Để giúp công ty đưa ra quyết định đầu tư đúng nhất thì việc tính toán doanh thu hoà vốn là yếu tố vô cùng quan trọng. Do đó, công thức tính doanh thu hoà vốn luôn là sự quan tâm của rất nhiều người. Và nếu như bạn cũng đang muốn tìm hiểu các thông tin về doanh thu hoà vốn thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Toc
Xem thêm:
Doanh thu hòa vốn là gì?
Doanh thu hòa vốn trong tiếng Anh là Break even revenue. Hiểu theo cách đơn giản nhất thì đạt doanh thu tại thời điểm sản lượng hòa vốn. Theo đó sản lượng hoà vốn (trong tiếng Anh: Break even volume) là mức sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất khi doanh thu vừa đủ để có thể bù đắp những chi phí mà doanh nghiệp đã phải đầu tư ban đầu.
Điểm hòa vốn trong tiếng Anh là Break Even Point (viết tắt là BEP). Đây là là điểm mà tại đó tổng doanh thu của doanh nghiệp vừa đủ để bù đắp tổng chi phí đã bỏ ra. Tại đó, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận bằng 0 nên sẽ không lãi nhưng cũng không lỗ.
Tiêu chí xác định điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn được xem là yếu tố quan trọng để các nhà quản trị và nhà đầu tư của một doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp, đồng thời lựa chọn cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp…phù hợp nhất.
Điểm hòa vốn thường được xác định căn cứ theo 3 tiêu chí cơ bản nhất như sau:
- Sản lượng sản phẩm khi hòa vốn.
- Doanh thu tiêu thụ khi đạt đến điểm hòa vốn.
- Thời gian doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn.
Ngoài ra, để có thể tính toán điểm hòa vốn chính xác nhất thì doanh nghiệp cần phải phân loại chi phí thành biến phí và cả định phí.
Cách tính doanh thu hòa vốn
Cách tính doanh thu hòa vốn đối với doanh nghiệp sản xuất 1 mặt hàng/1 loại sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng/nhiều loại sản phẩm là khác nhau, cụ thể như sau:
Đối với Doanh nghiệp sản xuất 1 mặt hàng/1 loại sản phẩm
Doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp sản xuất 1 mặt hàng hay 1 loại sản phẩm sẽ được xác định bằng cách lấy sản lượng ở thời điểm hòa vốn nhân với giá bán, công thức tính như sau:
- Thu nhập = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận
Tính tại điểm hoà vốn thì giá trị lợi nhuận của doanh nghiệp = 0, do đó:
- Doanh thu của doanh nghiệp= Biến phí + Định phí
- Qhv * p = v * Qhv + F
- Qhv = F/ (p – v) (1)
Như vậy, Sản lượng của doanh nghiệp ở hoà vốn = Tổng định phí / (Đơn giá bán của sản phẩm – Biến phí một đơn vị).
Lưu ý: Doanh thu hòa vốn của một doanh nghiệp cũng có thể xác định bằng cách khác.
Đối với Doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng/nhiều loại sản phẩm
Để tính doanh thu hoà vốn của một doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng/nhiều loại sản phẩm thì sẽ áp dụng các bước như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần xác định tỉ lệ kết cấu doanh thu của những mặt hàng tiêu thụ của doanh nghiệp. Tỉ lệ kết cấu doanh thu sản phẩm của từng mặt hàng = Doanh thu của từng mặt hàng/Tổng doanh thu x 100%
Bước 2: Xác định tỉ suất lợi nhuận được tính trên chi phí biến đổi bình quân của các mặt hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất.
Bước 3: Xác định giá trị doanh thu hòa vốn chung theo công thức: Dth = Đp/Lb%
Bài viết liên quan:
Bước 4: Xác định giá trị doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn cho từng mặt hàng của doanh nghiệp như sau:
- Doanh thu hòa vốn của từng mặt hàng = Doanh thu hòa vốn chung x Tỉ lệ kết cấu doanh thu của từng mặt hàng
- Sản lượng hòa vốn từng = Doanh thu hòa vốn của từng loại mặt hàng mặt hàng / Giá bán từng mặt hàng
Điểm hòa vốn có ý nghĩa gì?
Việc đánh giá chính xác điểm hòa vốn của doanh nghiệp là nội dung hết sức quan trọng giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn toàn diện về quá trình vận hành của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Như vậy, điểm hòa vốn có ý nghĩa đặc biệt như sau:
- Sản lượng và doanh thu của công ty cần đạt đến ở mức nào thì mới có thể đạt được điểm hòa vốn bỏ ra.
- Mức độ lời lỗ của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng rất lớn theo những yếu tố như cơ cấu chi phí, sản lượng tiêu thụ và thu nhập tạo ra.
- Phạm vi đảm bảo an toàn về mức thu nhập của công ty để đạt đến một mức doanh thu mong muốn. Đánh giá được đúng điểm hòa vốn sẽ tạo điều kiện cho các nhà quản trị công ty thực hiện phân tích được tiến trình kinh doanh hiệu quả nhất.
Bài tập xác định sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn
Để giúp các bạn hiểu hơn về cách tính doanh thu hoà vốn thì chúng ta hãy cùng đi phân tích ví dụ như sau:
Trường hợp sản xuất 1 mặt hàng/1 loại sản phẩm
Doanh nghiệp A chỉ sản xuất 1 sản phẩm Z duy nhất với số liệu doanh thu tính (đơn vị tính: 1.000 đồng) như sau:
Chỉ tiêu | Tổng số |
Doanh thu của doanh nghiệp A | 500.000 |
Chi phí mua nguyên liệu trực tiếp | 150.000 |
Chi phí thuê nhân công trực tiếp | 25.00 |
Chi phí sản xuất chung đã biến đổi | 8.000 |
Tổng chi phí đã biến đổi | 290.000 |
Lãi suất trên biến phí | 210.000 |
Chi phí cố định | 40.000 |
Tổng lợi nhuận | 95.000 |
Như vậy ta có:
- Định phí của công ty A = 40.000 đồng
- Chi phí biến đổi đơn vị của công ty A: 180.000 đồng
- Lãi suất trên biến đơn vị: Ib = 210.000 đồng
Như vậy, SLh của công ty A = 40.000/210 = 190 (sản phẩm)
Do đó, doanh thu hòa vốn của công ty A là: 190 x 500 = 95.000 (nghìn đồng)
Trường hợp sản xuất nhiều mặt hàng/nhiều loại sản phẩm
Công ty B hiện đang sản xuất 3 loại sản phẩm với tên gọi lần lượt là: Z1, Z2, Z3. Trong năm 2021, công ty B đã tiêu thụ được 3000 Z1, 3000 Z2 và 2000 Z3 với mức giá tương ứng là 300 (nghìn đồng), 400 (nghìn đồng) và Z3 cao nhất là 350 (nghìn đồng). Số liệu doanh thu của công ty B được thống kê (đơn vị tính: 1.000 đồng) như sau:
Chỉ tiêu | Z1 | Z2 | Z3 | Tổng số |
1. Doanh thu | 900.000 | 1.200.000 | 700.000 | 2.800.000 |
2. Biến phí | 450.000 | 370.000 | 280.000 | 1.100.000 |
3. Lãi trên biến phí | 450.000 | 830.000 | 420.000 | 1.700.000 |
4. Tỷ suất lãi trên biến phí | 50% | 69,17% | 60% | 60,72% |
5. Định phí | 300.000 | |||
6. Lợi nhuận | 800.000 |
Cách tính doanh thu hoà vốn của công ty B như sau:
Bước 1: Xác định tỷ lệ kết cấu trong doanh thu của các mặt hàng mà công ty B tiêu thụ như sau:
- Z1: (900.000 : 2.800.000) x 100% = 32,14%
- Z2: (1.200.000 : 2.800.000) x 100% = 42,86%
- Z3: (700.000 : 2.800.000) x 100% = 25%
Bước 2: Xác định tỷ suất lợi nhuận của công ty B trên chi phí biến đổi bình quân của các mặt hàng theo công thức: Lb% = (1.700.000 : 2.800.000) x 100% = 60,71%
Bước 3: Xác định doanh thu hòa vốn chung của công ty B: Dth = 300.000 : 60,71% = 494.152 đồng.
Bước 4: Xác định mức doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn của công ty B lần lượt cho từng mặt hàng.
Mặt hàng | Doanh thu hòa vốn | Giá bán | Sản lượng hòa vốn |
Z1 | 494.152 x 32,14% = 158.820 | 300 | 158.820/300 = 529 |
Z2 | 494.152 x 42,86% = 211.793 | 400 | 211.793/400 = 529 |
Z3 | 494.152 x 25% = 123.538 | 350 | 123.538/350 = 353 |
Như vậy, để đạt được đến thời điểm hòa vốn, công ty B cần phải đạt được mức doanh số cho từng sản phẩm như sau:
- Sản phẩm Z1 là 158.820 với tổng số hiện vật là 529 sản phẩm.
- Sản phẩm Z2 là 211.793 với tổng số hiện vật là 529 sản phẩm.
- Sản phẩm Z31 là 123.538 với tổng số hiện vật là 353 sản phẩm.
Kết luận
Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã nắm được công thức tính doanh thu hoà vốn để thực hiện áp dụng thành công với doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn kinh doanh thành công, ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Bài viết được biên tập bởi: BANKTOP