Vàng đen còn được biết đến là dầu mỏ, là một trong những nhiên liệu quý phục vụ cho việc đầu tư, khai thác hiện nay. Để hiểu chi tiết hơn về vàng đen là gì, thành phần cũng như quy trình khai thác loại dầu khí này ra sao, mời bạn xem qua bài viết BANKTOP tổng hợp dưới đây nhé.
Toc
Xem thêm:
Vàng đen là gì?
Vàng đen là 1 loại chất lỏng sánh đặc có màu sắc đặc trưng là màu đen, người ta cũng hay gọi nó là dầu mỏ. Vàng đen chứa thành phần chính là Hidrocacbon ở dạng rắn, lỏng và khí.
Đặc điểm của Vàng đen
Dưới đây là những đặc điểm mà mình đã tổng hợp được về Vàng đen:
- Về dấu hiệu nhận biết, dầu mỏ thường là chất lỏng có màu nâu, đen hay ngả sang màu lục, nhẹ hơn nước và không tan trong nước, có mùi hắc đặc trưng.
- Thành phần chính của dầu mỏ bao gồm các hydrocacbon ở dạng rắn, lỏng và khí.
- Dầu mỏ khai thác từ các quặng tự nhiên được coi là nguyên liệu thô (do đó còn có thể gọi dầu mỏ là dầu thô), trải qua quá trình lọc, tinh chế và chưng cất sẽ tạo ra các chế phẩm. Các thành phẩm này là nhiên liệu quan trọng cho nhiều ngành nghề trong đời sống.
Thành phẩm được tạo nên từ dầu mỏ
Thông qua vàng đen, người ta có thể kết hợp với nhiều loại nhiên liệu khác nhau để đáp ứng và phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống hằng ngày như:
- Dầu Diezen: Từ 250°C – 350°C
- Dầu bôi trơn động cơ: Từ 300°C trở lên
- Xăng cho máy bay: Từ 60°C – 100°C
- Xăng cho nhiên liệu ô tô: Từ 100°C – 150°C
- Xăng Ete: Từ 40°C – 70°C
- Dầu hắc
- Dầu hỏa phục vụ cho gia đình: Từ 120°C-150°C
- Dầu hỏa dùng làm nhiên liệu thông dụng: Từ 150°C-300°C
Quy trình khai thác vàng đen như thế nào?
Quy trình khai thác vàng đen hiện nay được diễn ra khá phức tạp thông qua việc tìm kiếm và thăm dò để khai khoáng các lỗ sâu dưới lòng đất. Để thực hiện, người ta sẽ bắt đầu khoan những lỗ khoan xuống sâu dưới tầng địa chất.
Khi khoan xuống đến lớp dầu lỏng gặp áp suất cao, hệ thống dầu sẽ tự động phun lên trên bề mặt. Và khi lượng dầu giảm, đồng nghĩa áp suất giảm lượng dầu cũng sẽ giảm đi. Để thực hiện công đoạn này, người ta sẽ đặt máy bơm và hút dầu lên.
Lượng dầu hút được sẽ được đưa về để khai thác sàng lọc, chưng cất để tạo ra thành phẩm cuối cùng phục vụ cho hoạt động đời sống, lĩnh vực kinh doanh, công nghiệp,vv…
Tại các quốc gia khác như Nga, Mỹ, Trung Đông việc khai thác các giếng dầu khoan được diễn ra dễ dàng bởi nó nằm trên phần đất liền và nông. Và việc chi phí bỏ ra để tiến hành khai thác cũng sẽ thấp hơn. Ngược lại, tại một số quốc gia khác việc khai thác vàng đen lại được tiến hành dưới đại dương, các công đoạn lại càng khó khăn hơn.
Vì sao dầu mỏ lại được gọi là vàng đen của nhiều Quốc gia?
