Goodwill là gì? Đây luôn là từ khóa được mọi người thường nhắc đến ở những cuộc thâu tóm, mua lại công ty. Và cũng là chủ đề tìm kiếm không ít bởi các bạn nghiên cứu về kinh tế học, tài chính,…Bởi Goodwill có liên quan mật thiết đến vấn đề kinh doanh trong cuộc sống.
Toc
Vậy thực tế Goodwill được hiểu như thế nào là đúng?
Xem thêm:
Goodwill là gì?
Goodwill thực tế được hiểu là lợi thế thương mại. Vậy nên Goodwill là gì bản chất là cùng một câu hỏi với lợi thế thương mại là gì? Và khái niệm cụ thể của Goodwill là gì?
Goodwill trong bản chất thực
Goodwill có nghĩa cơ bản là một khoản lợi thế được thương hiệu doanh nghiệp tạo nên. Đây là tài sản vô hình phát sinh lúc một người mua lại doanh nghiệp hiện có. Đó là những tài sản không thể nhìn thấy, được thể hiện trong bảng cân đối kế toán công ty. Và đa phần chỉ được ghi nhận khi giá mua cao hơn tổng giá trị tài sản vô hình và các khoản nợ.
Hay nói cách khác Goodwill ám chỉ sự khác biệt giữa giá trị thị trường công ty và giá trị sổ sách tài sản ròng cùng thời điểm. Nếu một công ty nào đó muốn mua lại công ty này thì Goodwill là khoản mà người mua cần trả thêm. Tất nhiên số tiền chi trả thêm nằm ngoài giá trị tài sản sở hữu.
Ví dụ lợi thế thương mại
Công ty AB mua lại công ty HG với giá trị khoảng 100 triệu USD. Toàn bộ giá trị tài sản mà công ty HG là 50 triệu USD. Số tiền này là tổng hợp các tài sản liên quan. Bao gồm như nhà cửa, xe cộ, máy tính,…Ngoài ra công ty HG còn có tổng khoản nợ là 20 triệu USD.
Như vậy công ty HG có giá trị tài sản thuần dự kiến là 30 triệu USD. Chi phí mà công ty AB mua lại công ty HG là 100 triệu US. Lúc này số tiền chênh lệch là 70 triệu USD. Và số tiền này chính là lợi thế thương mại.
Goodwill trong kế toán là gì?
Goodwill là gì theo chuẩn mực kế toán? Đó thực tế là tài sản cố định vô hình. Goodwill – lợi thế thương mại phát sinh thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp với tính chất mua lại. Tất cả được thể hiện qua một tài khoản thanh toán được bên mua thực hiện để thu lợi ích kinh tế ở tương lai.
Lợi thế thương mại đa phần được trình bày ở một chỉ tiêu riêng. Trong đó lợi thế thương mại biểu thị rõ nét ngay ở bảng cân đối kế toán. Hầu hết sẽ xảy ra ở báo cáo tài chính hợp nhất tập đoàn. Và một số tài sản thuộc lợi thế thương mại chẳng hạn như:
- Thương hiệu công ty
- Data khách hàng
- Mối quan hệ với đối tác
- Mối quan hệ với nhân viên
- Những công nghệ độc quyền
- Các giải thưởng
- …
Công thức tính Goodwill dễ hiểu nhất
Lợi thế thương mại được hiểu như trên nhưng để biết được cụ thể bạn cần biết cách tính toán. Vậy công thức tính Goodwill là gì? Về cơ bản công thức chung dựa vào sự chênh lệch giữa tổng tiền mua lại và các tài sản có thể nhận dạng. Cụ thể:
Bài viết liên quan:
Goodwill = giá trị hợp nhất kinh doanh – % sở hữu X giá trị tài sản thuần theo giá trị hợp lý
Nếu nhìn qua công thức tính toán như vậy chắc chắn bạn sẽ thấy khá bỡ ngỡ. Do đó để có cái nhìn cụ thể hơn, bạn hãy theo dõi ví dụ phân tích dưới đây.
Công ty X mua lại công ty Y với tổng giá thành khoảng 2.000.000.000 USD. Sau thương vụ công ty X sở hữu 100% công ty Y. Theo đó:
- Toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty Y lúc này là 1.000.000.000 USD.
- Tổng tài sản ấy là các loại sản sản của công ty Y và các khoản nợ.
- Lúc này giá trị tài sản thuần của Y là 900.000.000 USD.
Vậy lợi thế thương mại được tính là 2.000.000.000 – 100% x 900.000.000 = 1.100.000.000 USD.
Goodwill có ý nghĩa gì đối với Doanh nghiệp?
Dưới đây là một số ý nghĩa của Goodwill đối với Doanh nghiệp:
- Giúp doanh nghiệp được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm bán lại cho doanh nghiệp khác.
- Mang lại giá trị về số tiền bán được, bù đắp thiệt hại mà doanh nghiệp đó đang gặp phải và phải bán lại cho doanh nghiệp khác.
- Lợi thế thương mại có thể có giá trị âm hoặc dương. Nếu giá trị thương mại âm thì điều đó đồng nghĩa với việc bên mua đã mua được doanh nghiệp đó với giá tốt.
- Với các doanh nghiệp phải bán đi, giá trị của lợi thế thương mại càng lớn thì giá trị của doanh nghiệp càng cao >> Doanh nghiệp thu về được nhiều tiền.
- Với các doanh nghiệp mua lại, họ sẽ phải bỏ ra một khoản tiền lớn hơn so với giá trị sổ sách của doanh nghiệp đó. Vì vậy, họ sẽ coi khoản tiền đó là chi phí đầu tư ban đầu để mua lại lợi thế, tiềm năng của doanh nghiệp đó với kỳ vọng sẽ thu lại khoản lợi nhuận lớn trong tương lai. Tuy nhiên, việc kỳ vọng quá nhiều vào lợi thế thương mại có thể trở thành áp lực cho các doanh nghiệp trước bài toán lợi nhuận.
Hạn chế của Goodwill ra sao?
Bên cạnh những ưu điểm tích cực đối với Doanh nghiệp thì Goodwill vẫn tồn tại một số hạn chế như:
- Lợi thế thương mại rất khó định giá chính xác.
- Giá trị của lợi thế thương mại có thể âm khi bên mua mua lại doanh nghiệp đó với giá thấp hơn giá thị trường. Điều này cũng có thể xảy ra nếu doanh nghiệp mua tiêu không thể thương lượng mức giá hợp lý khi giao dịch.
- Vì giá trị các thành phần trong lợi thế kinh tế mang tính chủ quan nên bên mua có thể định giá quá cao trong thương vụ mua bán này.
- Một hạn chế khác của lợi thế thương mại là bên mua có thể phải đối mặt với khả năng thanh toán dù trước đó nó là một công ty có tiềm lực tài chính khá tốt.
Như vậy, goodwill chính là số tiền chênh lệch mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp khác với giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp được mua lại.
Kết luận
Nói tóm lại Goodwill là gì? Thực chất đây là lợi thế thương mại. Lợi thế thương mại càng lớn thì ắt hẳn một hoặc nhiều những tài sản vô hình của công ty sẽ lớn. Và cách tính toán lợi thế thương mại ra sao có lẽ giờ đây bạn đã bỏ túi được cho mình rồi nhỉ.
Nếu bạn cần tìm hiểu thông tin gì liên quan về tài chính thương mại hãy truy cập BANKTOP mỗi ngày.
Xem thêm: