Đối với tất cả công dân Việt Nam, khi đến một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, chúng ta cần phải làm chứng minh thư. Chứng minh thư (CMND) như là một loại giấy tờ xác minh bạn là người Việt Nam, có quyền và trách nhiệm của một công dân tại Việt Nam.
Toc
Trong bài viết “cách đăng ký làm thẻ căn cước công dân online“, chúng ta đã tìm hiểu về cách làm CMND online, vậy trong trường hợp bạn không hiểu rõ về công nghệ hoặc muốn đăng ký trực tiếp.
Vậy thì làm cmnd ở đâu? Làm chứng minh thư vào ngày nào trong tuần? Thủ tục làm CMND như thế nào?
Cùng BANKTOP tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Chứng minh thư nhân dân (CMND) là gì?
Chức minh thư hay còn gọi là chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân của mỗi công dân Việt Nam và được cấp bởi cơ quan Công An có thẩm quyền. Theo quy định của nhà nước, mỗi công dân Việt Nam khi đến 14 tuổi đều có trách nhiệm phải làm chứng minh thư để xác định quyền và trách nhiệm công dân.
Đối tượng nào phải làm Chứng minh thư?
Theo quy định của nhà nước, cụ thể là tại Nghị định số 05/1999/NĐ-CP và Thông tư số 04/1999/TT-BCA (C13) có quy định về các đối tượng phải làm chứng minh thư bao gồm:
Đối tượng cấp mới, làm Chứng minh nhân dân lần đầu
Đây là nhóm đối tượng chưa từng làm chứng minh thư lần nào do chưa đủ tuổi hoặc đang sống trên lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa làm CMND. Cụ thể:
- Là công dân có quốc tịch Việt Nam có độ tuổi từ 14 trở lên.
- Đối tượng đang cư trú trên 63 tỉnh thành Việt Nam và trước đây chưa làm chứng minh nhân dân lần nào.
Đối tượng đổi CMND mới, đổi từ CMND sang thẻ căn cước
Bao gồm các trường hợp làm lại CMND hoặc đổi từ CMND sang thẻ Căn cước vì một lý do nào đó, ví dụ như:
- CMND được cấp trong thời gian lâu nên bị rách, mất góc, không rõ số hoặc chữ trên CMND
- Đối tượng chuyển đổi hộ khẩu sang nơi khác ở ngoài tỉnh, có thể yêu cầu cấp mới, làm CMND lại với đầu số CMND khớp với địa chỉ mới.
- Trong trường hợp đổi địa chỉ thường trú trong cùng tỉnh, thành phố nếu được yêu cầu, bạn vẫn có thể được cấp lại CMND.
- Trường hợp khách hàng thay đổi họ, tên, ngày tháng năm sinh và được sự cho phép, xác nhận của chính quyền sẽ được cấp lại CMND
- CMND chỉ có hiệu lực trong 15 năm, vì thế hết thời gian hiệu lực khách hàng có thể làm thủ tục cấp mới CMND.
Đối tượng bị mất CMND cần làm lại
Đối với các trường hợp bị mất CMND, có hai cách xử lý như sau:
- Cấp lại CMND như CMND cũ
- Thay đổi thành Căn cước công dân theo quy định hiện hành.
Làm chứng minh thư vào ngày nào trong tuần?
Các trụ sở Công An nơi tiến hành thủ tục làm CMND hoạt động theo giờ hành chính:
- Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng thứ 7
Và để linh động cho các trường hợp làm CMND, cấp lại CMND mà đang ở xa, phải về quê làm. Nhà nước có quy định có thể ủy quyền cho người thân hoặc người được ủy quyền lấy giúp CMND sau khi hoàn tất.
Thủ tục làm CMND/CCCD
Tùy thuộc vào nhóm đối tượng làm CMND ở trên, mà thủ tục làm chứng minh thư cũng có sự khác nhau.
Nhóm đối tượng cấp mới, lần đầu làm CMND:
- Sổ hộ khẩu bản gốc
- Tờ khai yêu cầu cấp CMND (được cung cấp tại nơi tiến hành thủ tục làm cmnd)
- Lăn tay, nộp ảnh theo quy định hoặc chụp ảnh trực tiếp tại trụ sở.
Nhóm đối tượng đổi mới CMND hoặc đổi từ CMND sang CCCD:
- Đơn đề nghị (mẫu CM3) đổi mới, đổi từ CMND sang CCCD (lấy tại trụ sở Công An)
- Sổ hộ khẩu
- Kê khai thông tin trên tờ khai cấp CMND
- Lăn tay, nộp ảnh theo quy định hoặc chụp ảnh trực tiếp tại trụ sở.
- Nộp lại CMND cũ để hủy
Nhóm tối tượng cấp lại CMND do mất
- Đơn đề nghị (mẫu CM3) có giấu giáp lai và xác nhận của Công An cấp Phường, Xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
- Sổ hộ khẩu
- Kê khai thông tin trên tờ khai cấp CMND
- Lăn tay, nộp ảnh theo quy định hoặc chụp ảnh trực tiếp tại trụ sở.
Làm chứng minh thư có mất phí không?
Theo quy định, chỉ các đối tượng cấp lại CMND, hoặc đổi CMND do hư hỏng, mất… mới phải thu lệ phí khi làm chứng minh thư. Cụ thể:
Bài viết liên quan:
- Cấp mới: 20.000 VNĐ
- Cấp đổi: 40.000 VNĐ
- Cấp lại: 60.000 VNĐ
Lưu ý: lệ phí làm cmnd sẽ thu thêm 10.000 VNĐ trên mỗi hình thức nếu bạn chụp ảnh tại nơi làm CMND.
Các đối tượng cấp mới hoặc đổi mới CMND do hết hạn và các đối tượng thuộc chính sách nhà nước được miễn phí khi tiến hành thủ tục làm chứng minh thư.
Nhóm đối tượng được giảm 50% lệ phí khi làm chứng minh thư: Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới, huyện đảo.
Nhóm đối tượng được giảm 100% lệ khí khi làm chứng minh thư (CMND) bao gồm:
- Công dân là người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi) của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
- Công dân Việt Nam dưới 18 tuổi không có nơi nương tựa, mồ côi cả cha lẫn mẹ.
- Trường hợp đổi mới CMND do Nhà nước quy định do thay đổi địa giới hành chính.
Một số câu hỏi thường gặp
Làm chứng minh thư/CCCD ở đâu?
Làm cmnd ở đâu? Đó là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi lần đầu làm chứng minh thư. Có một lưu ý nhỏ là chỉ các đơn vị cấp huyện trở lên mới có đủ thẩm quyền tiến hành các thủ tục làm chứng minh thư. Cụ thể như sau :
- Văn phòng trụ sở Công An cấp Huyện hoặc cấp Tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Đối với người đang phục vụ trong quân ngũ, chưa đăng ký hộ khẩu thường trú có thể đến trụ sở Công An cấp huyện nơi đóng quân để đăng ký làm chứng minh nhân dân.
Cách kiểm tra CCCD làm xong chưa như thế nào?
Thông thường, khi làm CCCD bạn sẽ được cấp giấy hẹn nhận CCCCD cụ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn kiểm tra xem CCCD đã làm xong chưa thì có thể tham khảo các cách dưới đây:
- Cách 1: Gọi đến tổng đài về Căn cước công dân của Bộ Công an
- Cách 2: Tra cứu trên Cổng dịch vụ công quốc gia tại đường link https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
Thời hạn của thẻ CCCD bao lâu?
Thời hạn của CCCD được tính theo độ tuổi được quy định tại điều 21 Luật Căn cước công dân 2014:
Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Làm chứng minh thư bao lâu nhận được?
Thời gian làm mới, đổi mới CMND phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nơi đăng ký, hình thức đăng ký, cụ thể như sau:
- Đối với thành phố, thị xã: Thời gian tối đa 15 ngày
- Đối với các khu vực khác: thời gian 30 ngày
Làm CMND lấy trong ngày được không?
Theo Nghị định 106/2013/NĐ-CP có quy định cụ thể về thời gian giải quyết về cấp CMND như sau:
- Đối với công dân ở thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc;
- Đối với trường hợp công dân ở các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;
- Đối với công dân ở các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
Như vậy việc làm CMND lấy trong ngày là không thể mà cần phải có thời gian từ 7 – 20 ngày để hoàn tất thủ tục.
Đối tượng nào không được làm chứng minh thư?
Vẫn sẽ có ngoại lệ những đối tượng mặc dù đã đủ tuổi nhưng sẽ không được cấp chứng minh thư, bao gồm:
- Đối tượng không kiểm soát được hành vi cá nhân, được xác nhận bị tâm thần bởi bệnh viện, cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Nhóm đối tượng đang trực tiếp được điều trị tại bệnh viện tâm thần.
- Các đối tượng vi phạm pháp luật, phạm tội đang được tạm giam hoặc giam tại nhà tù, cơ sở giam giữ phạm nhân
- Đối tượng đang trong trại giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh…
Kết luận
Như vậy, bài viết này BANKTOP đã hướng bạn cách làm chứng minh nhân dân và giúp bạn trả lời câu hỏi “làm chứng minh thư vào ngày nào trong tuần“. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP