Hầu như chúng ta thường nghe nói đến ngân hàng và cũng thường xuyên giao dịch tại Chi nhánh/Phòng giao dịch nhiều hơn là hội sở ngân hàng. Chính vì vậy mà khi nghe đến cụm từ này rất nhiều người không hiểu nó là gì. Vậy cụ thể hội sở ngân hàng là gì?nó khác gì chi nhánh ngân hàng và hội sở là nơi diễn ra những hoạt động gì?
Toc
- 1. Hội sở ngân hàng là gì?
- 2. Related articles 01:
- 3. Những hoạt động diễn ra tại sở giao dịch ngân hàng
- 4. Cơ cấu phân cấp trong tổ chức ngân hàng
- 5. Related articles 02:
- 6. Sự khác nhau giữa hội sở, chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng
- 7. Có thể đến hội sở ngân hàng để giao dịch hay không?
- 8. Có nên đến trụ sở để giao dịch hay không?
- 9. Địa chỉ hội sở chính của 1 số ngân hàng tiêu biểu
- 10. Kết luận
Cùng BANKTOP tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé!
Xem thêm:
Hội sở ngân hàng là gì?
Hội sở ngân hàng còn được gọi là trụ sở ngân hàng của một ngân hàng nào đó (Ví dụ hội sở ngân hàng BIDV, hội sở ngân hàng ACB ..). Hội sở được xem là đầu não của ngân hàng, được xếp cao nhất trong tổ chức. Tại đây có nhiều phòng ban khác nhau, khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch cũng như giải quyết tất cả các nhu cầu.
Lấy ví dụ tập đoàn Unilever là một tập đoàn lớn trong ngành hàng mỹ phẩm, dầu gội, sản phẩm giặt tẩy,… (có thể gọi chung là ngành hàng tiêu dùng thiết yếu). Unilever sẽ có 1 trụ sở chính đặt tại London – Vương Quốc Anh.
Bên cạnh đó, khi xâm nhập vào các thị trường của các quốc gia khác, tại mỗi quốc gia Unilever lại đặt 1 trụ sở chi nhanh. Chẳng hạn chúng ta có Unilever Việt Nam. Unilever Hà Lan,…
Tương tự đối với thuật ngữ hội sở ngân hàng cũng như vậy. Bạn có thể coi 1 ngân hàng (chẳng hạn như BIVD hay Liên Việt Postbank,…) tương đương với Unilever.
Lúc này đối với ngân hàng chúng ta cũng có những trụ sở chính và trụ sở chi nhánh. Chỉ khác là trụ sở chính của ngân hàng đó sẽ được gọi với thuật ngữ là hội sở ngân hàng.
Còn những trụ sở chi nhánh chính là những chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng đó được đặt tại các khu vực, thành phố khác nhau. Những chi nhánh ngân hàng này chính là những địa chỉ quen thuộc mà bạn hay đến để thực hiện các giao dịch tài chính đó.
1. https://banktop.vn/tinh-von-luu-dong
2. https://banktop.vn/ekyc-la-gi
3. https://banktop.vn/tin-dung-ngan-hang
Ngoài cách hiểu này, bạn đọc có thể hiểu trụ sở ngân hàng chính là nơi tập trung những “ông lớn”, những người điều hành cấp cao của doanh nghiệp đó. Đây sẽ là nơi ban bố các quyền lực, các chính sách và điều hướng hoạt động đến các chi nhánh ngân hàng nhỏ.
Những hoạt động diễn ra tại sở giao dịch ngân hàng
Hội sở ngân hàng thực chất vẫn là ngân hàng nhưng nó cao cấp hơn. Chính vì vậy các hoạt động của hội sở vẫn liên quan đến việc thực hiện các giao dịch tài chính. Tuy nhiên hình thức sẽ có chút khác biệt.
Ngoài hoạt động giao dịch tài chính với khách hàng, tại hội sở còn diễn ra những cuộc họp hội đồng, giám đốc. Đây sẽ là nơi các nhà điều hành cấp cao của ngân hàng báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng chi nhánh, họp bàn về các vấn đề kinh doanh và đưa ra những giải pháp chiến lược.
Từ hội sở, những quyết định liên quan đến chính sách hoạt động, những quy định vay vốn,… sẽ được đưa ra bàn bạc rồi sẽ được ban bố đến các ngân hàng chi nhánh.
Cơ cấu phân cấp trong tổ chức ngân hàng
Ngân hàng thường được phân cấp tổ chức theo thứ tự từ lớn đến bé như sau: Hội sở >> Chi nhánh ngân hàng >> Sở giao dịch ngân hàng >> Phòng giao dịch ngân hàng. Cụ thể như sau.
Chi nhánh Ngân hàng là gì?
Chi nhánh ngân hàng là một bậc dưới hội sở cũng là nơi hoạt động với chức năng chính là thực hiện các giao dịch của khách hàng.
Mỗi ngân hàng thường có nhiều chi nhánh/phòng giao dịch khác nhau tại các tỉnh thành phố trên cả nước. Chi nhánh ngân hàng tiếp tục được phân cấp thành cấp 1 và 2. Chỉ tiêu này được đánh giá qua mức lợi nhuận đem lại.
Ngoài ra còn một số phân cấp trong tổ chức ngân hàng như sở giao dịch ngân hàng được đặt tại các địa phương. Sở giao dịch ngân hàng bị hạn chế một số chức năng so với chi nhánh và hội sở.
Sở giao dịch ngân hàng là gì?
Sở giao dịch ngân hàng là cấp dưới của chi nhánh ngân hàng, có quyền hạn ít hơn so với chi nhánh. Sở giao dịch ngân hàng thường được đặt tại các địa phương, chủ yếu tại các quận/huyện. 1 ngân hàng sẽ có rất nhiều sở giao dịch khác nhau có mối quan hệ tương trợ để cùng nhau phát triển. Vì phân cấp của sở giao dịch ngân hàng thấp hơn nên nó cũng bị hạn chế 1 vào chức năng và quyền hạn nhất định. Thông thường sở giao dịch ngân hàng sẽ là nơi đảm nhiệm chức năng huy động vốn, cấp tín dụng cho khách hàng khi có nhu cầu.
Phòng giao dịch ngân hàng là gì?
Phòng giao dịch ngân hàng là tổ chức thuộc quyền quản lý của ngân hàng, cục thuế và sở giao dịch. Tại phòng giao dịch ngân hàng bạn có thể thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng cơ bản tuy nhiên sẽ không thể sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế. Tại các ngân hàng thương mại cổ phần thì 1 phòng giao dịch thường bao gồm các bộ phận chủ chốt như: Phòng kế toán – ngân quỹ, phòng khách hàng, phòng tổng hợp…
1. https://banktop.vn/cong-ty-tai-chinh-la-gi
2. https://banktop.vn/checking-account-la-gi
3. https://banktop.vn/kt3-la-gi
Xem thêm:
Sự khác nhau giữa hội sở, chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng
Hội sở ngân hàng | Hội sở ngân hàng hay còn được hiểu là trụ sở ngân hàng của một ngân hàng nào đó. Hội sở được xem là đầu não của ngân hàng, được xếp cao nhất trong tổ chức. |
Chi nhánh ngân hàng | Chi nhánh ngân hàng trực thuộc dưới quyền của hội sở ngân hàng. Tại chi nhánh ngân hàng, các chức năng và nghiệp vụ vẫn được thực hiện như một ngân hàng bình thường. Thông thường, chi nhánh ngân hàng sẽ được đặt tại các tỉnh, thành lớn trên cả nước. |
Phòng giao dịch ngân hàng | Thuộc quyền quản lý của ngân hàng, cục thuế và sở giao dịch. Tại đây, bạn có thể thực hiện các nghiệp vụ cơ bản không thanh toán quốc tế. |
Có thể đến hội sở ngân hàng để giao dịch hay không?
Như chúng ta vừa đề cập ở trên hội sở ngân hàng chính là trụ sở chính là ngân hàng và là nơi để những người điều hành đứng đầu ngân hàng làm việc. Vậy những hoạt động diễn ra tại hội sở ngân hàng là gì và chúng ta có thể đến hội sở để thực hiện các giao dịch tài chính hay không?
Có nên đến trụ sở để giao dịch hay không?
Tại hội sở ngân hàng vẫn tiến hành thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính, vì vậy mọi người có thể đến đây để thực hiện mục đích này. Đấy là vấn đề có hay không thể đến hội sở để giao dịch. Còn câu trả lời cho vấn đề nên hay không nên đến hội sở để giao dịch thì bạn nên cân nhắc những yếu tố sau đây:
- Vị trí địa lý của bạn đến hội sở có xa hay không? Mục đích mà sau hội sở ngân hàng có những chi nhánh được thành lập chính là để giải quyết vấn đề khoảng cách địa lý của khách hàng với ngân hàng. Chính vì vậy nếu bạn ở gần 1 chi nhánh nào đó thì việc đến hội sở có lẽ là không cần thiết.
- Khoản tiền mà bạn muốn giao dịch (rút tiền, chuyển tiền, vay vốn,…) có giá trị có cao hay không. Thường thì các chi nhánh chỉ có thể giải quyết với hạn mức tối đa là 2 tỷ đồng. Trong trường hợp bạn có nhu cầu giao dịch nhiều hơn thế thì bạn nên đến hội sở ngân hàng.
Địa chỉ hội sở chính của 1 số ngân hàng tiêu biểu
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ hội sở ngân hàng Vietcombank, hội sở chính OceanBank, ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng khác, hãy tham khảo ngay bảng tổng hợp dưới đây:
Ngân hàng | Địa chỉ hội sở/trụ sở |
Vietcombank |
|
OceanBank |
|
Ngân hàng chính sách xã hội |
|
VietinBank |
|
Agribank |
|
BIDV |
|
VPBank |
|
|
Địa chỉ: Số 63 Lê Văn Lương, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
SĐT: 1900 545426 |
Sacombank |
|
Kết luận
Quả thực thì khái niệm hội sở ngân hàng là gì không phải là quá khó hiểu với bạn đọc phải không? Hy vọng bài viết này của BANKTOP đã giúp bạn bổ sung thêm một kiến thức hữu ích. Bạn đọc nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực này cũng như để tích lũy thêm những kiến thức thú vị hơn nữa liên quan đến lĩnh vực tài chính hoặc đăng ký vay tiền nhanh hãy liên hệ với nhân viên để được tư vấn.
Xem thêm:
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP