Tài khoản thu phí thường niên là gì? Các loại phí thường niên tại ngân hàng năm 2023? Cần lưu ý gì về phí thường niên của các ngân hàng hiện nay? Hãy cùng BANKTOP tìm hiểu những thông tin chi tiết về tài khoản thu phí thường niên của ngân hàng qua bài viết này nhé!
Toc
- 1. Tìm hiểu phí thường niên và phí duy trì tài khoản
- 2. Tài khoản thu phí thường niên là gì?
- 3. Phí thường niên tại các ngân hàng cập nhật mới nhất năm 2023
- 4. Làm thế nào để được giảm phí thường niên?
- 5. Lưu ý về phí thường niên của các ngân hàng hiện nay
- 6. Quên tài khoản thu phí thường niên có sao không?
- 7. Lời kết
Xem thêm:
Tìm hiểu phí thường niên và phí duy trì tài khoản
Phí thường niên là gì?
Phí thường niên được hiểu là loại phí được các ngân hàng thu theo năm bằng cách cấn trừ ngay trực tiếp vào tài khoản của khách hàng. Đây là loại phí được thu nhằm mục đích duy trì các dịch vụ ngân hàng như chuyển khoản, nhận tiền, thanh toán trực tuyến… và được áp dụng cho hầu hết các loại thẻ.
Thông thường, phí thường niên được tính từ thời điểm khách hàng bắt đầu đăng ký và mở thẻ, do đó, nếu bạn chỉ đăng ký mở tài khoản ngân hàng mà không làm thẻ thì bạn hoàn toàn không phải đóng loại phí này.
Tuy nhiên, việc thanh toán phí thường niên rất quan trọng bởi nó đảm bảo cho bạn quyền lợi về việc sử dụng các dịch vụ thẻ.
Hiện nay, có rất nhiều loại tài khoản, do đó mức phí thường niên cho mỗi loại tài khoản cũng được quy định khác nhau:
- Đối với thẻ ghi nợ hay thẻ thanh toán nội địa, mức phí thường niên giao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng tùy vào ngân hàng
- Với thẻ thanh toán quốc tế, mức phí này có cao hơn từ 10.000 đồng đến 500.000 đồng
- Với thẻ tín dụng, mức phí thường niên sẽ được tính dựa trên hạn mức cụ thể của thẻ. Đối với một số loại thẻ có hạn mức không giới hạn, mức phí thường niên khá cao và chỉ dành cho một số đối tượng khách hàng nhất định.
Phí duy trì tài khoản là gì?
Phí duy trì tài khoản còn có tên gọi khác là phí quản lý tài khoản. Khác với phí thường niên, phí duy trì tài khoản được ngân hàng trừ trực tiếp trên tài khoản ngân hàng của bạn hàng tháng nếu số dư trong tài khoản của bạn dưới mức quy định. Tùy vào mỗi ngân hàng hay loại thẻ, quy định về số dư tối thiểu trong tài khoản sẽ khác nhau.
- Đối với các tài khoản ngân hàng quốc tế: mức phí quản lý tài khoản sẽ cao hơn các ngân hàng nội địa. Ví dụ, với ngân hàng HSBC, mức phí quản lý tài khoản là 200.000 đồng nếu số dư trong tài khoản ít hơn 3.000.000 đồng.
- Đối với các tài khoản ngân hàng nội địa: mức phí duy trì tài khoản giao động từ 5.000 đồng đến 15.000 đồng.
- Ví dụ: mức phí duy trì tài khoản của Techcombank là 9.000 đồng khi số dư trong tài khoản ít hơn 2.000.000 đồng.
Như vậy, phí duy trì tài khoản và phí thường niên là 2 loại phí hoàn toàn khác nhau, nhưng đều được ngân hàng cấn thu trực tiếp trong tài khoản của khách hàng.
Phân biệt phí thường niên và phí duy trì tài khoản
Như đã phân tích ở trên, cơ bản phí thường niên và phí duy trì là 2 loại phí hoàn toàn khác nhau. Có thể so sánh 2 loại phí này qua bảng dưới đây:
Loại phí | Phí thường niên | Phí duy trì tài khoản |
Đối tượng áp dụng | Thẻ ATM ngân hàng | Tài khoản ngân hàng |
Định kỳ thu phí | Mỗi năm một lần | Mỗi tháng một lần |
Điều kiện miễn phí | Đạt tổng chi tiêu thẻ theo quy định từng loại thẻ | Đảm bảo số dư tối thiểu đạt mức quy định của ngân hàng |
Tài khoản thu phí thường niên là gì?
Tài khoản thu phí thường niên được hiểu chính là số tài khoản ngân hàng của các loại thẻ. Ngân hàng sẽ tiến hành thu phí trực tiếp qua số tài khoản mà khách hàng đã đăng ký mở, bạn chỉ được thực hiện giao dịch gửi tiền, chuyển tiền, nhận tiền hay thanh toán online khi đã hoàn thành đóng phí thường niên cho ngân hàng.
Nhiều khách hàng lầm tưởng tài khoản thu phí chính là dãy số in trên thẻ ngân hàng, tuy nhiên tài khoản thu phí là tài khoản được ngân hàng cung cấp khi bạn đăng ký mở tài khoản ngân hàng là làm thẻ ATM. Số tài khoản này được ngân hàng gửi cho bạn khi bàn giao thẻ.
Phí thường niên tại các ngân hàng cập nhật mới nhất năm 2023
Mức phí thường niên của mỗi ngân hàng hoặc phí thường niên của mỗi loại thẻ sẽ có sự chênh khác nhất định tùy theo quy định của ngân hàng. Bạn có thể theo dõi và tra cứu phí thường niên tại các ngân hàng năm 2023 theo bảng dưới đây:
Ngân hàng | Phí thường niên | Phí phát hành |
AgriBank | 100.000 VNĐ | 100.000 VNĐ |
ACB | 300.000 VNĐ | Miễn phí |
BIDV | 200.000 VNĐ | Miễn phí |
Bản Việt | Miễn phí | Miễn phí |
Đông Á | 200.000 VNĐ | Miễn phí |
HD Bank | 220.000 VNĐ | Miễn phí |
EximBank | 300.000 VNĐ | Miễn phí |
PvcomBank | 300.000 VNĐ | Miễn phí |
SacomBank | 299.000 VNĐ | Miễn phí |
VietcomBank | 100.000 VNĐ | Miễn phí |
VietinBank | 120.000 VNĐ | 75.000 VNĐ |
VPBank | 250.000 VNĐ | Miễn phí |
TPBank | 250.000 VNĐ | Miễn phí |
Lưu ý: mức phí này được tính trên thẻ chính hạng chuẩn
* Thông tin mang tính chất tham khảo vì sẽ có thể thay đổi nếu ngân hàng cập nhật lại biểu phí.
Làm thế nào để được giảm phí thường niên?
Dù là phí bắt buộc, tuy nhiên, đây là một khoản phí không nhỏ và khách hàng hoàn toàn có thể tiết kiệm được một phần thậm chí toàn bộ phí thường niên bằng 1 trong những cách dưới đây
Chọn thẻ được tích điểm thưởng
Khi sử dụng thẻ để tiêu dùng, khách hàng sẽ được tích điểm thưởng để đổi lấy phí thường niên. Hình thức này thường được 1 số ngân hàng quốc tế và nội địa áp dụng ví dự như ngân hàng HSBC …
Chọn ngân hàng có ưu đãi miễn phí thường niên
Trong một số dịp, nhằm kích cầu mở thẻ, các ngân hàng thường chạy chiến dịch miễn phí mở thẻ và phí duy trì từ 1- 2 năm đầu sử dụng. Chính vì vậy, nếu tận dụng được những thời điểm ưu đãi này, khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí duy trì rất lớn. Một số ngân hàng áp dụng chương trình này như TPbank, Sacombank …
Thỏa thuận với bên ngân hàng
Khác với suy nghĩ của nhiều người cho rằng phí duy trì tài khoản luôn cố định. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể trao đổi lại với ngân hàng về mức phí này nếu bạn đã là một khách hàng lâu năm và không đồng ý với mức phí duy trì mới mà ngân hàng chuẩn bị áp dụng.
Tận dụng khuyến mãi, giảm giá
Hiện nay, có rất nhiều chương trình ưu đãi khuyến mại cho khách hàng khi thanh toán bằng thẻ như hoàn tiền, giảm giá trực tiếp…
Có rất nhiều ngân hàng liên kết với các cửa hàng, nhà hàng áp dụng những chương trình hoàn tiền hay giảm giá sâu lên đến 30 – 40% trên tổng toán đơn. Khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí rất lớn đến cả triệu đồng cho những chương trình khuyến mãi này.
Bạn hoàn toàn có thể tận dụng những chương trình ưu đãi này để bù lại mức phí duy trì tài khoản cố định của ngân hàng. Hơn thế nữa, những chương trình này còn áp dụng cho rất nhiều cửa hàng hoặc được triển khai vào nhiều dịp trong năm nên việc bạn có thể bù lại chi phí thường niên là điều hoàn toàn có thể.
Lưu ý về phí thường niên của các ngân hàng hiện nay
Để trở thành một người tiêu dùng thông minh, bạn nên nắm rõ về những lưu ý về phí thường niên của các ngân hàng hiện nay
- Phí thường niên được tính ngay sau khi khách hàng mở thẻ và phát hành thẻ thành công. Dù khách hàng chưa kích hoạt thẻ, mức phí này vẫn được tự động tính và áp dụng. Chính vì vậy, có một số trường hợp khách hàng quên kích hoạt tài khoản, khi nhớ ra đã phải thanh toán phí thường niên từ thời điểm phát hành thẻ.
- Trong trường hợp khách hàng đã mở thẻ nhưng không còn nhu cầu sử dụng, khách hàng nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng để làm thủ tục yêu cầu hủy thẻ, điều này sẽ tránh phải chịu phí thường niên trong thời gian sau không sử dụng thẻ.
- Phí thường niên sẽ được cấn trừ trực tiếp vào số dư tài khoản ngân hàng của khách hàng.
Quên tài khoản thu phí thường niên có sao không?
Tài khoản thu phí thường niên là số tài khoản của thẻ ATM, số tài khoản thẻ thanh toán, số tài khoản thẻ tín dụng… Vì thế, trường hợp không nhớ số tài khoản thu phí thường niên tức bạn cũng không thể nhớ được số tài khoản của thẻ ATM, thẻ thanh toán…
Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thanh toán, giao dịch dưới hình thức chuyển khoản. Đồng thời cũng không thể cung cấp số tài khoản để nhận tiền từ nười khác.
Lời kết
Việc nắm được phí thường niên của ngân hàng cũng như hiểu rõ về tài khoản thu phí thường niên sẽ giúp khách hàng giải đáp thắc mắc về những mức phí của ngân hàng. Từ đây, khách hàng hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn những cách để giảm phí duy trì tài khoản để tiết kiệm khoản phí đáng kể. Chúc các bạn có những lựa chọn tốt mà tiết kiệm nhất cho bản thân.
Bài viết được biên tập bởi: BANKTOP