Điểm hoà vốn là một chỉ số vô cung quan trọng mà các doanh nghiệp, cửa hàng hoạt động sản xuất kinh doanh cần xác định trước khi vận hành hoạt động. Điểm hòa vốn (tiếng Anh: Break Even Point, viết tắt: BEP) là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí.
Toc
- 1. Điểm hòa vốn (Break Even Point) là gì?
- 2. Ý nghĩa của điểm hoà vốn (BEP)
- 3. Phân loại điểm hoà vốn (Break Even Point)
- 4. Công thức xác định điểm hoà vốn
- 5. Ví dụ cách tính điểm hoà vốn
- 6. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của việc xác định điểm hoà vốn
- 7. Related articles 02:
- 8. Thuật ngữ liên quan đến điểm hoà vốn
- 9. Kết luận
- 10. Related articles 01:
Vậy cụ thể điểm hoà vốn là gì? Ý nghĩa ra sao? Công cụ tính điểm hoà vốn như thế nào? Cùng BANKTOP tìm hiểu qua nội dung bài viết này!
Xem thêm:
Điểm hòa vốn (Break Even Point) là gì?
Điểm hòa vốn (tiếng Anh gọi là Break Even Point) là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng bằng với chi phí đã bỏ ra, điều này có nghĩa là tại điểm hòa vốn doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ.
Điểm hoà vốn có thể xác định bằng doanh thu hoà vốn và sản lượng hoà vốn dựa trên 3 yếu tố được xác định bao gồm:
- Số lượng sản phẩm sản xuất được (đơn vị sản phẩm)
- Doanh số tiêu thụ (bằng tiền)
- Thời gian đạt hòa vốn trong năm (thời gian)
Ý nghĩa của điểm hoà vốn (BEP)
Về cơ bản, việc xác định điểm hoà vốn (BEP) giúp giúp doanh nghiệp biết được sản lượng, doanh thu ở mức nào thỉ có thể đạt được điểm hòa vốn và phạm vi lời lỗ của doanh nghiệp theo những cơ cấu chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu.
Ngoài ra, việc biết điểm hoà vốn còn mang lại một số ý nghĩa cụ thể như:
- Thiết lập mức giá hợp lí.
- Phân tích điểm hòa vốn cho biết mức độ hiệu quả đầu tư phải đạt được để lấy lại số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Khi sản lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận.
- Xác định điểm hòa vốn được cân nhắc là phương pháp kiểm tra biên độ an toàn.
- Phân tích hòa vốn được sử dụng rộng rãi, từ giao dịch chứng khoán và giao dịch quyền chọn đến xác định ngân sách thực hiện dự án của doanh nghiệp.
(Theo Investopedia, Break-Even Analysis Definition)
Phân loại điểm hoà vốn (Break Even Point)
Khi phân tích và xác định điểm hoà vốn chúng ta có thể phân biệt ra hai trường hợp là điểm hòa vốn kinh tế và điểm hòa vốn tài chính.
Điểm hòa vốn kinh tế
Là điểm tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh (gồm tổng chi phí biến đổi và chi phí cố định kinh doanh, trong đó chưa tính đến lãi vay vốn kinh doanh phải trả). Tại điểm hòa vốn kinh tế, lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp bằng 0.
Điểm hòa vốn tài chính
Là điểm tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh và lãi vay vốn kinh doanh phải trả. Tại điểm hòa vốn tài chính, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng 0.
Công thức xác định điểm hoà vốn
Xác định sản lượng hòa vốn kinh tế
Tại điểm hòa vốn kinh tế, tổng doanh thu bằng tổng chi phí bỏ ra, do đó ta có cách xác định như sau:
Qh = F / (p – v)
Trong đó,
- Qh: Là sản lượng cần tiêu thụ để đạt được hòa vốn kinh tế
- F: Tổng chi phí cố định kinh doanh
- v: Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm
- p: giá bán đơn vị sản phẩm
Xác định sản lượng hòa vốn tài chính
Công thức như sau:
Qht = (F + I) / (p – v)
Trong đó,
- Qht: Là sản lượng cần tiêu thụ để đạt được hòa vốn tài chính
- I: chi phí lãi vay kinh doanh phải trả
Ví dụ cách tính điểm hoà vốn
Ví dụ 1
Một doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm A, có chi phí cố định là 20 triệu đồng. Giá bán mỗi sản phẩm trên thị trường là 10.000 đồng và chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm là 5.000 đồng.
a) Xác định sản lượng hòa vốn kinh tế.
b) Xác định điểm hòa vốn tài chính biết chi phí lãi vay doanh nghiệp phải trả là 5 triệu đồng.
Lời giải như sau:
Ví dụ 2
Công ty X chuyên sản xuất và bán quạt thông gió. Giá bán 1 quạt là 400.000 đồng.
Chi phí biến đổi là 300.000 đồng/quạt và chi phí cố định là 800.000.000 đồng/tháng (trong đó, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất là 400.000.000 đồng).
Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = (Đơn giá bán – Chi phí biến đổi)
= (400.000 – 300.000) = 100.000 đồng
Điểm hoà vốn = Chi phí cố địnhLợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = 800.000.000100.000 = 8.000 quạt
Doanh thu hoà vốn = (8.000 x 400.000) = 3.200.000.000 đồng
Như vậy, công ty cần phải sản xuất và bán được 8.000 quạt/tháng thì mới hoà vốn.
Đánh giá ưu điểm và hạn chế của việc xác định điểm hoà vốn
Ưu điểm
Việc xác định điểm hoà vốn mang lại một số lợi ích như:
1. https://banktop.vn/nda-la-gi
2. https://banktop.vn/ekyc-la-gi
3. https://banktop.vn/cho-vay-hop-von-la-gi
- Dùng để đánh giá lợi nhuận, chi phí của một dự án, một doanh nghiệp.
- Được sử dụng trong việc lựa chọn phương án sản xuất đầu tư.
- Có thể sử dụng trong sự phân tích rủi ro của doanh nghiệp hay một dự án đầu tư.
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm thì việc tính toán và xác định điểm hoà vốn vẫn tồn tại một số hạn chế mà bạn nên lưu ý như:
- Biến thiên của chi phí và thu nhập phải tuyến tính.
- Trên thực tế rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, có doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng chục, hàng trăm sản phẩm, dịch vụ. Do đó muốn phân tích phải quy đổi các sản phẩm khác nhau thành một loại sản phẩm chuẩn duy nhất mà việc này thì rất khó khăn và chỉ mang tính tương đối.
- Phân tích hoà vốn không quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian cho nên kết quả đặc biệt sai lệch trong trường hợp có lạm phát cao
Thuật ngữ liên quan đến điểm hoà vốn
Chi phí cố định
Chi phí cố định là những phần chi phí kinh doanh không thay đổi theo qui mô sản xuất như chi phí khấu hao, thuế và các loại chi phí chung.
Chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi dùng để chỉ các loại chi phí có xu hướng thay đổi cùng với qui mô sản lượng. Nó là khoản tiền trả cho các nhân tố biến đổi như nguyên liệu, lao động v.v…
Doanh thu an toàn hòa vốn
Doanh thu an toàn hoà vốn là phần chênh lệch giữa doanh thu thực hiện được trong kỳ và doanh thu hoà vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn thể hiện theo số tương đối và số tuyệt đối. Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu thực hiện được.
Thời gian hoà vốn
Thời gian hoà vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hoà vốn trong một kỳ kinh doanh. Công thức xác định như sau:
Thời gian hoà vốn = Doanh thu hoà vốn / Doanh thu bình quân một ngày
Doanh thu bình quân một ngày = Doanh thu trong kỳ / Số ngày trong kỳ Trong đó:
- p: đơn giá bán
- F:Tổng định phí
- Qhv: số lượng sản phẩm hoà vốn
- v: Biến phí đơn vị
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán (COGs) được định nghĩa là chi phí cần thiết để xây dựng nên mỗi sản phẩm có trong thực đơn của nhà hàng. Ở khía cạnh tồn kho, giá vốn hàng bán thể hiện chi phí cần bỏ ra để duy trì hàng tồn kho, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh cần thiết.
Giá vốn hàng bán (COGs) = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + giá trị hàng tồn kho mua vào trong kỳ – giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.
Chi phí vận hành
Chi phí vận hành được định nghĩa là những chi phí liên quan đến việc vận hành không bao gồm giá vốn hàng bán. Các chi phí nằm trong chi phí vận hành bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí lương/thưởng
- Chi phí bảo trì/sửa chữa
- Chi phí Marketing
- Các khoản chi phí khác (điện, nước, internet…)
Chi phí khấu hao
Chi phí khấu hao được định nghĩa là khoản chi phí được phân bổ cho một tài sản nhất định đến khi giá trị của tài sản bằng 0 hoặc không đáng kể. Các loại chi phí nằm trong khấu hao bao gồm:
- Đầu tư thô
- Máy móc trang thiết bị
- Công cụ dụng cụ
Kết luận
Việc xác định điểm hoà vốn là vô cùng cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế trước khi quyết định đầu tư chủ doanh nghiệm, chủ cửa hàng, quán ăn luôn lưu ý đến vấn đề này. Nội dung bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin về điểm hoà vốn (BEP). Hy vọng đã mang lại cho bạn nội dung hữu ích.
1. https://banktop.vn/tra-cuu-ma-so-so-ho-khau
2. https://banktop.vn/kieu-hoi-la-gi
3. https://banktop.vn/uy-nhiem-chi-acb