Theo thống kê, tất cả các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới có doanh số bao thanh toán rất lớn. Vậy, bao thanh toán là gì? Những thông tin về bao thanh toán sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây của BANKTOP, các bạn cùng theo dõi nhé!
Toc
- 1. Bao thanh toán là gì?
- 2. Ví dụ Bao thanh toán
- 3. Các loại hình bao thanh toán
- 4. Các hình thức bao thanh toán
- 5. Related articles 01:
- 6. Đặc điểm của bao thanh toán
- 7. Tác dụng của các hình thức bao thanh toán
- 8. Quy định về bao thanh toán
- 9. Related articles 02:
- 10. Các trường hợp không được bao thanh toán
- 11. Quy trình bao thanh toán
- 12. Kết luận
Xem thêm:
Bao thanh toán là gì?
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng mà các tổ chức tín dụng áp dụng cho doanh nghiệp là bên bán hàng dựa trên việc mua lại các khoản phải thu phát sinh trong quá trình mua bán hàng hoá được bên bán và bên mua thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá.
Ví dụ Bao thanh toán
Ví dụ: Công ty A ký một hợp đồng bao thanh toán với Ngân hàng Vietcombank tức là công ty A đã bán các khoản nợ bán hàng của mình cho Ngân hàng.
Như vậy, Ngân hàng Vietcombank đã mua lại khoản nợ của Công ty A với mức giá thấp hơn giá trị thực tế của khoản nợ đó hoặc với mức lãi suất và chi phí nhất định đã được thỏa thuận. Ngược lại, công A cũng có quyền ứng trước của đơn vị bao thanh toán một khoản tiền mặc dù bên mua chưa thanh toán để sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Vai trò của tổ chức tín dụng là đơn vị bao thanh toán sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp bổ sung nguồn vốn lưu động. Từ đó, thúc đẩy các hoạt động thương mại bao gồm thương mại trong nước và quốc tế. Trong đó, đặc điểm của các hoạt động thương mại này bao gồm:
- Bao thanh toán có quyền truy đòi: Khi bên mua hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phải thu được tổ chức tín dụng nhận bao thanh toán, bên mua hàng sẽ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước.
- Các khoản phải thu: Được xác định là số tiền bên bán phải thu từ bên mua trong thời điểm được xác định trong hợp đồng mua bán hàng hoá.
- Số dư bao thanh toán: Là số tiền bên tổ chức tín dụng ứng trước cho bên bán hàng chưa được bên mua hàng thanh toán.
Bao thanh toán được xem như một hình thức trợ vốn cho người bán hàng nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như nguồn vốn luân chuyển để tiếp tục sản xuất, tránh tình trạng ứ đọng vốn làm giảm khả năng kinh doanh của bên bán hàng. Với hình thức cấp tín dụng mới mẻ này, cho phép bên bán hàng có được những quyền lợi nhất định.
Tìm hiểu lạm phát là gì?
Các loại hình bao thanh toán
Sau khi tìm hiểu bao thanh toán là gì, chắc chắn rất nhiều người quan tâm xem có những loại hình thanh toán nào? Dưới đây là lời giải đáp chi tiết nhất.
- Bao thanh toán bên bán hàng là việc đơn vị bao thanh toán mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu của bên bán hàng dựa trên việc ứng trước tiền để nhận được quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến khoản phải thu theo thoả thuận ban đầu.
- Bao thanh toán bên mua hàng là việc đơn vị bao thanh toán mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải trả của bên mua hàng dựa trên việc ứng trước tiền cho bên bán hàng và được bên mua hàng hoàn trả tiền ứng trước với mức phí và lãi suất theo thoả thuận.
- Bao thanh toán trong nước là khi bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú, việc bao thanh toán sẽ dựa trên hợp đồng cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hoá.
- Bao thanh toán quốc tế là bên bán hàng và bên mua hàng có một bên là người cư trú và một bên là người không cư trú, việc thanh toán sẽ thông qua hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng hàng hoá giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.
Xem thêm: lãi suất danh nghĩa là gì?
Các hình thức bao thanh toán
Bao thanh toán bao gồm 4 hình thức như sau.
Bao thanh toán theo món
Tổ chức tín dụng sẽ ký một hợp đồng tín dụng với bên bán hàng với từng khoản phải thu.
Bao thanh toán theo hạn mức
Tổ chức tín dụng sẽ cấp cho bên bán hàng một số dư bao thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đó, tại bất cứ thời điểm nào trong thời hạn của hạn mức, tổng số dư bao thanh toán với bên bán hàng phải đảm bảo không được vượt quá số dư này.
Bên bán hàng chỉ cần ký với tổ chức tín dụng giấy nhận nợ sau mỗi lần ứng trước.
1. https://banktop.vn/archive/13885/
2. https://banktop.vn/archive/7316/
3. https://banktop.vn/archive/745/
Đồng bao thanh toán
Một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối thực hiện việc tổ chức bao thanh toán, các tổ chức tín dụng cùng nhau thực hiện bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng hóa cụ thể.
Xem thêm: ttr là gì?
Đặc điểm của bao thanh toán
Đối với bên bán/bên xuất khẩu
- Dựa trên những phương thức thanh toán linh hoạt để tăng khả cạnh tranh.
- Được đảm bảo rủi ro tín dụng bên mua hàng lên đến 100% giá trị hoá đơn.
- Tăng cường khả năng tài chính thực tế của bên mua cũng như nắm được chính xác uy tín tín dụng, đặc biệt là đối với người mua nước ngoài.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc quản lý cũng như thu hồi các khoản phải thu.
Đối với người mua
- Không phải trả bất kỳ một khoản phí bao thanh toán nào
- Không mất thời gian để mở thư tín dụng cho từng lần nhập hàng, không phải ký quỹ
- Được nhận hàng và sử dụng hàng mà chưa cần phải thanh toán tiền ngay
- Chỉ thanh toán tiền khi hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng
- Cơ chế thanh toán linh hoạt (bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ).
Xem thêm: lãi suất cơ bản là gì?
Tác dụng của các hình thức bao thanh toán
Đối với doanh nghiệp bán hàng
- Tăng khả năng thanh khoản, cải thiện dòng tiền.
- Nhờ chính sách bán hàng trả chậm, tăng doanh số bán hàng.
- Giảm đáng kể chi phí hành chính, quản lý công nợ.
- Không cần tài sản đảm bảo, không cần các khoản vay ngân hàng vẫn có nguồn tài chính mới.
- Hạn chế các rủi ro tín dụng, giảm thiểu tín dụng.
Đối với doanh nghiệp mua hàng
- Dễ dàng mua hàng theo điều khoản thanh toán sau.
- Tài trợ vốn lưu động dựa trên tín dụng người bán.
- Có cơ hội tốt hơn trong việc đàm phán điều khoản mua hàng.
- Nhờ tập trung thanh toán về một đầu mối, thủ tục thanh toán trở nên đơn giản hơn.
Xem thêm: lãi ròng là gì?
Quy định về bao thanh toán
Quy định về bao thanh toán nên rõ ở Thông tư 02/2017/TT-NHNN. Trong đó nêu rõ điều kiện bao thanh toán và những trường hợp không được bao thanh toán.
Điều kiện bao thanh toán
Thông tư nêu rõ, khách hàng cần phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể thì mới có thể được xem xét, quyết định bao thanh toán. Các điều kiện đó bao gồm:
Đối với khách hàng là người cư trú:
- Khánh hàng phải là pháp nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật
- Khách hàng là cá nhân đã đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, khách hàng từ đủ 15 đến 18 tuổi thì phải không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân
- sự theo quy định.
- Khách hàng sử dụng bao thanh toán để ứng tiền phải nhằm mục đích hợp pháp đồng thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính đáng.
- Khách hàng phải chứng minh được khả năng tài chính để trả nợ.
- Khách hàng cần đưa ra được phương án sử dụng nguồn vốn khả thi.
Đối với khách hàng là người nước ngoài:
- Khách hàng phải là tổ chức, công ty.
- Khách hàng sử dụng bao thanh toán để ứng tiền phải nhằm mục đích hợp pháp đồng thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính đáng của công ty.
- Tổ chức sử dụng bao tài chính phải chứng minh được khả năng tài chính đủ để trả nợ.
- Đồng thời cần đưa ra được phương án sử dụng vốn hợp lý.
- Trong trường hợp khách hàng là bên nhập khẩu thì cần phải đáp ứng được một trong những điều kiện sau:
- Khách hàng phải là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài nhưng có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới dạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- 100% giá trị của khoản phải trả đều được bảo lãnh thanh toán, bảo hiểm bởi một bên thứ ba, đã được khách hàng ký quỹ và được bảo đảm bằng tiền gửi của khách hàng tại đơn vị bao thanh toán.
Thời hạn bao thanh toán
Thời hạn bao thanh toán được quy định tại Khoản 14 Điều 3 TT 02/2017/TT-NHNN. Theo đó, thời hạn bao thanh toán chính là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày đơn vị bao thanh toán tiến hành ứng trước số tiền đầu tiên cho đến khi nợ và lãi bao thanh toán được trả hết theo quy định trong hợp đồng.
Trong trường hợp, ngày cuối cùng trong thời hạn bao thanh toán trùng với ngày nghỉ cuối tuần hoặc lễ, tết thì sẽ được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ. Đặc biệt, nếu trường hợp bao thanh toán không đủ 1 ngày thì sẽ được xác định theo quy định của Luật dân sự về thời điểm bắt đầu thời hạn.
Chi phí bao thanh toán
Chi phí bao thanh toán là khoản tiền mà đơn vị bao thanh toán nhận được thông qua việc đảm nhận bao thanh toán và được quy định cụ thể tại Điều 9 TT 02/2017/tt-NHNN. Theo đó, lãi suất và chi phí bao thanh toán do đơn vị bao thanh toán và khách hàng tuân theo thỏa thuận trước tại hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp đã đến thời hạn trả nợ, lãi bao thanh toán mà đơn vị bao thanh toán vẫn không được thanh toán đầy đủ thì phía khách hàng phải trả lãi như sau:
Lãi trên khoản nợ bao thanh toán phải theo lãi suất bao thanh toán đã được thỏa thuận trước đó tương ứng với thời hạn bao thanh toán đến hạn chưa trả.
Trong trường hợp khách hàng vẫn không thanh toán đúng hạn như quy định trên thì phía khách hàng phải trả lãi chậm theo mức lãi suất đã được thỏa thuận trước đó nhưng không được vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Trường hợp nợ bao thanh toán bị chuyển nợ quá hạn, khách hàng phải tiến hành trả lãi dựa trên khoản nợ bao thanh toán quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả với mức lãi suất không được vượt quá 150% lãi suất bao thanh toán trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Bên cạnh đó, nếu như trong trường hợp áp dụng mức lãi suất bao thanh toán điều chỉnh thì đơn vị bao thanh toán và khách hàng phải có thỏa thuận cụ thể với nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất bao thanh toán. Trường hợp bao thanh toán căn cứ vào các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất khác nhau, thì đơn vị bao thanh toán sẽ sử dụng mức lãi suất bao thanh toán thấp nhất.
1. https://banktop.vn/archive/1087/
2. https://banktop.vn/archive/13947/
3. https://banktop.vn/archive/7024/
Tìm hiểu kiều hối là gì?
Các trường hợp không được bao thanh toán
Có một số trường hợp đơn vị bao thanh toán không được bao thanh toán. Chẳng hạn như các trường hợp dưới đây:
- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm.
- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị bao thanh toán.
- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có thỏa thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
- Phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
- Đã được bao thanh toán hoặc đã được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ nợ khác.
- Đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Đang có tranh chấp.
Quy trình bao thanh toán
Việc tìm hiểu bao thanh toán là gì, các hình thức bao thanh toán và tác dụng, lợi ích là rất quan trọng để biết được quyền lợi của cá nhân và doanh nghiệp trong các hợp đồng kinh tế.
Quy trình bao thanh toán gồm các bước như sau:
Bước 1: Thẩm định hồ sơ và ký hợp đồng bao thanh toán
Các công việc cụ thể được tiến hành trong bước này bao gồm:
- Người bán và người mua ký hợp đồng thương mại.
- Người bán làm đơn để xin tài trợ bao thanh toán.
- Gửi đơn xin tài trợ bao thanh toán cho Ngân hàng Thương mại hoặc công ty tài chính uy tín.
- Chuẩn bị các tài liệu như hợp đồng thương mại, tên và địa chỉ các bên liên quan.
- Thẩm định tài trợ dựa trên thẩm định người mua và thẩm định người bán.
- Sau khi xác định tính an toàn của hợp đồng bao thanh toán, hai bên ký hợp đồng bao thanh toán.
Bước 2: Người bán thực hiện hợp đồng thương mại
Tại bước này, người bán sẽ dựa trên các điều kiện và điều khoản hợp đồng đã ký kết, gửi hàng đi cho người mua.
Bước 3: Người bán nộp bộ chứng từ xin tài trợ bao thanh toán
- Phía người bán sẽ lập chứng từ hoá đơn có liên quan và nộp trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán.
- Bổ sung những văn bản chuyển nhượng khoản nợ cho đơn vị bao thanh toán.
- Lưu ý: Chỉ những khoản nợ có thời hạn không quá 6 tháng mới được bao thanh toán.
Bước 4: Đơn vị bao thanh toán thẩm định và thực hiện tài trợ
Sau khi nhận được bộ chứng từ và văn bản chuyển nhượng nợ của người bán, đơn vị bao thanh toán cần thẩm định lại tính chính xác, trung thực của bộ chứng từ đó, thẩm định người mua và tham khảo xem người mua có ý kiến phản hồi gì về hàng hoá dịch vụ người bán đã cung ứng hay không.
Sau khi xác minh tính hợp lệ, hợp pháp và đầy đủ hồ sơ chứng từ, đơn vị bao thanh toán sẽ tiến hành thanh toán cho người bán và gửi bộ chứng từ cho bên người mua.
Số tiền đơn vị bao thanh toán trả cho người bán là số tiền ứng trước 50 – 80% giá trị bộ chứng từ.
Bước 5: Hoàn tất quy trình bao thanh toán
Sau khi đến hạn bao thanh toán của chứng từ, đơn vị bao thanh toán thông qua ngân hàng của người mua để gửi yêu cầu thanh toán cho người mua. Bên mua sẽ thanh toán toàn bộ số tiền ghi trong chứng từ cho đơn vị bao thanh toán. Hoàn tất quy trình bao thanh toán thông qua việc xác định số tiền phải thanh toán.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho bao thanh toán là gì cũng như thông tin chi tiết về quy trình bao thanh toán. Hãy truy cập ngay Banktop.vn để cập nhật nhiều tin tức mới nhất trong lĩnh vực kinh tế, tài chính các bạn nhé!
Xem thêm:
Thông tin được biên tập bởi BANKTOP