Trong lĩnh vực ngân hàng, chắc hẳn chúng ta bắt gặp rất nhiều lần cụm từ “giải ngân“. Nhất là đối với các khách hàng đăng ký vay vốn tiêu dùng, vay thế chấp. Vậy giải ngân là gì? Quy trình giải ngân của ngân hàng như thế nào? Có bao nhiêu hình thức giải ngân đang được áp dụng?
Toc
Tất cả sẽ được BankTop giải đáp trong bài viết này.
Xem thêm:
Giải ngân là gì?
Hiểu một cách chung nhất, giải ngân (Tiếng anh là Drawdown hoặc Disbursement) có nghĩa là việc thanh toán cho một hạng mục, công việc cụ thể bằng tiền hoặc nguồn vốn sau khi đã hoàn thành các yêu cầu về thủ tục và quy trình triển khai cho hạng mục, công việc đó.
Giải ngân trong lĩnh vực vay vốn là việc Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chi một khoản tiền dựa theo hợp đồng vay vốn đã ký kết giữa Ngân hàng, tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức đi vay.
Quá trình giải ngân có thể được thực hiện một lần hay chia làm nhiều lần tùy thuộc vào quy định của hợp đồng. Hình thức giải ngân có thể thực hiện bằng tiền mặt, séc hoặc phiếu mua hàng… Sau khi hoàn tất thủ tục giải ngân, người nhận giải ngân có thể nhận bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt hay bằng các hình thức khác.
Một số thuật ngữ nói về giải ngân
Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến nói về giải ngân:
- Room giải ngân: là hạn mức cho vay tối đa của một Ngân hàng hay công ty tài chính.
- Lũy kế giải ngân: tức là số liệu thống kê, tổng hợp lại số tiền đã được giải ngân trong một thời gian nhất định.
- Nghiệp vụ giải ngân: là quá trình hoàn thành điều kiện giải ngân để tiến hành giải ngân nguồn vốn vay.
- Điều kiện giải ngân: là cho phép ra quyết định giải ngân khi đã có những cơ sở hợp lí, vững chắc
- Tiền để giải ngân: từ Quyết định dự trù tiền ( vốn ) sinh ra
- Bên thụ hưởng: là bên nhận tiền
- Bên quản lý tiền: là bên nhận lệnh xuất tiền từ quyết định giải ngân.
- Giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa: có thể lấy ví dụ cụ thể ở hoạt động mua bán bất động sản.
Các hình thức giải ngân phổ biến nhất
Giải ngân phong tỏa
Giải ngân phong tỏa áp dụng cho các trường hợp khách hàng vay vốn với mục đích mua hàng hóa, mua bất động sản, mua ô tô, mua nhà, mua hàng điện máy. Số tiền được giải ngân vào tài khoản nhưng không thể rút ra được ngay để sử dụng cho đến khi khách hoàn thành việc mua bán hàng hóa và thực hiện đầy đủ các hồ sơ pháp lý, đăng ký sang tên tài sản…
Đây cũng được xem hình thức giải ngân an toàn với cả người đi vay vốn và ngân hàng. Điều này nhằm để ngân hàng không bị thất thoát khoản cho vay, đồng thời chắc chắn người vay sẽ được sang tên sổ đỏ.
Giải ngân không phong tỏa
Giải ngân không phong tỏa là hình thức giải ngân mà khách hàng có thể lập tức rút tiền từ tài khoản ra để chi tiêu ngay sau khi hồ sơ được giải ngân. Giải ngân không phong tỏa thường được áp dụng trong các hồ sơ vay tín chấp, số tiền vay thấp từ 10 – 500 triệu với ưu điểm là nhanh chóng, tiện lợi.
Tuy nhiên, giải ngân không phong tỏa được đánh giá là hình thức chứa đựng nhiều rủi ro đối với ngân hàng. Chính vì vậy giải ngân không tỏa là thông thường chỉ áp dụng với một số chi nhánh, ngân hàng và đối với khoản vay nhỏ. Để hạn chế rủi ro tối đa, một số ngân hàng còn yêu cầu xác minh khả năng sang tên mới được giải ngân, bạn sẽ cần đóng thêm một khoản phí khác nữa.
Hình thức này thường không được khuyến khích và ít được áp dụng hơn so với hình thức giải ngân phong tỏa..
Tìm hiểu về giải ngân vốn vay ngân hàng
Quy trình giải ngân vốn vay ngân hàng
Để có thể được giải ngân vốn vay khi vay tiền Ngân hàng, khách hàng cần hoàn thành các bước theo quy định bao gồm:
Bước 1. Đăng ký vay vốn và thu thập thông tin
Khách hàng tìm hiểu thông tin vay vốn và đăng ký vay tiền online 24/24 bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết như số CMND, số tiền vay mong muốn, hình thức vay, khu vực sinh sống… Dựa vào thông tin đăng ký của khách hàng, nhân viên tín dụng tư vấn hình thức vay phù hợp, hồ sơ cần chuẩn bị, lãi suất vay tiền trả góp ngân hàng. Vậy hồ sơ giải ngân gồm những gì?
Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ vay vốn
Bộ hồ sơ vay vốn thường bao gồm các giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, KT3 (nếu có)
- Đề nghị vay vốn được cung cấp bởi nhân viên tín dụng
- Hồ sơ chứng minh thu nhập gồm HĐLD, sao kê lương hoặc xác nhận lương 3 tháng gần nhất.
- Đối với các khoản vay thế chấp cần chuẩn bị kế hoạch sử dụng nguồn vốn, sổ đỏ, sổ hồng…
- Và một số giấy tờ theo yêu cầu của Ngân hàng
Bước 3. Thẩm định hồ sơ vay vốn
Đây là bước quan trọng nhất để có thể hoàn tất quy trình giải ngân của ngân hàng. Đây là bước kiểm tra lại các thông tin khách hàng đã nộp trong hồ sơ vay vốn có chính xác hay không để tránh rủi ro về tín dụng.
Đối với hình thức vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng, đây là quá trình thẩm định tài sản để quyết định hạn mức cho vay. Trong quá trình thẩm định, nếu có bất kỳ sai sót gì về giấy tờ, Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
Bước 4. Phê duyệt
Sau khi đã hoàn tất quá trình thẩm định, bộ phận thẩm định báo cáo kết quả và tiến hành phê duyệt khoản vay, bắt đầu hoàn tất hồ sơ giải ngân.
Bước 5. Giải ngân
Các hình thức giải ngân phổ biến gồm:
- Giải ngân tiền mặt: khách hàng nhận trực tiếp tại Ngân hàng
- Giải ngân thông qua tài khoản của khách hàng: trong trường hợp này, khách hàng cung cấp số tài khoản của mình tại Ngân hàng làm hồ sơ vay vốn hoặc ngân hàng khác. Bộ phận giải ngân sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh và chuyển khoản sau khi hoàn tất quy trình giải ngân của ngân hàng.
Hồ sơ giải ngân gồm những gì?
Sau khi được phê duyệt khoản vay, khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giải ngân theo yêu cầu, bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý: CMND/CCCD, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của khách hàng vay.
- Hồ sơ tài chính: Tất cả giấy tờ chứng minh thu nhập như HĐLĐ còn thời hạn, bảng lương, sao kê lương (với nguồn thu từ lương), giấy đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơn (với nguồn thu từ kinh doanh), giấy tờ chứng minh sở hữu, chứng minh thu nhập từ tài sản cho thuê (với nguồn thu từ cho thuê tài sản).
- Hồ sơ tài sản đảm bảo: Đối với tài sản đảm bảo là nhà đất bạn cần cung cấp sổ đỏ, sổ hồng, với các tài sản như ô tô bạn cần chuẩn bị Giấy đăng ký xe.
- Hồ sơ mục đích sử dụng vốn: Các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng như hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc, thông báo nộp tiền (với mục đích mua nhà, mua xe,…); bản dự toán xây sửa nhà, dự toán chi phí (với mục đích xây sửa nhà); Giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, nhu cầu vốn tương lai (với mục đích kinh doanh).
Tần suất giải ngân như thế nào?
Tần suất giải ngân chính là số lần giải ngân vốn vay trong một thời gian nhất định và không có giá trị cố định khi nói về tần suất giải ngân. Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng, số tiền vay, mục đích vay hay ngân hàng hỗ trợ cho vay mà tần suất giải ngân có sự khác nhau.
Mặc dù vậy, khách hàng sẽ được tư vấn trước tần suất giải ngân để có thể chủ động sử dụng nguồn vốn vay hợp lý nhất.
Thời gian giải ngân hồ sơ vay vốn ngân hàng là bao lâu?
Thời gian giải ngân đối với hồ sơ vay vốn tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Hình thức vay thế chấp hay tín chấp?
- Quá trình chuẩn bị hồ sơ có bị thiếu sót gì không?
- Quy trình thẩm định, giải ngân của ngân hàng hỗ trợ (giả sử ngân hàng Vietcombank có quy trình thẩm định khác BIDV)
Trong điều kiện lý tưởng, có nghĩa là mọi thứ đều thuận lợi, thời gian giải ngân của bộ hồ sơ vay tín chấp là 1 – 2 ngày, vay thế chấp là 7 – 10 ngày.
Để hồ sơ được giải ngân nhanh chóng, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.
- Thứ nhất, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu từ Ngân hàng. Mọi giấy tờ phải rõ ràng, đầy đủ thông tin. Trong trường hợp giấy tờ là bản photo cần phải có công chứng, thời gian công chứng còn hiệu lực 6 tháng hoặc 3 tháng tùy theo quy định của mỗi đơn vị cho vay.
- Thứ hai, khi vay vốn, cần trả nợ đầy đủ, đúng hẹn, nếu có tiền có thể tất toán hồ sơ trước hạn. Như vậy điểm tín dụng của bạn sẽ cao và trong những lần vay tiếp theo, hồ sơ sẽ dễ dàng được giải ngân hơn.
- Thứ ba, đối với các khoản vay thế chấp, mục đích sử dụng vốn cần đảm bảo trong suốt thời gian trả nợ, không sử dụng nguồn vốn giải ngân vào các mục đích trái pháp luật để đảm bảo hồ sơ được giải ngân nhanh chóng ở những lần vay tiếp theo.
Các ngân hàng TMCP hoặc Ngân hàng nhà nước thường có quy trình giải ngân từ 1 – 2 ngày. Nếu bạn đang tìm kiếm một tổ chức tín dụng hỗ trợ vay online, giải ngân trong ngày thì các công ty tài chính như Lotte Finance, FE Credit, Home Credit… là một phương án vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần CMND nên cân nhắc.
Những lưu ý khi hoàn thành thủ tục giải ngân đối với khách hàng
Để quá trình giải ngân diễn ra thuận lợi và an toàn, khách hàng cần lưu ý một số điểm dưới đây:
- Đọc kỹ hợp đồng và các điều khoản trong hợp đồng.
- Trước khi giải ngân nếu có bất kỳ thắc mắc nào về hồ sơ vay, lãi suất hay các điều khoản trong hợp đồng thì ngay lập tức yêu cầu tư vấn vì sẽ không thể thay đổi sau khi hồ sơ đã giải ngân.
- Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Ngân hàng để được hỗ trợ vay tiền nhanh nhất.
- Trong trường hợp hồ sơ đã được phê duyệt nhưng chưa giải ngân, khách hàng có thể từ chối giải ngân nếu cảm thấy không cần khoản vay này nữa hay vì một lý do phát sinh nào đó.
Kết luận
Trên đây, BankTop đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi “giải ngân là gì?“. Khách hàng có nhu cầu vay tín chấp có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline để được tư vấn hồ sơ vay vốn nhanh nhất. Hi vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Xem thêm: