Rủi ro tín dụng là gì? Nguyên nhân và những hậu quả của rủi ro tín dụng thường rất được ít người quan tâm. Thay vào đó mọi người chỉ quan tâm tới khái niệm tín dụng ngân hàng mà thôi. Tuy nhiên nếu bạn không hiểu rõ hết những thuật ngữ này thì hậu quả xảy ra sẽ cực kỳ nghiêm trọng khi vay vốn.
Toc
Vậy để giải đáp được những câu hỏi này thì bạn hãy theo dõi những thông tin được BankTop cung cấp trong bài viết sau.
Xem thêm:
Rủi ro tín dụng là gì?
Rủi ro tín dụng (Credit risk) là những rủi ro khi khách hàng vay không làm theo đúng điều khoản quy định của hợp đồng tín dụng, trong đó phổ biến nhất là không thu hồi được khoản tiền cho vay do khách hàng không có khả năng chi trả.
Bạn có thể hiểu đây là tình trạng tổn thất về tài chính khi gặp sự cố trong giao dịch. Khi rủi ro tín dụng xảy ra bạn sẽ không trả được tiền gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng. Lúc này ngân hàng sẽ bị tổn thất nghiêm trọng. Nếu tình trạng này để lâu thì nó còn gây ảnh hưởng tới nền kinh tế chung của đất nước.
Rủi ro tín dụng không bị giới hạn ở hoạt động cho vay tiền trả góp. Mà tình trạng này xảy ra ở nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng. Cụ thể như:
- Bảo lãnh
- Cam kết
- Chấp thuận tài trợ thương mại
- Thị trường chứng khoán.
Cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro tín dụng
Cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro tín dụng bao gồm:
- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017)
- Thông tư 41/2016/TT-NHNN
- Thông tư 13/2018/TT-NHNN
- Thông tư 40/2018/TT-NHNN
Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro danh mục (Portfolio risk) và rủi ro giao dịch (Transaction risk), trong đó rủi ro danh mục được phân ra hai loại rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk).
- Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế.
- Rủi ro tập trung là mức dư nợ cho vay được dồn cho một số khách hàng, một số ngành kinh tế hoặc một số loại cho vay hoặc một khu vực địa lý.
Rủi ro giao dịch có 3 thành phần: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
- Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng.
- Rủi ro bảo đảm xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo.
- Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay.
Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng
Ngân hàng dựa vào khả năng thanh toán nợ vay của khách hàng để đánh giá rủi ro tín dụng, được thể hiện qua các nhóm nợ xấu dưới đây:
- Nhóm 1: Dư nợ đủ chuẩn. Khách hàng thanh toán nợ đúng hạn hoặc chỉ dưới 10 ngày.
- Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý. Khách hàng nợ thanh toán tín dụng từ 10 – 90 ngày.
- Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn. Khách hàng có khoản nợ quá hạn từ 30 – 90 ngày.
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn. Khách hàng có khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày.
- Nhóm 5: Nợ xấu. Khách hàng có khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày.
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân chính chủ yếu đến từ các trường hợp sau đây.
Rủi ro tín dụng do tác động của môi trường
Ngân hàng là một trong những tổ chức hoạt động quy mô lớn vì vậy ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài một cách mạnh mẽ. Trong đó rủi ro tín dụng bị tác động nhiều bởi môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… Vì vậy khi nền kinh tế đất nước ổn định thì rủi ro tài chính ít khi xảy ra.
Rủi ro tín dụng do Ngân hàng
Rủi ro tài chính ngoài bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài thì ảnh hưởng từ chính ngân hàng cao hơn. Ngân hàng sẽ cho các đối tượng có khả năng chi trả vay vốn bằng cách xem xét số lượng tài sản, nguồn thu nhập chính, phụ,…
Tuy nhiên đến thời điểm hoàn trả gốc và lãi người vay không có đủ khả năng chi trả. Vì thế ngân hàng phải điều chỉnh lại phương án dự phòng rủi ro tín dụng. Dù vậy nó vẫn làm ảnh hưởng đến quy trình xoay vòng vốn của ngân hàng. Điều này làm xác suất rủi ro tín dụng chiếm tỷ lệ cao.
Rủi ro tín dụng do khách hàng
Mục đích vay tín chấp, vay thế chấp của mỗi người là khác nhau và người vay sử dụng số tiền vay như thế nào ngân hàng không thể kiểm soát.
Bài viết liên quan:
Do đó khi có người cố tình lừa đảo không thanh toán đúng hạn cho ngân hàng thì nó sẽ khiến hệ thống gặp vấn đề. Như vậy tổ chức cho vay sẽ không thể quản trị rủi ro tín dụng chính vì thế đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rủi ro này.
Nguyên nhân rủi ro tín dụng do khách hàng có thể xuất phát từ khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Đối với khách hàng cá nhân:
- Do tình hình sức khỏe, bệnh tật
- Mất việc làm, thất nghiệp
- Mâu thuẫn gia đình
- Rủi ro đạo đức
Đối với khách hàng doanh nghiệp:
- Khả năng quản lý Doanh nghiệp chưa tốt, yếu kém.
- Tình trạng tham nhũng trong cơ cấu nội bộ doanh nghiệp.
- Sử dụng vốn chưa hiệu quả.
Hậu quả của rủi ro tín dụng
Khi tình trạng rủi ro tín dụng xảy ra, hậu quả của để lại là cực kỳ nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người vay mà cả ngân hàng và nền kinh tế chung.
Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của Ngân hàng
Riêng ngân hàng thì rủi ro tín dụng làm cho tổ chức này bị mất cơ hội nhận được tiền lãi. Ngoài ra nó còn gây tổn thất đến lợi nhuận và vốn tự có của ngân hàng. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng thì ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản.
Tình trạng nợ xấu của một ngân hàng do không thu hồi được vốn vay dẫn đến việc bị giám sát bởi Ngân hàng nhà nước, từ đó điểm uy tín bị giảm sút và tầm hoạt động củng bị ảnh hưởng củng là một hệ quả của rủi ro tín dụng.
Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với nền Kinh tế
Củng bắt nguồn từ hiện trạng ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu cao, dẫn đến uy tín bị ảnh hưởng gây mất lòng tin ở Khách hàng. Từ đó, các khách hàng đang có tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng này sẽ đến rút tiền gây một số hậu quả nghiêm trọng như:
- Ngân hàng hết vốn buộc phải vay từ các ngân hàng khác hoặc từ ngân hàng nhà nước
- Cán cân tiền tệ bị xáo trộn dẫn đến nền kinh tế bất ổn
Làm cách nào để quản lý rủi ro tín dụng?
Quy trình quản lý và xử lý rủi ro tín dụng bao gồm 4 bước:
- Bước 1. Tính toán xác định rủi ro
- Bước 2. Lượng hóa rủi ro
- Bước 3. Quản lý, giám sát
- Bước 4. Đưa ra các phương pháp giải quyết rủi ro
Bước 1: Tính toán xác định rủi ro
Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hình tài chính của đối tượng xin vay vốn, phân tích đặc trưng ngành của doanh nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên thị trường. Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế…
Đánh giá năng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp.
Bước 2: Lượng hóa rủi ro
Sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo phân tích để tính toán, đo lường những rủi ro được thể hiện qua các con số.
Bước 3: Quản lý, giám sát
Quản lý và giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn. Nếu có dấu hiệu doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích: Ngưng việc giải ngân, đề nghị doanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng giải ngân.
Bước 4: Đưa ra các phương pháp giải quyết rủi ro
Không giải ngân đối với các hợp đồng không tuân thủ các điều kiện tài chính. Không chấp nhận các hợp đồng có độ rủi ro cao (Tài sản thế chấp không đảm bảo, lĩnh vực đầu tư không rõ ràng…).
Kết luận
Rủi ro tín dụng là gì? Nguyên nhân và những hậu quả của vấn đề này là gì? Tất cả đã được chia sẻ rất cụ thể ở bài viết trên. Hi vọng thông qua những thông tin này bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về hệ quả của rủi ro tín dụng.