Nếu bạn là người thường xuyên đến Ngân hàng để thực hiện giao dịch thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với vị trí giao dịch viên ngân hàng hay còn gọi là Bank Teller. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, ngoài tiếp nhận và hỗ trợ khách hàng, giao dịch viên ngân hàng còn có nhiệm vụ nào khác không? Có dễ dàng lên chức khi làm ở vị trí này không?
Toc
- 1. BANK TELLER LÀ GÌ?
- 2. NHIỆM VỤ CỦA GIAO DỊCH VIÊN NGÂN HÀNG (BANK TELLER)
- 3. Related articles 01:
- 4. GIAO DỊCH VIÊN (BANK TELLER) XUẤT XẮC CẦN KỸ NĂNG GÌ?
- 5. BANK TELLER CÓ THỂ THĂNG TIẾN KHÔNG?
- 6. Related articles 02:
- 7. CƠ HỘI VÀ ÁP LỰC CỦA VỊ TRÍ GIAO DỊCH VIÊN NGÂN HÀNG
- 8. CÓ NÊN TRỞ THÀNH BANK TELL KHÔNG?
- 9. KẾT LUẬN
Nội dung bài viết này sẽ tập hợp đầy đủ tất cả các thông tin về vị trí tưởng dễ làm nhưng thực tế thì khác xa. Vậy xa như thế nào? Kết thúc bài viết bạn sẽ hiểu được gì về vị trí Bank Teller?
Xem thêm:
BANK TELLER LÀ GÌ?
Bank Teller hay còn gọi là Giao dịch viên, đây là bộ mặt của Ngân hàng đảm nhiệm vai trò tiếp xúc trực tiếp và đầu tiên với Khách hàng đến thực hiện các giao dịch tại Ngân hàng. Nhiệm vụ chính của Bank Teller là tư vấn, hướng dẫn khách hàng thực hiện các giao dịch, giới thiệu các sản phẩm mới của Ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn củng như CSKH.
Tưởng chừng như vị trí Giao dịch viên không quá đặc biệt, tuy nhiên đây lại là vị trí cực kỳ quan trọng trong việc giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. Do đó, Bank Teller cần phải có kinh nghiệm, bằng cấp củng như được đào tạo chuyên môn bài bản.
Tìm hiểu Correspondent Bank là gì?
NHIỆM VỤ CỦA GIAO DỊCH VIÊN NGÂN HÀNG (BANK TELLER)
Đừng nghĩ đơn giản Giao dịch viên (Bank Teller) chỉ có nhiệm vụ tư vấn và hướng dẫn khách hàng thôi nhé, ngoài ra còn nhiều nhiệm vụ khác nữa.
Tiếp nhận thông tin yêu cầu của Khách hàng
Đây chắc chắc là nhiệm vụ đầu tiên của Bank Teller rồi, bất kỳ khách hàng đến Ngân hàng với mục đích gì, dù là gửi tiền, khiếu nại, đăng ký vay thì củng phải gặp Giao dịch viên đầu tiên. Cũng vì thế mà các ngân hàng thường tuyển vị trí giao dịch viên có ngoại hình, giọng nói tốt, có khả năng giao tiếp củng như tính kiên nhẫn, thân thiện với khách hàng.
Ngoài ra, giao dịch viên củng cần có kiến thức chuyên môn, tìm hiểu tâm lý để biết khách hàng cần gì?
Hỗ trợ hướng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch
Sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng thì tư vấn và hướng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch là điều tiếp theo mà một Bank Teller cần thực hiện. Cụ thể bao gồm:
- Tư vấn, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp như thẻ tín dụng, vay tín chấp, thế chấp…
- Tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của khách hàng về dịch vụ, sản phẩm củng như khai thác tiềm năng khách hàng
- Dựa trên nhu cầu của khách hàng, tư vấn các sản phẩm, dịch vụ thích hợp nhất.
- Thực hiện các nghiệp vụ tại quầy như: tư vấn chính sách, chương trình khuyến mãi của dịch vụ. Tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng đến thực hiện giao dịch.
- Tiếp nhận và giải đáp, xử lý các khiếu nại từ khách hàng trong phạm vi thẩm quyền của vị trí giao dịch viên. Cam kết đảm bảo bí mật thông tin, xử lý khiếu nại dựa trên quyền lợi của khách hàng và uy tín của ngân hàng.
Tham khảo: Công ty tài chính là gì?
1. https://banktop.vn/archive/8454/
2. https://banktop.vn/archive/886/
3. https://banktop.vn/archive/916/
Duy trì và chăm sóc khách hàng
Đây là nhiệm vụ bắc buộc và hiển nhiên đối với vị trí Bank Teller rồi. Chăm sóc khách hàng nhằm tạo mối quan hệ thân thiết giữa ngân hàng và khách hàng, từ đó giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới. Chăm sóc khách hàng tốt còn đảm bảo đúng những quy chuẩn về chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn được quy định bởi Ngân hàng.
Hoàn thành các nghiệp vụ chuyên môn
Như đã nói ở phần định nghĩa, vị trí Bank Teller cần phải có kiến thức chuyên môn và bằng cấp để có thể hoàn thành tốt nhất các nghiệp vụ chuyên môn, bao gồm:
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch, thao tác liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng bao gồm: các giao dịch liên quan đến tiền gửi, mở và quản lý tài khoản ngân hàng, đăng ký mở thẻ, trao đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, các nghiệp vụ gửi tiền, chuyển tiền, thanh toán…
- Bank Teller là vị trí trực tiếp tư vấn, hỗ trợ khách hàng sử dụng các sản dịch vụ của ngân hàng như vay tín chấp, vay thế chấp, gửi tiết kiệm…
- Cam kết thực hiện các thao tác nghiệp vụ, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, chi tiết và chính xác theo quy định.
- Đối với tiền mặt được giao quản lý mỗi ngày cần phải rõ ràng, quản lý và duy trì hạn mức thu chi ổn định.
Tìm hiểu nhân viên tín dụng là gì?
GIAO DỊCH VIÊN (BANK TELLER) XUẤT XẮC CẦN KỸ NĂNG GÌ?
Như đã tìm hiểu ở trên, vị trí Bank Teller có khá nhiều công việc cần phải làm, vậy làm thế nào để được tuyển dụng và có thể hoàn thành xuất sắc công việc này?
Để có thể trở thành một giao dịch viên xuất sắc, một Bank Teller cần phải hội đủ 3 yếu tố: kỹ năng, phẩm chất và kiến thức nghiệp vụ.
Kỹ năng cần có của Bank Teller
Vậy vị trí Giao dịch viên cần có những kỹ năng gì?
- Có thể hoàn thành tốt công việc khi làm việc độc lập hay làm việc nhóm
- Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe khách hàng, đồng nghiệp
- Có thể khai thác và xây dựng các mối quan hệ cá nhân tốt
- Xử lý tình huống tốt, đưa ra giải pháp cho các câu hỏi trong thời gian ngắn là một kỹ năng cần có của giao dịch viên.
Bank Teller cần trang bị đủ các kiến thức nghiệp vụ
Đối với vị trí Bank Teller, kiến thức nghiệp vụ được thể hiện qua kinh nghiệm làm việc củng như bằng cấp chuyên môn. Kiến thức nghiệp vụ tốt hay không được thể hiện qua:
- Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Ngân hàng, kế toán tài chính
- Kiến thức về thị trường, tâm lý khách hàng, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng
- Kiến thức chuyên môn về: sản phẩm, dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng
Phẩm chất để tạo nên một Bank Teller xuất sắc
Đã có “tài” thì cần phải thêm “đức” để tạo nên một giao dịch viên xuất sắc.
Các phẩm chất tạo nên một Bank Teller nổi bật có thể kể đến ngoại hình; tính cẩn thận, tỉ mỉ; sự hòa đồng trong các mối quan hệ và hoạt bát trong giao tiếp; biết lắng nghe người khác, kiểm soát cảm xúc cá nhân tốt; biết ngoại ngữ là một ưu điểm giúp bạn trở thành một Giao dịch viên tốt.
Tham khảo: CIC là gì?
BANK TELLER CÓ THỂ THĂNG TIẾN KHÔNG?
Có nhiều câu hỏi củng như ý kiến cho rằng vị trí giao dịch viên thì rất khó để thăng tiến, có thật như vậy không? Không hề bạn nhé, chỉ cần có năng lực thì mọi vị trí đều có thể thăng tiến, Bank Teller củng không phải là ngoại lệ.
Theo khảo sát, vị trí Bank Teller có thể thăng tiến theo lộ trình sau:
1. https://banktop.vn/archive/7299/
2. https://banktop.vn/archive/19366/
3. https://banktop.vn/archive/12180/
- Trong 2 năm đầu: hoàn thành tốt công việc của Bank Teller
- Từ 2 – 3 năm: được để cử lên vị trí Kiểm soát viên
- Từ 3 – 5 năm: nếu hoàn thành tốt vị trí Kiểm soát viên sẽ tiếp tục được thăng chức lên vị trí Trưởng/phó phòng dịch vụ khách hàng
- Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc vận hành
- Từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh nếu bạn có đầy đủ năng lực và sự tín nhiệm
- Trên 9 năm: có thể lên các vị trí cao hơn tại hội sở
Xem thêm: epc là gì?
CƠ HỘI VÀ ÁP LỰC CỦA VỊ TRÍ GIAO DỊCH VIÊN NGÂN HÀNG
Có cơ hội thăng tiến thì đi kèm đó sẽ là những áp lực mà một Giao dịch viên Ngân hàng phải trải qua. Vậy cơ hội ở đây là gì?
- Ngân hàng là nơi có môi trường làm việc được đánh giá là năng động và chất lượng hàng đầu hiện nay
- Có cơ hội được tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ đó nâng cao kỹ năng giao tiếp
- Chế độ thưởng, đãi ngộ khi làm việc tại Ngân hàng được đánh giá là cao hơn mặt bằng chung rất nhiều
- Cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn.
Cơ hội đã có, vậy áp lực là gì?
- Doanh số: mỗi vị trí Bank Teller đều phải chịu áp lực về doanh số mỗi tháng.
- Thời gian và sự chính xác: đây là một điều cực kỳ quan trọng với vị trí giao dịch viên. Một sự chậm trễ nhỏ củng có thể gây thiệt hại rất nhiều về kinh tế củng như uy tín của Ngân hàng.
- Trách nhiệm: mỗi thao tác nghiệp vụ được thực hiện, Bank Teller luôn đi kèm với những trách nhiệm liên quan. Do đó cần cẩn thận và tỉ mỉ trong mọi giao dịch.
CÓ NÊN TRỞ THÀNH BANK TELL KHÔNG?
Chúng ta đã cùng nhau phân tích và tìm hiểu về vị trí Giao dịch viên Ngân hàng, vậy câu hỏi đặt ra là có nên trở thành Bank Teller không? Có một số ý kiến cho rằng làm việc ở vị trí này nhàn rỗi và không có áp lực, mức lương cũng cố định chứ không có nhiều cơ hội thăng tiến.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, các Ngân hàng triển khai nhiều sản phẩm mới và Bank Teller chính là người đầu tiên tiếp xúc và giới thiệu, bán các sản phẩm đó đến khách hàng đầu tiên. Thu nhập của giao dịch viên ở thời điểm hiện tại không phải là thấp, thậm chí cao hơn nhiều vị trí khác nếu bạn là người có năng lực.
Theo khảo sát từ nhiều Ngân hàng, mức lương bình quân của vị trí giao dịch viên như sau:
- Lương thấp nhất: 3.000.000 VNĐ
- Lương bậc thấp: 5.700.000 VNĐ
- Lương trung bình: 6.800.000 VNĐ
- Lương bậc cao: 8.000.000 VNĐ
- Lương cao nhất: 16.000.000 VNĐ
Nếu bạn thật sự yêu thích công việc này, hãy cống hiến hết mình.
KẾT LUẬN
Nếu bạn đang có ý định làm việc tại Ngân hàng với vị trí giao dịch viên thì phải hiểu được Bank Teller là gì? Nội dung bài viết này mình đã cung cấp khá đầy đủ và chính xác các thông tin về vị trí này. HI vọng bài viết thật sự hữu ích dành cho bạn.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP