Profit Margin hay biên lợi nhuận là chỉ số được sử dụng phổ biến để đánh giá khả năng phát triển của doanh nghiệp và mức sinh lời của cổ phiếu. Vậy chính xác thì Profit Margin là gì? Phân loại, cách tính và đặc điểm của biên lợi nhuận trong từng ngành như thế nào? Tất cả sẽ được Investo giải đáp thông qua bài viết dưới đây!
Toc
- 1. Profit Margin là gì? Ý nghĩa biên lợi nhuận
- 2. Những loại Profit Margin và cách tính mà Trader cần biết
- 3. Bài viết liên quan:
- 4. Tại sao doanh nghiệp lại sử dụng Profit Margin?
- 5. Đặc điểm của Profit Margin trong từng ngành
- 6. Chiến lược nâng cao biên lợi nhuận Profit Margin cho Doanh nghiệp
- 7. Investo – Trang tin tức, kiến thức đầu tư chứng khoán uy tín hàng đầu Việt Nam
Xem thêm:
- Quỹ đầu tư mạo hiểm là gì? Top 5 quỹ đầu tư mạo hiểm HOT nhất
- Quỹ tương hỗ là gì? Danh sách quỹ tương hỗ Việt Nam mới nhất
- Quỹ Dragon Capital là gì? Lợi ích, hạn chế quỹ Dragon Capital?
Profit Margin là gì? Ý nghĩa biên lợi nhuận
Profit Margin (biên lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận) là chỉ số về lợi nhuận, được dùng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này thể hiện sự chênh lệch giữa hai yếu tố doanh thu và lợi nhuận, được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
Profit Margin có thể được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành để đo lường khả năng cạnh tranh. Giá trị của Profit Margin cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có lãi và khả năng tối ưu nguồn vốn, chi phí sản xuất tốt.
Ví dụ: Công ty X có Profit Margin là 20%, tức là cứ 10 đồng doanh thu thì công ty X sẽ thu được 2 đồng lợi nhuận.
Những loại Profit Margin và cách tính mà Trader cần biết
Biên lợi nhuận ròng – Net Profit Margin
Biên lợi nhuận ròng là tỷ lệ phần trăm đại diện cho thu nhập ròng hoặc lợi nhuận sau thuế có được từ mỗi đồng doanh thu. Công thức tính Net Profit Margin bao gồm hai yếu tố chính là lợi nhuận ròng và doanh thu.
Net Profit Margin = Lợi nhuận ròng sau thuế/Doanh thu
Trong đó, lợi nhuận ròng sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố là giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế doanh nghiệp, lãi vay, khấu hao. Nếu doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí hoạt động, giá vốn hàng bán sẽ giúp nâng cao giá trị của Net Profit Margin. Còn thuế là khoản phí khó có thể thay đổi vì đây là nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước.
Biên lợi nhuận ròng càng cao thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng tốt, có ít rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp này. Ngược lại, biên lợi nhuận ròng thấp cho thấy doanh nghiệp đang dùng quá nhiều chi phí sản xuất, kinh doanh.
Biên lợi nhuận gộp – Gross Profit Margin
Biên lợi nhuận gộp là chỉ số thể hiện mức độ sinh lời và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ số này được đo lường thông qua sự chênh lệch của doanh thu và giá vốn sản phẩm (bao gồm chi phí nguyên vật liệu, lương nhân công,…).
Gross Profit Margin = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán)/Doanh thu
Gross Profit Margin thường được áp dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một sản phẩm cụ thể. Song, doanh thu thấp chưa hẳn khiến cho Gross Profit Margin thấp theo nếu thực hiện tốt trong việc tối ưu giá vốn hàng bán. Nhưng nếu doanh thu không đủ để bù cho số vốn bỏ ra thì giá trị của biên lợi nhuận gộp cũng không còn ý nghĩa.
Trong trường hợp doanh nghiệp tối ưu được giá vốn và doanh số bán hàng tốt nhưng chiến lược định giá không phù hợp. Điều này cũng khiến cho Gross Profit Margin có tỷ suất không cao.
Bài viết liên quan:
Biên lợi nhuận hoạt động – Operating Profit Margin
Biên lợi nhuận hoạt động tương tự với biên lợi nhuận gộp là dùng để đo lường sự khác biệt của doanh thu so với giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ bao gồm các chi phí cố định như thuê nhà xưởng, đồ dùng văn phòng, trang bị máy móc,… Không liên quan đến chi phí trực tiếp dùng để tạo ra sản phẩm.
Operating Profit Margin = Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu
Dựa vào giá trị của Operating Profit Margin, nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng hoạt động của các doanh nghiệp với nhau. Nếu có Operating Profit Margin cao hơn mặt bằng chung trên thị trường, chứng tỏ doanh nghiệp quản lý chi phí hoạt động tốt hơn so với đối thủ.
Tại sao doanh nghiệp lại sử dụng Profit Margin?
Profit Margin là một chỉ số quan trọng giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định có nên rót vốn vào doanh nghiệp hay không. Đồng thời giúp doanh nghiệp đánh giá và đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý. Bởi chỉ số này phản ánh được số đồng lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể tạo ra từ doanh thu. Qua đó có thể:
- So sánh tiềm lực tài chính giữa các doanh nghiệp với nhau: Nếu doanh nghiệp có Profit Margin cao thì có nghĩa là hoạt động kinh doanh hiệu quả, khả năng quản lý chi phí tốt và ngược lại.
- Làm cơ sở để doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động: Dựa vào giá trị của Profit Margin là gì mà doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược hợp lý để gia tăng lợi nhuận. Ví dụ như Profit Margin bằng 0, thậm chí là âm, cho thấy doanh thu mang về không đủ để bù vốn hoặc doanh nghiệp quản lý chi phí chưa tốt.
- Căn cứ để huy động vốn từ nhà đầu tư: Tỷ suất lợi nhuận là một trong những yếu tố được ưu tiên khi so sánh giữa các doanh nghiệp của nhà đầu tư. Nếu tỷ suất này có giá trị cao, doanh nghiệp chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hấp dẫn để nhà đầu tư rót vốn vào.
Đặc điểm của Profit Margin trong từng ngành
Ngành có tỷ suất lợi nhuận cao
- Các sản phẩm xa xỉ (ví dụ như quần áo cao cấp, trang sức, mỹ phẩm,…): Những doanh nghiệp này thường có vị thế cao và mang tính độc quyền trên thị trường. Họ có thể nâng giá bán sản phẩm lên cao mà vẫn đảm bảo thu được lợi nhuận dù doanh số thấp hơn.
- Phần mềm và trò chơi điện tử: Những doanh nghiệp trong ngành này thường phải mất nhiều năm để hoàn thiện sản phẩm. Nhưng họ có thể hưởng lợi đáng kể từ bản quyền và hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ.
- Y tế, dược phẩm: Việc nghiên cứu và phát triển thuốc, thiết bị y tế,… sẽ mất khá nhiều chi phí, có thể lên đến hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này có thể tạo ra Profit Margin tốt thông qua việc kinh doanh thiết bị và phương pháp điều trị được bảo hộ quyền sáng chế.
Ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp
- Nhà hàng: Kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng thường phải chịu rất nhiều chi phí khác nhau, ví dụ như nguyên liệu, thuê mặt bằng, nhân công,… Do đó mà doanh nghiệp thường có Profit Margin không cao.
- Giao thông vận tải: Những khoản phí khiến cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giao thông vận tải có Profit Margin thấp bao gồm cơ sở hạ tầng, bảo trì máy móc, thiết bị, nhiên liệu,…
- Nông nghiệp: Với nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên, đất đai lớn, đồng thời có nguy cơ tồn kho cao, dễ hiểu khi nông nghiệp cũng được xếp vào nhóm ngành có biên lợi nhuận thấp.
Cần lưu ý rằng, Profit Margin thấp không đồng nghĩa với việc không tạo ra lợi nhuận. Đa số các doanh nghiệp này sẽ tăng sản lượng, nguyên liệu bán ra hay số khách hàng để bù đắp cho tỷ suất lợi nhuận. Do đó cần lưu ý đến ngành nghề của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Chiến lược nâng cao biên lợi nhuận Profit Margin cho Doanh nghiệp
Tăng giá bán sản phẩm
Một trong những cách đơn giản nhất để gia tăng Profit Margin đó chính là nâng giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này thì không hề dễ dàng. Bởi nếu không khéo có thể gây ra tác dụng ngược, khiến khách hàng từ bỏ thương hiệu.
Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét đồng thời các yếu tố bên trong (chi phí, lợi nhuận) lẫn yếu tố bên ngoài (giá bán của đối thủ, tình hình kinh tế chung, mức độ nhạy cảm về giá của người tiêu dùng). Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo giá tăng thì chất lượng cũng tương xứng.
Tối ưu chi phí
Doanh nghiệp có mức sinh lời không cao có thể xuất phát từ nguyên nhân lãng phí trong khâu vận hành. Thế nên, việc tối ưu chi phí, loại bỏ những tác nhân dư thừa, năng suất kém là điều cần thiết. Sau đây là 8 loại lãng phí mà doanh nghiệp cần giảm thiểu hoặc loại bỏ trong quy trình kinh doanh của mình:
- D – Sai sót: Quá trình kiểm soát chất lượng thiếu hiệu quả khiến sản phẩm bị lỗi.
- O – Sản xuất thừa: Nhập hàng hoặc sản xuất quá mức cần thiết.
- W – Chờ đợi: Thời gian chết trong khâu vận hành quá lớn, khối lượng công việc và nhân công không tương xứng,…
- N – Không dùng nhân tài: Không khai thác hết tiềm năng của nhân viên, để nhân viên làm không đúng nhiệm vụ,…
- T – Vận chuyển: Di chuyển hàng hóa giữa các cửa hàng, kho lưu trữ không hợp lý.
- I – Hàng tồn kho quá lớn: Lượng hàng lưu trữ trong kho quá lớn, quá lâu dẫn đến hết hạn,…
- M – Lãng phí chuyển động: Bố trí cửa hàng không hợp lý.
- E – Xử lý quá mức: Số lượng hàng hóa bị khách hàng trả lại, yêu cầu sửa chữa quá nhiều,…
Ứng dụng công nghệ để gia tăng lợi nhuận
Để Profit Margin có thể tăng trưởng bền vững, doanh nghiệp cần là chủ được doanh thu và lợi nhuận của mình thay vì trông chờ vào việc tăng giá. Bởi giá chỉ là giải pháp mang tính ngắn hạn và dễ bị ảnh hưởng bởi thị trường.
Một trong những giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh doanh thu và tối ưu chi phí đó chính là ứng dụng công nghệ vào khâu vận hành. Điển hình như các quy trình tự động hóa, cắt giảm công đoạn thủ công,… Qua đó hạn chế được tình trạng dư thừa, lãng phí nguồn lực. Hơn nữa còn có thể nâng cao trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Investo – Trang tin tức, kiến thức đầu tư chứng khoán uy tín hàng đầu Việt Nam
Investo là một trang tin tức uy tín về thị trường chứng khoán, cung cấp cho độc giả những thông tin mới nhất, cũng như kinh nghiệm đầu tư, phân tích cổ phiếu và các nguyên tắc đầu tư hiệu quả. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp cho độc giả những thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất để họ có thể đưa ra quyết định đầu tư thông minh.
Chúng tôi hi vọng rằng, Investo sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích được nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam yêu thích.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://investo.info/
- Email: investo.mkt@gmail.com
- Xem Kiến thức đầu tư chứng khoán, Forex hữu ích tại đây: https://www.investo.info/chuyen-muc/kien-thuc
Nội dung được biên tập bởi: BankTop