Trong kinh doanh luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì thế việc tính toán phần bì rủi ro chính xác đóng vai trò vô cùng quan trọng để nhà lãnh đạo và các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư và định hướng kinh doanh phù hợp nhất. Vậy phần bù rủi ro là gì và cách tính chỉ số này như thế nào?
Toc
Tìm hiểu cách tính doanh thu hoà vốn đúng nhất
Phần bù rủi ro là gì?
Phần bù rủi ro trong tiếng Anh được gọi là Risk premium. Đây chính là là phần chênh lệch giữa tỷ lệ lợi tức yêu cầu trên một khoản đầu tư thông thường, so với tỷ lệ lợi tức của một khoản đầu tư phi rủi ro. Để tính toán chính xác phần bù rủi ro thì trước tiên nhà đầu tư phải tính toán lợi tức ước tính cùng với tỷ suất sinh lợi phi rủi ro.
Phần bù rủi ro là hình thức bù đắp cho nhà đầu tư và khi họ có nguy cơ phải chịu mất một phần hoặc là toàn bộ số tiền bỏ ra. Trong đó, nhà đầu tư chỉ chấp nhận những khoản đầu tư có mức độ rủi ro hơn nếu như họ nhận được một tỷ suất sinh lợi cao phù hợp hơn tương ứng.
Ví dụ, trái phiếu sẽ được phát hành bởi các công ty có uy tín lớn sẽ cần trả một mức lãi suất (lợi tức) thấp hơn so với so với trái phiếu mà các doanh nghiệp mới thành lập và có khả năng sinh lời không chắc chắn phát hành.
Tìm hiểu giấy báo có là gì?
Đặc điểm của phần bù rủi ro
Phần bù yêu cầu và dự kiến thường sẽ có sự khác nhau giữa các nhà đầu tư. Đồng thời, trong quá trình tính toán thì nhà đầu tư cần tính đến chi phí cần bỏ ra để có được một khoản đầu tư phù hợp nhất. Do đó, phần bù rủi ro sẽ có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Với phần bù rủi ro thị trường trong thời gian quá khứ thì lợi nhuận sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại công cụ mà nhà phân tích đã sử dụng. Hầu hết các nhà phân tích sẽ dùng S&P 500 làm tiêu chuẩn để có thể tính toán chính xác hiệu suất thị trường trong quá khứ.
- Thông thường, lợi tức trái phiếu chính phủ được xem là công cụ được sử dụng để xác định tỷ suất sinh lợi phi rủi ro, bởi nó có rất ít hoặc là không có rủi ro.
- Trong CAPM, lợi nhuận được tính của một tài sản là lãi suất phi rủi ro, cộng với lợi nhuận bổ sung và nhân với hệ số beta của tài sản đó. Trong đó, hệ số beta là thước đo mức độ rủi ro của một tài sản so với một thị trường tổng thể. Lợi nhuận bổ sung được điều chỉnh theo mức độ rủi ro của tài sản.
Công thức xác định phần bù rủi ro
Phần bù rủi ro của một kế hoạch đầu tư sẽ được tính theo công thức sau:
Bài viết liên quan:
- Phần bù rủi ro của dự án = Tỷ suất sinh lợi yêu cầu – Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro
Trong công thức trên:
- Tỷ suất sinh lợi yêu cầu chính là mức lãi suất nhà đầu tư dự kiến sẽ nhận được cho khoản đầu tư rủi ro của mình. Thông số này sẽ được quyết định dựa trên cân nhắc phần bù rủi ro lịch sử và phần bù của rủi ro kỳ vọng, cũng như khi so sánh với phần bù rủi ro của thị trường bắt buộc.
- Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro là chỉ số sinh lợi tối thiểu của bất kỳ khoản đầu tư nào và đó là khi mức rủi ro bằng 0.
Ví dụ về phần bù rủi ro
Nếu như một khoản đầu tư mang lại lợi nhuận đều đặn 10%/ năm mà không có rủi ro và nó không có biến động lợi nhuận.
Nếu một khoản đầu tư khác có thể mang lại 20% lợi nhuận trong năm đầu tiên và đạt 30% trong năm thứ hai, đến năm thứ 3 đạt 15%. Như vậy, nó có mức lợi nhuận biến động cao hơn và do đó, được xem như là “rủi ro hơn”, mặc dù nó ghi nhận lợi nhuận trung bình sẽ cao hơn.
Thông thường, trái phiếu của chính phủ được dùng để xác định được tỷ suất sinh lợi phi rủi ro. Lý do là vì khoản đầu tư hầu gần như không có rủi ro.
Phần bù rủi ro của thị trường bắt buộc và kỳ vọng sẽ khác nhau đối với từng nhà đầu tư khác nhau. Trong quá trình tính toán, nhà đầu tư cần phải tính tới chi phí bỏ ra trong suốt quá trình đầu tư.
Với phần bù rủi ro trong thị trường lịch sử, lợi nhuận sẽ thay đổi khác nhau tùy thuộc vào công cụ mà nhà phân tích đang sử dụng.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phần bù rủi ro, hy vọng đã giúp các bạn nắm được các thông tin hữu ích để kinh doanh thành công. Ngoài ra, nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về các chủ đề kinh doanh tài chính thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Bài viết được biên tập bởi: BANKTOP