Có thể thấy cuộc sống hiện nay các thiết bị máy móc, phương tiện giao động đều cần đến và sử dụng dầu mỏ để duy trì hoạt động. Dầu mỏ được xem như là nguồn năng lượng phải có trong cuộc sống và hoạt động của con người. Nó chẳng khác gì vàng bạc và mọi người đều muốn có và sử dụng nó để đáp ứng cho các nhu cầu cá nhân, gia đình.
Vàng đen là đặc trưng của tạo hóa, nó có sẵn trong lòng đất từ hàng nghìn năm trước và được con người chúng ta khai thác đến bây giờ. Việc khai thác dầu mỏ hay vàng đen cũng không phải dễ dàng và cũng bị hạn chế về vấn đề di chuyển.
Ngoài ra, nếu khai thác dầu mỏ thường xuyên cũng sẽ khiến nguồn năng lượng này giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, thảm thực vật,vv…Để cải thiện điều này, con người chúng ta nên cải tiến và tìm ra các nguồn năng lượng khác thay thế cho dầu mỏ. Giúp hạn chế việc khai thác và phá hủy môi trường của toàn Thế Giới.
Năng lượng nào có thể thay thế cho dầu mỏ?
Biết được những khó khăn mà lĩnh vực dầu mỏ hiện nay đang gặp phải, các nhà nghiên cứu khoa học đã điều chế ra những loại nhiên liệu mới giúp tái tạo và thay thế 1 phần của nhiên liệu dầu mỏ.
Cụ thể các loại nhiên liệu đang được nghiên cứu như:
- Phong điện, phong năng: Là loại năng lượng lấy từ sức gió.
- Nhiên liệu Hydro dành cho phương tiện xe hơi.
- Nhiệt năng chuуển đổi của đại dương (OTEC).
- Dùng điện thay thế cho xăng dùng làm phương tiện di chuyển.
- Tận dụng năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân,vv…
Thực trạng khai thác vàng đen (dầu mỏ) tại Việt Nam
Thực trạng khai thác vàng đen (dầu mỏ) tại Việt Nam hiện nay đang giảm dần qua các năm. Việc khai thác các mỏ dầu tại nước ta diễn ra khá sớm từ năm 1986, sau nhiều năm khai thác thì lượng dầu dần cạn kiệt, nguồn bổ sung vào khai thác hằng năm cũng hạn chế hơn.
Để cải thiện tình hình này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã có những giải pháp kịp thời là khoan bổ sung thêm các giếng khoan đan dày. Để đóng góp vào sản lượng chung của các mỏ. Kèm theo đó là nâng cao và tối ưu hệ thống khoan giếng, các thiết bị cao cấp nhằm đẩy mạnh việc khai thác được tốt và hiệu quả hơn.
Đối với các mỏ dầu nằm ở vị trí biển thì việc khai thác cũng gây ra nhiều khó khăn và vất vả hơn. Kèm theo đó là những rủi ro về địa chất, máy móc, điều kiện thời tiết,vv… Gây ra sản lượng khai thác giảm không đạt như theo kế hoạch đã đề ra.
Tuy nhiên trong những năm gần đây sản lượng dầu thô ngày càng giảm đáng kể so với giai đoạn trước, cụ thể như sau:
Năm | Sản lượng dầu |
2015 | 16,9 triệu tấn |
2016 | 15,2 triệu tấn |
2017 | 13,4 triệu tấn |
2018 | 12 triệu tấn |
2019 | 11 triệu tấn |
2020 | 9,7 triệu tấn |
2021 | 11 triệu tấn |
Kết luận
Như vậy, bài viết trên BANKTOP đã tổng hợp giúp bạn những thông tin đầy đủ nhất về vàng đen là gì, quy trình khai thác ra sao,vv… Để bạn có cái nhìn tổng quan nhất về lĩnh vực dầu khí tại nước ta. Đồng thời, chúng ta cũng có thể biết được dầu mỏ có vị trí quan trọng như thế nào trong cuộc sống hiện nay.
Thông tin được biên tập bởi BANKTOP