Khi nền kinh tế mở cửa thì nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các nước gia tăng. Chính vì vậy mà khái niệm tỷ giá hối đoái đã ra đời để làm phương tiện trao đổi. Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, công thức và những vấn đề xoay quanh tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế hiện nay.
Toc
- 1. Tỷ giá hối đoái là gì?
- 2. Tỷ giá hối đoái tiếng Anh là gì?
- 3. Phân loại tỷ giá hối đoái
- 4. Related articles 01:
- 5. Chế độ tỷ giá hối đoái là gì?
- 6. Phân loại Chế độ tỷ giá hối đoái
- 7. Công thức tính tỷ giá hối đoái theo phương pháp tính chéo
- 8. Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế
- 9. Related articles 02:
- 10. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
- 11. Kết luận
Xem thêm:
Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi về mặt giá trị giữa hai đồng tiền của hai quốc gia‚ hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn là giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được quy đổi sang tiền của quốc gia khác là bao nhiêu; hoặc cách hiểu khác nữa là số lượng cần thiết của đơn vị tiền tệ trong nước dùng để mua một đơn vị tiền tệ nước ngoài.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tỷ giá hối đoái phản ánh mối quan hệ giá trị đồng tiền của hai nước với nhau. Ví dụ cụ thể:
- USD/VND = 23.000 thì ta có thể hiểu 1 USD = 23.000 VND
- EUR/VND = 26.000 ta có thể hiểu là 1 EUR = 26.000 VND
Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (1997) định nghĩa tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài, có sự điều tiết của Nhà Nước trên thị trường và do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố. Ví dụ: Tỷ giá USD/VND = 22.000 hay 1USD = 22.000 VND.
Tỷ giá hối đoái tiếng Anh là gì?
Tỷ giá hối đoái tiếng Anh là Exchange rate
Phân loại tỷ giá hối đoái
Căn cứ vào giá trị tỷ giá
Dựa vào giá trị tỷ giá có thể chia thành 2 loại:
- Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá có tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ theo giá hiện tại, không tính đến ảnh hưởng của lạm phát.
Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối
Dựa vào khái niệm Tỷ giá hối đoái là gì và căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối, chúng ta có thể chia làm 2 loại:
- Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷ giá thư hối.
- Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác
Căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối
Có thể chia ra thành 2 loại như sau:
- Tỷ giá mua: Là tỷ giá mua ngoại hối vào của ngân hàng
- Tỷ giá bán: Là tỷ giá bán ngoại hối ra của ngân hàng
Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán
Dựa trên kỳ hạn thanh toán, phân chia tỷ giá hối đoái thành:
- Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS): Là tỷ giá do tổ chức tín dụng tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng.
- Tỷ giá giao ngay (SPOT): Là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận trong đó phải đảm bảo biểu độ do ngân hàng nhà nước quy định. Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua hoặc bán.
Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá
Dựa trên đối tượng xác định tỷ giá và những thông tin khái niệm “Tỷ giá hối đoái là gì” chúng ta có thể phân chia thành”
- Tỷ giá thị trường: Tỷ giá được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường hối đoái.
- Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Trên cơ sở của tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.
Tỷ giá hối đoái song phương
Tỷ giá hối đoái song phương hay còn có tên là Bilateral Exchange Rate: Được hiểu là giá của một đồng tiền nước này so với đồng tiền khác và không đề cập đến vấn đề lạm phát giữa hai nước.
Tỷ giá hối đoái hiệu dụng
Tỷ giá hối đoái hiệu dụng (NEER–Nominal Efective Exchange rate) hay còn gọi có tên là tỷ giá danh nghĩa đa phương / tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng.
Tìm hiểu VN Index là gì?
1. https://banktop.vn/cach-tinh-pip-trong-forex
2. https://banktop.vn/bitcoin-la-gi
3. https://banktop.vn/dau-co-la-gi
Chế độ tỷ giá hối đoái là gì?
Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau.
Phân loại Chế độ tỷ giá hối đoái
Tỷ giá thả nổi
Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi.
Tỷ giá cố định
Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn.
Tỷ giá thả nổi có điều tiết
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định.
Tìm hiểu chứng khoán là gì?
Công thức tính tỷ giá hối đoái theo phương pháp tính chéo
Giữa hai đồng tiền định giá
Nếu có nhu cầu mua bán ngoại tệ, có thể tính theo công thức:
- Tỷ giá bán khách hàng = Tỷ giá mua ngân hàng/Tỷ giá bán ngân hàng
- Tỷ giá mua khách hàng = Tỷ giá bán ngân hàng/Tỷ giá mua ngân hàng
Công thức: Yết giá/định giá = (Yết giá/USD)/(Định giá/USD)
Giữa hai đồng tiền yết giá
Để có thể tính được tỷ giá mua khách hàng, lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia tỷ giá mua của ngân hàng và chia tỷ giá bán của ngân hàng.
Công thức: Yết giá/định giá = (USD/Định giá)/(USD/Yết giá)
Giữa hai đồng tiền yết giá và định giá
Để tính tỷ giá cho đồng tiền yết giá và định giá, ta nhân tỷ giá đồng tiền định giá với tỷ giá của đồng tiền yết giá.
Công thức: (Yết giá/USD)x(USD/Định giá) = Yết giá/Định giá
Lưu ý: Ta dùng yết giá trực tiếp cho công thức trên.
Tìm hiểu cổ tức là gì?
Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế
Nếu bạn muốn hoạt động lâu dài trong nền kinh tế thì không nên dừng lại ở câu hỏi “Tỷ giá hối đoái là gì?”, bạn cần phải biết rõ hơn về vai trò của nó để có thể vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả.
Trong nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam, tỷ giá hối đoái giữ rất nhiều vai trò quan trọng.
1. https://banktop.vn/tin-nhanh-chung-khoan
2. https://banktop.vn/dat-nen-la-gi
3. https://banktop.vn/vn-index-la-gi
Tỷ giá hối đoái có tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình hình lạm phát
Tỷ giá hối đoái có tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình hình lạm phát của mỗi quốc gia‚ cụ thể đó là:
- Khi tỷ giá hối đoái giảm tức là giá trị đồng nội tệ tăng lên thì hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào sẽ có giá thành rẻ hơn‚ lạm phát tỏng nước lúc này được kiềm chế. Tuy nhiên‚ quy mô sản xuất sẽ bị thu hẹp và tốc độ tăng trưởng bị chậm lại.
- Trái lại khi tỷ giá hối đoái tăng tức là sức mua nội tệ giảm sẽ làm cho giá thành nhập khẩu các mặt hàng tăng cao‚ có nguy cơ cao xảy ra tình trạng lạm phát
Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền
Vai trò trong việc tính toán sức mua giữa các đồng tiền:
- Tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc tính toán cũng như so sánh giữa giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ‚ giá cả hàng hóa trong nước và giá cả hàng hóa của nước ngoài‚ v.v…
- Từ đó sẽ tính toán được hiệu quả trong các giao dịch ngoại thương‚ vay vốn‚ hợp tác kinh tế với nước ngoài và đề ra những chính sách kinh tế đối ngoại phù hợp với thực tế.
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu
Nếu đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) đồng nghĩa với giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên rẻ hơn dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao. Sự tăng lên của tỷ giá làm nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, từ đó giúp cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Có rất nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái:
Cán cân thanh toán
Đồng nội tệ giảm và ngoại tệ tăng trong trường hợp cán cân thanh toán quốc tế cao, đó là nguyên nhân làm cho tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại
Thương mại
Tỷ giá hối đoái tăng do ảnh hưởng từ việc tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu, dẫn đến cán cân thương mại giảm, nằm ở 2 khía cạnh sau đây:
- Tình hình tăng trưởng kinh tế: Khi tốc độ tăng giá của sản phẩm xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu thì tỷ lệ trao đổi thương mại tăng kéo theo giá trị đồng nội tệ tăng và tỷ giá giảm. Ngược lại tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì cán cân thương mại giảm khiến cho tỷ giá hối đoái tăng.
- Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng ngoại tệ tăng và nội tệ giảm khiến tỷ giá hối đoái tăng.
Lạm phát
Khi lạm phát trong nước có sự thay đổi sẽ làm cho các hoạt động thương ngoại bên ngoài nước cũng như ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ làm tỷ giá thay đổi.
Ví dụ: Nếu trong nước (Việt Nam) có tỷ lệ lạm phát cao hơn quốc gia nước ngoài (Trung Quốc). Người dân Việt sẽ có xu hướng chọn lựa hàng hoá Trung Quốc hơn Việt Nam do giá cả chi trả cho hàng hoá sẽ rẻ hơn và thị trường sẽ nhập khẩu hàng Trung tăng làm cầu đồng ngoại tệ (nhân dân tệ) tăng.
Còn ở Trung Quốc, người dân sẽ hạn chế sử dụng hàng hoá Việt do giá cao và nhập khẩu Việt giảm khiến cho cung ngoại tệ (nhân dân tệ) giảm. Cầu ngoại tệ tăng, cung ngoại tệ giảm dẫn đến tỷ giá hối đoái nhân dân tệ so với VND tăng → đồng nội tệ (VND) giảm
Lãi suất
Lãi suất ảnh hưởng đến đầu tư chứng khoán ở thị trường nước ngoài, từ đó ảnh hưởng đến ngoại tệ.
Ví dụ dễ hiểu như sau: Khi lãi suất tiền gửi ngân hàng tại Việt Nam thấp hơn ở Mỹ thì các nhà đầu tư sẽ có khuynh hướng gửi tiền tại các ngân hàng Mỹ. Khi đó sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái USD và còn tỷ giá hối đoái VND sẽ tăng. Điều này làm đồng nội tệ bị mất giá.
Thu nhập
- Tác động trực tiếp: nếu thu nhập của quốc gia đó tăng thì người dân sẽ có xu hướng muốn dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn từ đó làm cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng
- Tác động gián tiếp: thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước làm cho tỷ lệ lạm phát cao làm tỷ giá tăng
Kết luận
Trên đây là những thông tin bổ ích về khái niệm tỷ giá hối đoái là gì cũng như cung cấp các thông tin về công thức, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng. Hy vọng bạn đọc sẽ có góc nhìn nhiều khía cạnh hơn về kinh tế hiện nay và có những định hướng tối ưu cho quá trình phát triển công việc của mình.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP