Lãi suất điều chỉnh là gì? Đây là câu hỏi được khách hàng quan tâm trong quá trình vay vốn và gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Hiện nay, có hai phương thức lãi suất cơ bản được sử dụng nhiều là lãi suất cố định và lãi suất điều chỉnh( lãi suất thả nổi).Tuy nhiên, khi gửi tiết kiệm dài hạn, ngân hàng thường sẽ đưa lời khuyên sử dụng lãi suất điều chỉnh.
Toc
Vậy lãi suất điều chỉnh là gì? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết.
Xem thêm:
Lãi suất điều chỉnh là gì?
Lãi suất điều chỉnh là loại lãi suất được thay đổi, điều chỉnh liên tục theo tình hình biến đổi của thị trường. Ngân hàng và khách hàng sẽ dựa trên quy định của pháp luật để trao đổi lựa chọn kỳ hạn và mức điều chỉnh phù hợp.
Đặc điểm của lãi suất điều chỉnh
Trước khi vay vốn hay gửi tiết kiệm, khách hàng cần tìm hiểu kỹ những đặc điểm của phương thức lãi suất điều chỉnh là gì để có thể đưa ra được những lựa chọn chính xác, tối ưu nhất cho bản thân. Khi lựa chọn lãi suất điều chỉnh, cần chú ý những nội dung sau:
- Lãi suất sẽ được thay đổi theo kỳ, có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm một lần điều chỉnh
- Phía ngân hàng và bên vay vốn/gửi tiết kiệm sẽ trao đổi với nhau và đưa ra thỏa thuận về kỳ hạn và mức điều chỉnh, tất cả sẽ được ghi rõ trong hợp đồng
- Phương thức này sẽ chịu tác động của lãi suất thị trường. Nếu lãi suất thị trường tăng sẽ điều chỉnh lãi suất tăng và ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm thì lãi suất sẽ giảm
- Lãi suất điều chỉnh được điều chỉnh theo chỉ số của lạm phát và chỉ số lãi suất tham chiếu, tất cả đều dựa trên cơ sở của lãi suất kỳ đầu tiên
- Đây là phương thức lãi suất thường được áp dụng với khoản gửi tiết kiệm dài hạn, đa số các ngân hàng thương mại đều có hình thức lãi suất điều chỉnh
- Khách hàng vay vốn sẽ được lợi khi lãi suất thị trường giảm, khách hàng gửi tiết kiệm sẽ được lợi khi lãi suất thị trường tăng và ngược lại
- Với phương thức lãi suất điều chỉnh, ngoài kỳ đầu tiên ra, khách hàng khó dự đoán được các kỳ sau
Cách tính lãi suất điều chỉnh
Mặc dù lãi suất này luôn có sự thay đổi dựa theo tình hình hình biến động của thị trường nhưng để đảm bảo quyền lợi cho cả người vay và người cho vay thì vẫn có những quy định và công thức tính riêng. Cụ thể nó được như sau:
Lãi suất điều chỉnh = Lãi suất tham chiếu + Biên độ
Bài viết liên quan:
Trong đó:
- Lãi suất tham chiếu được dựa vào thời gian vay vốn. Nếu kỳ hạn dưới 12 tháng thì người ta sẽ tính là lãi gửi dưới 12 tháng. Còn với kỳ hạn dài, trên 12 tháng thì sẽ tính thành lãi gửi kỳ hạn 13 tháng hoặc 24 tháng.
- Biên độ vay vốn được xác định là sự chênh lệch của lãi suất đầu ra và đầu vào, hay chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất huy động tiền gửi. Biên độ chênh lệch này càng cao thì lợi nhuận Ngân hàng thu được càng nhiều.
Nên lựa chọn lãi suất cố định và lãi suất điều chỉnh trong trường hợp nào?
Lãi suất cố định
Với những doanh nghiệp, công ty có nhu cầu vay vốn dài hạn thường sẽ lựa chọn lãi suất cố định. Vì mức lãi suất không đổi trong thời gian dài, công ty hay doanh nghiệp có thể xác định rõ được số lãi cần trả cho mỗi kỳ là bao nhiêu, từ đó có thể lập được một kế hoạch tài chính dài hạn, không bị ảnh hưởng bởi thị trường, quản trị được mức rủi ro cao.
Lãi suất điều chỉnh
Với những doanh nghiệp, công ty, khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiết kiệm dài hạn hoặc vay vốn ngắn hạn, khi đã biết rõ về lãi suất điều chỉnh là gì thì sẽ nhanh chóng lựa chọn ngay phương thức lãi suất này.
Đây sẽ là lựa chọn tối ưu nếu bạn vay vốn và nắm bắt được xu hướng thay đổi lãi suất, từ đó đưa ra quyết định đáo hạn kịp thời trước khi lãi suất thị trường tăng, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải trả nợ vay ít hơn so với những kỳ đầu. Còn nếu bạn gửi tiết kiệm, hình thức này sẽ mang lại lợi ích lớn nếu lãi suất thị trường có xu hướng tăng.
Kết luận
Tóm lại, khi đã hiểu rõ được lãi suất điều chỉnh và những đặc điểm nổi bật của nó, mong rằng bạn sẽ có những quyết định sáng suốt khi lựa chọn phương thức lãi suất phù hợp cho nhu cầu vay vốn hay gửi tiết kiệm cho công ty, doanh nghiệp và chính bản thân mình.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP