Nợ xấu có ảnh hưởng rất nhiều đến điểm tín dụng của mỗi cá nhân khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Bị nợ xấu gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như khó khăn trong việc vay vốn, mở thẻ tín dụng, mua nhà đất … Vậy bị nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không? Làm thế nào để xoá nợ xấu nếu muốn mở thẻ?
Toc
Cùng BANKTOP tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé!
Tìm hiểu về nợ xấu
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là khoản nợ quá hạn trên 90 ngày mà khách hàng vay vốn chưa thanh toán hoặc có thể không muốn thanh toán cho ngân hàng, tổ chức tín dụng. Tuỳ vào thời gian quá hạn mà khoản nợ xấu được phân vào các nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 5.
Phân loại nhóm nợ xấu
Hiện nay nợ xấu được phân làm 5 nhóm, bao gồm:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Khi bạn vay vốn chưa thanh toán số nợ trong khoảng thời gian dưới 10 ngày gọi là nợ đủ tiêu chuẩn. Nhóm này được đánh giá là có thể thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Đây là nhóm khách hàng chưa thanh toán khoản vay hoặc nợ thẻ tín dụng từ 10 đến 90 ngày. Người vay cần chú ý thời hạn trả nợ và thanh toán đầy đủ cho ngân hàng vào những lần tiếp theo.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Khách hàng có khoản vay quá hạn trong khoảng thời gian từ 90 đến 180 ngày chưa thanh toán. Có thể được giảm hoặc miễn lãi cho khách hàng không đủ khả năng trả nợ đầy đủ theo hợp đồng.
- Nhóm 4 (Nợ có nghi ngờ): Đây là nhóm bị nghi ngờ mất vốn bởi thời gian thanh toán quá hạn từ 180 đến 360 ngày.
- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Nhóm nợ có khả năng mất vốn vì thời gian kéo dài hơn 360 ngày.
Tìm hiểu về thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng (Credit Card) là một loại thẻ mà ngân hàng cấp một hạn mức tín dụng cho phép chủ cho phép chủ thẻ được thực hiện giao dịch thanh toán trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp. Hiểu đơn giản hơn, thẻ tín dụng là loại thẻ “xài trước trả sau“.
Tìm hiểu các ngân hàng mở thẻ tín dụng tốt nhất tại đây.
Bị nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không?
Cũng như trường hợp vay vốn, khi khách hàng đăng ký làm thẻ tín dụng thì ngân hàng cũng có trách nhiệm kiểm tra lịch sử tín dụng CIC của khách hàng để đánh giá sự uy tín, khả năng thanh toán dư nợ tín dụng trước khi có quyết định cấp thẻ hay không?
Vậy câu hỏi đặt ra là Dính nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không?
Có 2 trường hợp cụ thể như sau:
- Với nợ xấu nhóm 1 và nợ nhóm 2: khách hàng vẫn được xem xét cấp thẻ tín dụng tuy nhiên hạn mức được cấp có thể thấp hơn bình thường hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện như đã thanh toán hết dư nợ …
- Với nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5: khách hàng có nợ xấu thuộc các nhóm này sẽ KHÔNG ĐƯỢC hỗ trợ cấp thẻ tín dụng.
Với nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5, nếu khách hàng muốn mở thẻ tín dụng thì bắt buộc phải trả hết nợ cũ đồng thời lịch sử tín dụng được xóa khỏi hệ thống CIC. Điều này có nghĩa là sau khi trả hết nợ thì khách hàng cũng phải mất 5 năm mới có thể đăng ký mở thẻ tín dụng.
Cách kiểm tra nợ xấu khi mở thẻ tín dụng ngân hàng
Một số cách kiểm tra nợ xấu cụ thể như sau:
Tra cứu CIC trên web
Các bước thực hiện tra cứu nợ xấu trên Website như sau:
- Bước 1: Truy cập website CIC chính thức tại đây.
- Bước 2: Thực hiện đăng ký theo hướng dẫn của trang bao gồm các thông tin cá nhân, hình ảnh chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân…
- Bước 4: Nhập mã OTP đã được gửi về số điện thoại mà bạn đăng ký tài khoản, sau đó ấn “tiếp tục“ để thao tác bước tiếp theo.
- Bước 5: Nhân viên bên CIC sẽ gọi điện thoại cho người tạo thông tin để xác thực thông tin qua hình thức hỏi – đáp
- Bước 6: Sau khi tạo tài khoản thành công, thông tin đăng nhập sẽ được thông báo về SMS của bạn
- Bước 7: Sau đó bạn có thể đăng nhập vào hệ thống CIC để kiểm tra lịch sử tín dụng ở phần thông tin cá nhân của mình.
Kiểm tra nợ xấu trên App
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Tải về cài đặt ứng dụng CIC phiên bản dành cho điện thoại.
- Bước 2: Đăng ký tài khoản CIC theo các bước hướng dẫn của hệ thống
- Bước 3: Đăng nhập tài khoản cá nhân khi CIC xét duyệt thành công. Quá trình xét duyệt có thể mất 1-3 ngày làm việc giờ hành chính.
- Bước 4: Sau khi đã có tài khoản, bạn thực hiện tính năng tra cứu thông tin tín dụng của mình theo hướng dẫn trên app
- Bước 5: Kết quả cuối cùng trả về sẽ cho bạn biết bạn có nợ xấu hay không.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ các dịch vụ kiểm tra CIC để được hỗ trợ hoặc sử dụng cách khác như kiểm tra nợ xấu trên Momo chẳng hạn.
Cách xóa nợ xấu để mở thẻ tín dụng như thế nào?
Để có thể mở được thẻ tín dụng hoặc vay tiền tại ngân hàng, tổ chức tài chính khác, khách hàng cần phải xóa bỏ nợ xấu bằng các cách sau:
- Nhanh chóng hoàn trả đầy đủ mọi khoản nợ vay trước đó. Thông thường sẽ gồm cả tiền phí phạt, phí lãi suất thẻ tín dụng,… để không phát sinh nợ xấu.
- Chấp hành đúng và đầy đủ thời gian phạt để được xóa tên khỏi nợ xấu.
Cần GHI NHỚ rằng khi bị nợ xấu thì lịch sử tín dụng trên CIC sẽ lưu giữ thông tin và bạn không thể hoặc rất khó để vay tiền hay làm thẻ tín dụng tại ngân hàng hay tổ chức tài chính nào. Vậy nên bạn cần xóa nợ xấu trước tiên và không cần cố gắng vay tiền ở ngân hàng khác.
Kết luận
Dính nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không đã được BANKTOP trả lời qua nội dung bài viết này. Hy vọng các thông tin được cung cấp đã mang lại cho bạn những kiến thức cũng như lưu ý hữu ích khi có nhu cầu mở thẻ tín dụng.
Thông tin được biên tập bởi BANKTOP