CSR (Corporate Social Responsibility) hay còn gọi là Hoạt động trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp có nhiều ý nghĩa to lớn không chỉ đối với Xã hội mà còn giúp cho sự phát triển của Doanh nghiệp.
Toc
- 1. CSR LÀ GÌ?
- 2. VÍ DỤ VỀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR)
- 3. LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG CSR ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
- 4. TIÊU CHUẨN ISO VỀ CSR (CORPORATE SOCIAL RESPONSIBLITY) NHƯ THẾ NÀO?
- 5. 6 CÁCH TRUYỀN THÔNG CSR HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NÊN BIẾT
- 6. XÂY DỰNG CSR CẦN TRÁNH ĐIỀU GÌ?
- 7. KẾT LUẬN
Vậy CSR là gì? CSR có lợi ích gì? Cách truyền thông CSR hiệu quả như thế nào?
Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé!
Xem thêm:
CSR LÀ GÌ?
CSR (Corporate Social Responsibility) được hiểu là trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp, đó là cam kết của Doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và những đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp.
CSR lần đầu xuất hiện vào trước thế chiến thứ 2 và trở nên phổ biến vào những năm thập niên 60 của thế kỷ trước. Hiện nay, CSR là một trong những thước đo để đánh giá một Doanh nghiệp.
Trong chiến lược hoạt động, sứ mệnh của Doanh nghiệp không thể thiếu yếu tố CSR vì đó là điều kiện bắc buộc để Doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
CSR – Trác nhiệm xã hội của Doanh nghiệp bao gồm các yếu tố:
- Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty
- Bảo vệ quyền lợi cho người lao động
- Đầu tư có trách nhiệm với xã hội
- Chống tham nhũng
- Bảo vệ môi trường bền vững
- Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động
- Thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnh đạo
- Tinh thần hợp tác với địa phương vì lợi ích cộng đồng
- Hình thành và phát triển mối quan hệ giữa nhân viên và khách hàng.
VÍ DỤ VỀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR)
Hiện nay, tại Việt Nam khá nhiều các Doanh nghiệp chua thật sự quan tâm đến CSR vì lo ngại vấn đề chi phí.
Một số Doanh nghiệp còn cố ý đi ngược lại với điều này chẳng hạn như Vedan phá hoại môi trường sông Thị Nghè hoặc Formosa xả thải vào nguồn nước làm cá chết hàng loạt.
Mặc dù vậy, một số Doanh nghiệp lại thực hiện rất tốt CSR tại Việt Nam, có thể kể đến như Vinamilk với Quỹ sữa vươn cao Việt Nam. Cụ thể:
- Nhân dịp: kỷ niệm 40 năm thành lập
- Tên chiến dịch: Quỹ sữa vươn cao Việt Nam
- Số trẻ em nghèo được tiếp cận: 40.000
- Số tỉnh thành được hỗ trợ: 40
- Mục đích: mong muốn “mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày”
LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG CSR ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Việc xây dưng CSR đối với Doanh nghiệp có thể gây ra sự tốn kém chi phí, nhưng bù vào đó là những lợi ích to lớn khác:
- CSR giúp điều chỉnh hành vi chủ thể kinh doanh.
- CSR giúp nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp.
- CSR giúp tăng lợi nhuận cho tổ chức, doanh nghiệp.
- CSR giúp doanh nghiệp thu hút nhiều nhân viên, lao động tốt hơn.
- CSR giúp nâng cao hình ảnh quốc gia.
TIÊU CHUẨN ISO VỀ CSR (CORPORATE SOCIAL RESPONSIBLITY) NHƯ THẾ NÀO?
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) vào năm 2010 nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) đã ban hành một bộ tiêu chuẩn riêng có tên gọi ISO 26000.
Thay vì quy định, áp đặt bộ tiêu chuẩn này chỉ mang tính chất hướng dẫn, giúp Doanh nghiệp hiểu rõ CSR là gì cũng như đưa ra các giải pháp giúp thực hiện CSR hiệu quả.
Tiêu chuẩn ISO 26000 bao hàm tất cả mọi lĩnh vực, quy mô tổ chức và được sự đồng thuận trên khắp thế giới.
6 CÁCH TRUYỀN THÔNG CSR HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NÊN BIẾT
Dưới đây là 6 cách truyền thông CSR hiệu quả Doanh nghiệp nên biết;
- Nghiên cứu những gì các thương hiệu khác đã làm
- Tích cực truyền tải kiến thức đến xã hội
- Chính sách tốt cho nhân viên của mình
- Hãy quan tâm đến những vấn đề xã hội quan tâm
- Xây dựng báo cáo phát triển bền vững (CSR Report)
- Truyền tải kiến thức chuyên môn tới xã hội
XÂY DỰNG CSR CẦN TRÁNH ĐIỀU GÌ?
Mặc dù CSR có nhiều tác động đến xã hội cũng như sự phát triển của Doanh nghiệp nhưng trong quá trình xây dựng CSR cần tránh một số điều sau:
- Không nên tổ chức các hoạt động từ thiện chỉ vì mục đích Marketing vì có thể gây hiểu lầm từ người dân mục đích thật sự là đánh bóng tên tuổi.
- Nếu không đủ tiềm lực kinh tế, không nên tự mình tổ chức các hoạt động từ thiền mà hãy quyên góp vào các tổ chức từ thiện có uy tín.
- Không tổ chức các sự kiện xã hội, hoạt động từ thiện có tác động xấu đến môi trường.
KẾT LUẬN
CSR – Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp sẽ luôn là một phần không thể thiếu nếu Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững.
Hy vọng qua bài viết này chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin thật sự hữu ích.
Thông tin được biên tập bởi: https://banktop.vn/