩy tài chính là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp, công ty gia tăng lợi nhuận sau thuế từ vốn chủ sở hữu. Với cách này, công ty, doanh nghiệp có thể kiểm soát sự gia tăng lợi nhuận một cách đột biến. Từ đó, điều chỉnh các thông số trong đòn bẩy để đạt đến mức lợi nhuận mong muốn.
Ưu điểm và nhược điểm của đòn bẩy tài chính
Ưu điểm
Hầu hết các doanh nghiệp, công ty hoạt động kinh doanh trên thị trường hiện nay đều sử dụng đòn bẩy tài chính bởi chúng mang đến những lợi ích sau đây:
- Tăng vốn: Đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng vốn khả dụng để có thể giao dịch trên các thị trường khác nhau.
- Khoản vay không tính lãi: Đòn bẩy có thể coi là khoản vay được cấp bởi nhà môi giới để đổi lấy một khoản ký quỹ nhằm có được vị thế tốt trên thị trường. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng khoản vay này không đòi hỏi bất kỳ khoản nợ nào dưới hình thức lãi suất hoặc hoa hồng. Chúng có thể sử dụng theo bất kỳ hình thức nào trong giao dịch.
- Giải pháp cho độ biến động thấp: Mỗi khi biến động ít xuất hiện sẽ khiến cho các nhà giao dịch cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, với các giao dịch đòn bẩy, nhà giao dịch có thể tạo ra lợi nhuận tốt hơn trong khoảng thời gian khó khăn đó.
Nhược điểm
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm mà đòn bẩy mang lại cho doanh nghiệp, chúng vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro. Cụ thể như sau:
- Tăng tổn thất: Nếu như đòn bẩy giúp bạn thu về lợi nhuận thì chắc chắn chúng cũng sẽ mang đến nhiều tổn thất. Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị tinh thần cho điều này.
- Margin call: Nếu khoản lỗ vượt quá số tiền ký quỹ thì Margin call sẽ xuất hiện. Đòn bẩy làm tăng tổn thất của Margin call nên chúng sẽ luôn tồn tại. Đặc biệt trong trường hợp không có tiền mới trong tài khoản, các vị thế sẽ bị đóng băng với mức lỗ.
Vì sao doanh nghiệp lại sử dụng đòn bẩy tài chính?
Đòn bẩy tài chính ngày nay được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi rất nhiều các tiện ích mang lại như:
- Duy trì hoạt động kinh doanh bằng cách sử dụng nợ vay để bù đắp sự thiếu hụt vốn cũng như mong muốn gia tăng tỷ suất lợi nhuận dựa trên thu nhập trên một cổ phần hoặc trên vốn chủ sở hữu.
- Nhiều nhà đầu tư đã sử dụng đòn bẩy tài chính một cách thành công trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và đem về một khoản lợi nhuận rất đáng kể.
- Qua đó có thể thấy rằng, đòn bẩy tài chính giống như một loại công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế từ vốn của chủ sở hữu. Đồng thời, đòn bẩy tài chính cũng là công cụ kìm hãm sự gia tăng đó.
Chính vì vậy, việc lựa chọn cơ cấu tài chính phù hợp bằng cách áp dụng đòn bẩy tài chính là công cụ được nhiều nhà quản lý ưa dùng để gia tăng lợi nhuận.
Doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính càng cao thì mức độ rủi ro trong hoạt động tài chính càng cao, nhưng cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) càng lớn. Gọi:
- ROE là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
- D là vốn vay
- E là vốn chủ sở hữu
- BEP là Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
BEP = EBIT/A
- EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
- A: Giá trị tài sản bình quân (hay vốn kinh doanh bình quân)
- rd là lãi suất vay
- t là thuế suất thuế TNDN
Vậy quản trị nhân sự là gì:
- Khi BEP >rd: Doanh nghiệp tăng vay nợ => ROE càng được khuyếch đại, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính.
- Khi BEP = rd: Doanh nghiệp tăng vay nợ nhưng ROE không thay đổi, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính.
- Khi BEP < rd :Doanh nghiệp tăng vay nợ => làm suy giảm ROE, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính.
Đây chính là giới hạn của hệ số nợ trong trong tổng vốn của doanh nghiệp, và điều này cần được lưu ý khi ra quyết định huy động vốn.
Giao dịch đòn bẩy là gì?
Giao dịch đòn bẩy hay còn được gọi là giao dịch ký quỹ. Đây là một hệ thống cho phép các nhà giao dịch mở các vị thế lớn hơn với tài sản mà mình đang nắm giữ. Nhà giao dịch chỉ cần bỏ ra số vốn nhỏ để mở ra các vị thế lớn cùng với một lượng đòn bẩy nhất định. Lượng đòn bẩy sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhà môi giới, nền tảng, sản phẩm giao dịch,…
Hiện nay, giao dịch đòn bẩy đang dần trở nên phổ biến đối với các nhà giao dịch và nhà môi giới. Đòn bẩy là một công cụ đắc lực cho các nhà giao dịch trong giao dịch ký quỹ. Nhà giao dịch có thể sử dụng đòn bẩy để tận dụng các biến động giá nhỏ và thay đổi chúng thành các lợi nhuận lớn hơn.
Các thị trường có thể giao dịch đòn bẩy
Hiện nay có 4 thị trường mà bạn có thể tham gia giao dịch đòn bẩy, đó là:
- Thị trường chỉ số: Thị trường chỉ số là đại diện bằng số về hiệu suất của một nhóm tài sản từ sàn giao dịch bất kỳ.
- Thị trường Forex: Đây là thị trường tài chính được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Thị trường ngoại hối cho phép việc mua, bán các loại tiền tệ nhằm giúp các nhà đầu tư kiếm thêm lợi nhuận.
- Thị trường tiền điện tử: Tiền điện tử là một thị trường giao dịch các đồng tiền giống với Forex nhưng chỉ khác ở chỗ chúng đều là đồng tiền mã hóa.
- Hàng hóa: Giao dịch đòn bẩy trong hàng hóa cho phép bạn tiếp xúc linh hoạt với các loại hàng hóa trên thế giới như vàng, bạc, dầu,…
Sử dụng đòn bẩy tài chính cần lưu ý gì?
Sử dụng đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều rủi ro nếu không quan tâm đến những vấn đề sau:
- Khi chủ đầu tư thiếu định hướng sẽ dễ dẫn tới những tính toán sai lệch, khủng hoảng là điều dễ xảy ra, việc mua bán khó khăn kéo theo tình trạng ngưng đọng vốn, trắng tay là điều thường trực.
- Thận trọng trong việc lựa chọn nguồn vốn vì nếu vay vốn với lãi suất cao sẽ khiến chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong việc chi trả. Nên lựa chọn các ngân hàng đang có nhiều chương trình ưu đãi.
- Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư sinh lời vì đòn bẩy tài chính có thể đem lại lợi nhuận nhưng cũng có thể đem lại rủi ro không mong muốn.
Kết luận
Sử dụng đòn bẩy tài chính đem lại rất nhiều thành công cho nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, hãy luôn là những nhà đầu tư thông minh và sử dụng hợp lý để sinh lợi nhuận bằng cách tìm hiểu chi tiết các thông tin về công cụ này nhé!
Xem thêm:
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP
1. https://banktop.vn/archive/16976/
2. https://banktop.vn/archive/9386/
3. https://banktop.vn/archive/23369/