Trong lĩnh vực tài chính, quản lý thanh khoản là vấn đề mấu chốt và quan trọng nhất. Đặc biệt đối với những ai đang hoạt động trong thị trường tiền điện tử chẳng hạn. Thế nhưng không phải bất kỳ bạn nào cũng có thể nắm bắt được bản chất thanh khoản? Vai trò của thanh khoản là gì? Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản ra sao?
Toc
Cùng tìm hiểu nội dung bài viết nhé!
Xem thêm:
Tính thanh khoản là gì?
Thanh khoản hay tính thanh khoản, tính lỏng đều giống nhau, đây là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực tài chính chỉ mức độ lưu động của một tài sản hay sản phẩm bất kì có thể được mua vào hoặc bán ra trên thị trường mà không ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của nó.
Hay nói cách khác thanh khoản là thuật ngữ được dùng chủ yếu để nói về khả năng chuyển đổi một tài sản nào đó thành tiền mặt.
Vậy thanh khoản tiếng anh là gì? Thanh khoản được gọi trong tiếng Anh là Liquidity.
Thanh khoản hiểu một cách đơn giản là đề cập tới khả năng một tài sản sẽ được chuyển thành tiền dễ dàng. Trong đó tài sản có tính thanh khoản “xếp số 1” chính là tiền mặt. Vì thế tiền mặt luôn được xem là tiêu chuẩn dùng để đánh giá tính thanh khoản của tài sản.
1. https://banktop.vn/archive/13391/
2. https://banktop.vn/archive/19300/
3. https://banktop.vn/archive/7969/
Đặc biệt đối với tài sản không thanh khoản – thanh khoản kém thường không giao dịch ở sàn công khai. Thay vào đó chủ yếu được giao riêng tư ở nhiều nơi. Điều này có nghĩa là giá của tài sản thanh khoản sẽ bị thay đổi bởi lãi suất lớn và mất nhiều thời gian hoàn thành. Vậy nên tính thanh khoản cực kỳ quan trọng đối với các nhà kinh doanh.
Xếp loại tài sản theo tính thanh khoản
Tính thanh khoản thường được xếp hạng từ cao đến thấp trong kế toán dựa theo tài sản ngắn hạn/lưu động, cụ thể như sau:
- 1. Tiền mặt,
- 2. Đầu tư ngắn hạn
- 3. Khoản phải thu
- 4. Ứng trước ngắn hạn
- 5. Hàng tồn kho.
Tại sao tiền mặt lại có tính thanh khoản cao nhất? Vì đây là tài sản luôn được sử dụng để thanh toán, lưu thông trên thị trường và tích trữ. Bên cạnh đó, chứng khoán củng được xem là tài sản có tính thanh khoản.
Ý nghĩa của thanh khoản
Tính thanh khoản thể hiện sự linh hoạt (tính lưu động) và độ an toàn của một tài sản, thị trường nào đó:
- Tài sản ngắn hạn/ lưu động được xem là có tính thanh khoản cao khi giá của nó ít bị biến động bởi thị trường.
- Thị trường càng năng động và hiệu quả thì tính thanh khoản càng dễ dàng.
Đối với doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp nắm được các vấn đề trong tình hình thanh toán của mình. Từ đó kịp thời xem xét và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.
- Giúp doanh nghiệp phát hiện ra các nguy cơ tiềm ẩn và loại bỏ dứt điểm những rủi ro đó. Đồng thời, đảm bảo tính đúng hạn của các các khoản vay nợ. Giúp giữ vững niềm tin của các nhà đầu tư và đối tác có ý định đầu tư vào doanh nghiệp.
- Dựa vào tính thanh khoản, đội ngũ lãnh đạo sẽ đưa ra hướng quản trị phù hợp để tối ưu nguồn tài chính và làm tăng tính thanh khoản. Nghĩa là làm tăng sự linh hoạt và sự lành mạnh của dòng tiền để phát triển khi có cơ hội hoặc tiết kiệm cần thiết khi khó khăn tới.
Đối với ngân hàng, chủ nợ và nhà đầu tư
- Việc đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp giúp các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư thể nhận biết được các rủi ro thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, cân nhắc và đưa ra quyết định có nên cho vay hoặc đầu tư không.
- Nếu đang có khoản nợ với ngân hàng, doanh nghiệp buộc phải thanh lý tài sản để đáp ứng chi trả cho khoản nợ đó. Khi đó, ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp vay thông qua hình thức thế chấp tài sản.
- Đây là chỉ số giúp các nhà đầu tư đánh giá và đưa ra quyết định có nên đầu tư hay mua cổ phiếu của doanh nghiệp hay không.
Vai trò của tính thanh khoản
Tính thanh khoản được nhận định là yếu tố quan trọng cực kỳ với hoạt động kinh doanh của hầu hết tài sản có thể giao dịch được. Do đó một khi tính thanh khoản cao hơn thị trường thì sẽ mang đến rất nhiều lợi thế ưu việt. Vậy những lợi thế của tính thanh khoản là gì?
Bảo vệ quyền lợi cho đôi bên
Thông thường một thị trường có thanh khoản cao sẽ luôn đảm bảo vệ mặt công băng trong giao dịch. Tất nhiên điều này không khó lý giải. Bởi vì thanh khoản cao có nghĩa là cặp tiền đang rất dễ mua hoặc bán, lúc này thị trường mua bán nhộn nhịp, sôi nổi hơn với nhiều người sẵn sàng mua bán.
Trong một thị trường nhộn nhịp như vậy cả bên mua và bán đều có thể giao dịch với mức giá lý tưởng. Hay nói cách khác là thuận mua vừa bán cả 2 bên đều có lợi. Chính điều này đã tạo nên thị trường mua bán cân bằng và bảo vệ tốt quyền lợi cho cả những người tham gia.
Ổn định thị trường
Vai trò thanh khoản là gì? Đó chính là tạo nên một thị trường ổn định. Đối với dân giao dịch thì điều đáng lo ngại nhất chính là lúc thị trường biến động sắc đỏ xanh lẫn lộn. Thậm chí càng đáng sợ hơn khi thanh khoản yếu, “cá mập” có khả năng thao túng giá từ vị thế khổng lồ của họ.
Tuy nhiên khi thanh khoản cao thì điều này hoàn toàn không xảy ra. Vì lúc này khối lượng giao dịch thị trường rất lớn. Thật sự rất khó để cá nhân, tổ chức hay một lệnh giao dịch lớn từ “cá mập” có thể làm biến động thị trường. Hay nói cách khác nếu có nhúng tay vào thì cũng chỉ là giọt nước rơi vào hồ nước lớn.
1. https://banktop.vn/archive/37198/
2. https://banktop.vn/archive/7279/
3. https://banktop.vn/archive/772/
Thời gian giao dịch nhanh hơn
Lợi ích này phản ánh tương đối rõ ràng giữa thị trường. Bởi ở một thị trường có kẻ bán, người mua nô nức thì thời gian khớp lệnh sẽ được đảm bảo hơn. Mọi quá trình đa phần đều sẽ nhanh chóng và thoải mái hơn rất nhiều mà đây lại là yếu tố cực kỳ quan trọng khi cặp tiền có khả năng biến động với nhịp độ giao dịch nhanh.
Tăng độ chính xác cho phân tích kỹ thuật
Các chuyên gia cho rằng khi thanh khoản cao thì khả năng phán đoán kỹ thuật sẽ chuẩn xác nhiều. Vì khối lượng giao dịch lớn có thể làm số lượng dữ liệu tạo ra lớn.Thế nhưng lập luận này mang tính chất tương đối, hơn nữa còn có nhiều ý kiến tranh cãi chưa thực sự rõ ràng.
Tính thanh khoản ngân hàng
Nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng
Thanh khoản của ngân hàng đến từ các nguồn như sau:
- Từ các khoản tiền gửi của khách hàng;
- Từ các khoản phí của các dịch vụ cung cấp của ngân hàng;
- Từ các khoản thu tín dụng;
- Từ việc bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng;
- Từ các khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ trong và ngoài nước.
Nhu cầu tạo thanh khoản từ ngân hàng
Một số hoạt động giúp tạo thanh khoản từ ngân hàng bao gồm:
- Các khoản tiền gửi từ ngân hàng được khách hàng rút về;
- Khách hàng không yêu cầu vay vốn;
- Thông qua việc thanh toán các chi phí cho vay;
- Chi phí để tạo ra sản phẩm và các dịch vụ ngân hàng;
- Tất toán các khoản cổ tức cho các cổ đông.
Kết luận
Vậy tính thanh khoản là gì? Vai trò thanh khoản như thế nào? Tất cả những thông tin cụ thể đã được phân tích và làm rõ từ A – Z như trên. Bạn chỉ cần bỏ túi và tham khảo kỹ lưỡng một chút là sẽ có những kinh nghiệm hay cho mình. Hi vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin thật sự hữu ích.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP