Giảm phát là một trong những cụm từ thường gặp khi phân tích về tình hình kinh tế. Vậy giảm phát là gì? Những ảnh hưởng của giảm phát trong nền kinh tế, mối liên quan giữa giảm phát và suy thoái sẽ được BANKTOP chia sẻ cụ thể qua bài viết sau đây!
Toc
- 1. Giảm phát là gì?
- 2. Ví dụ về giảm phát
- 3. Hiện tượng giảm phát xảy ra khi nào? Nguyên nhân vì đâu?
- 4. Related articles 01:
- 5. Giảm phát có lợi hay có hại? Ảnh hưởng ra sao?
- 6. Giải pháp chống giảm phát như thế nào?
- 7. Mối liên quan giữa suy thoái và giảm phát
- 8. Sự khác biệt giữa lạm phát và giảm phát như thế nào?
- 9. Kết luận
- 10. Related articles 02:
Xem thêm:
- Bảng cân đối kế toán là gì?
- Lợi nhuận trước và sau thuế là gì?
- Lạm phát là gì?
- Tiền Việt Nam in ở đâu?
Giảm phát là gì?
Giảm phát được định nghĩa là sự giảm giá chung đối với hàng hoá và dịch vụ. Giảm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới 0%. Giảm phát xảy ra một cách tự nhiên dựa trên cung tiền của một nền kinh tế cố định.
Giảm phát trong tiếng Anh là Deflation.
Giảm phát được nhắc đến nhiều trong các phân tích kinh tế nhưng giảm phát là gì lại là câu hỏi nhiều người chưa nắm rõ được đáp án.
Trong giai đoạn giảm phát, sức mua của tiền tệ và tiền lương cao hơn so với trước đây. Trong thực tế, giảm pháp làm cho chi phí danh nghĩa của lao động, vốn, hàng hoá và dịch vụ thấp hơn nếu không bị thu hẹp cung tiền.
Ví dụ về giảm phát
Có lẽ ví dụ “khét tiếng” nhất về giảm phát phải kể đến đó chính là cuộc Đại suy thoái ở Hoa Kỳ, bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào ngày 4 tháng 9 năm 1929. Tỷ lệ thất nghiệp trong thời kỳ Đại suy thoái lên tới gần 25%. Tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tức là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất, giảm xuống dưới 0% trong những năm 1930-1933. Điều này có nghĩa là giá trị sản xuất của Hoa Kỳ ngày càng giảm.
Cuộc Đại suy thoái là một ví dụ rõ ràng về cách thức hoạt động của vòng xoáy giảm phát đi xuống. Và phải đến khi các chính sách tài khóa của Tổng thống Franklin D. Roosevelt khởi động thì lạm phát mới bắt đầu tăng trở lại, đi kèm với việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng GDP.
Hiện tượng giảm phát xảy ra khi nào? Nguyên nhân vì đâu?
Tại sao lại xảy ra giảm phát cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm sau khi biết giảm phát là gì. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng giảm phát nhưng 2 yếu tố sự sụt giảm trong tổng cầu và tăng năng suất là 2 nguyên nhân chính.
Sự sụt giảm trong tổng cầu
Khi lượng nhu cầu có khả năng tài chính của toàn bộ nền kinh tế đối với các hàng hóa cuối cùng sụt giảm dẫn đến hiện tượng giá cả sẽ đẩy xuống thấp do chính phủ cắt giảm chi tiêu, thị trường chứng khoán thất bại. Khi đó người tiêu dùng muốn tăng tiết kiệm các chính sách về tiền tệ sẽ bị thắt chặt kéo theo lãi suất tăng cao.
1. https://banktop.vn/kt3-la-gi
2. https://banktop.vn/cong-thuc-tinh-doanh-thu-hoa-von
3. https://banktop.vn/accesstrade-vn-lua-dao
Tăng năng suất
Khoa học và công nghệ tiến bộ giúp cho các công ty hoạt động hiệu quả hơn. Khi đó, chi phí sản xuất sẽ giảm xuống kéo theo người tiêu dùng được hưởng lợi do giá bán của các sản phẩm sẽ được giảm xuống thấp hơn.
Giảm phát do thay đổi cấu trúc vốn công ty
Trên thị trường có nhiều công ty khác nhau kinh doanh cùng một loại hàng hóa hoặc dịch vụ, hạ giá sản phẩm thường được sử dụng như một biện pháp để cạnh tranh với đối thủ. Các doanh nghiệp mới muốn tiếp cận cấu trúc vốn mới cần giảm giá sản phẩm để làm cho nguồn cung sản phẩm tăng, hệ quả dẫn đến giảm phát.
Dòng tiền tệ có sự thay đổi theo hướng sụt giảm
Nguồn cung tiền tệ trên thị trường sẽ do các ngân hàng trung ương đảm nhiệm. Việc giảm cung thường có mục đích rõ ràng là kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, nếu chính sách có vấn đề sẽ gây tác dụng ngược nên nền kinh tế.
Giảm phát có lợi hay có hại? Ảnh hưởng ra sao?
Giảm phát gây nên nhiều ảnh hưởng cho thị trường nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Trong đó có cả ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực.
Ảnh hưởng tiêu cực
Giảm phát sẽ làm các hoạt động kinh tế bị ngưng trệ do nhiều người tiêu dùng chờ giảm giá sâu hơn, doanh nghiệp trì hoãn đầu tư và tuyển dụng để tiết kiệm chi phí, cụ thể:
Lãi suất
Lãi suất cho biết giá tiêu dùng trong hiện tại so với giá tiêu dùng trong tương lai. Giảm phát kéo dài kéo theo lãi suất thấp. Khi đó, sản lượng bị đình đốn và suy thoái, lãi suất thực tăng gây ra suy thoái mở rộng. Chính sách tiền tệ sẽ mất tác dụng nếu suy thoái kéo dài và giảm phát liên tục.
Giá trị lao động, giá trị đồng tiền và giá trị hàng hoá
Giảm phát diễn ra khiến giá cả giảm xuống, đồng tiền có giá hơn nên nhà đầu tư sẽ giữ tiền và giảm bớt chi tiêu. Người lao động bị giảm lương do nhiều doanh nghiệp phải điều tiết bù lại thiệt hại do giảm phát. Tình trạng vỡ nợ, thất nghiệp, phá sản, giảm lợi nhuận,… là những kết quả tiêu cực do giảm phát gây ra.
Ảnh hưởng tích cực
Dù giảm phát gây ra nhiều tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nhưng giảm phát cũng có một số ảnh hưởng tích cực. Do giảm phát hình thành dựa trên công nghệ mới nên năng suất và sản lượng sẽ tăng khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
Giảm phát tạo môi trường kinh doanh cởi mở, ngăn chặn tối đa các hình thức độc quyền. Từ đó tạo nên thị trường tự do giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tận dụng được tối đa nguồn lực và giúp người tiêu dùng nhận được nguồn lợi lớn.
Giải pháp chống giảm phát như thế nào?
Qua việc tìm hiểu giảm phát là gì, với những tác động tiêu cực giảm phát mang lại, làm thế nào để chống giảm phát? Một số giải pháp chống giảm phát cần được lưu ý như sau:
- Áp dụng chính sách tài khoá và tiền tệ hợp lý để kịp thời xử lý tình trạng giảm phát.
- Luôn duy trì vùng đệm bằng cách giữ tỷ lệ lạm phát an toàn dưới 10%, không được đưa lạm phát về mức 0.
- Nới lỏng chính sách tiền tệ, tập trung đầu tư cho tư nhân, giữ ổn định tài chính của nền kinh tế.
- Thúc đẩy hoạt động của khối doanh nghiệp bằng cách kích thích thị trường, tăng chi tiêu công.
- Tăng thuế doanh thu.
Dưới đây là một số chính sách ngăn chặn giảm phát:
- Tăng cung tiền: Khi Ngân hàng Nhà nước tăng cung tiền, mà thực chất là in thêm nội tệ hoặc thu mua ngoại tệ sẽ làm cho giá trị của đồng tiền giảm xuống, gia tăng dòng chảy vốn và làm giảm xu hướng tích trữ tiền mặt của người dân, từ đó tăng cầu thị trường.
- Giảm thuế: Thực chất chỉ là giảm áp lực của các công ty trong điều kiện giảm phát.
- Điều chỉnh lãi suất: Gia tăng dòng chảy nội tệ.
Mối liên quan giữa suy thoái và giảm phát
Như đã được tìm hiểu qua phần trên của bài viết, suy thoái và giảm phát có mối liên quan mật thiết đến nhau.
Giảm phát sẽ xảy ra trong và sau thời kỳ suy thoái kinh tế. Cụ thể, khi một nền kinh tế trải qua một cuộc khủng hoảng hoặc suy thoái nghiêm trọng, sản lượng kinh tế sẽ bị chậm lại do nhu cầu đầu tư và tiêu dùng sụt giảm.
Giảm phát dẫn đến sự sụt giảm giá tài sản, khi đó, các nhà sản xuất bắt buộc phải thanh lý hàng tồn kho. Người tiêu dùng và nhà đầu tư bắt đầu dự trữ tiền để phòng chống những rủi ro tài chính gia tăng.
Xu hướng tiết kiệm tăng sẽ khiến cho lượng tiền sử dụng để tiêu dùng hàng ngày bị giảm, tổng cầu sẽ giảm. Điều này xảy ra sẽ khiến kỳ vọng của mọi người về lạm phát trong tương lai hạ xuống và quá trình tiết kiệm tiền lại diễn ra.
Sự khác biệt giữa lạm phát và giảm phát như thế nào?
Bảng so sánh lạm phát và giảm phát:
Cơ sở so sánh | Lạm phát | Giảm phát |
Định nghĩa | Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng mức giá của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế | Giảm phát được gọi là sự giảm giá của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế |
Nguyên nhân |
|
|
Lợi ích | Lạm phát ở mức vừa phải được coi là tốt cho nền kinh tế. Lạm phát được coi là có lợi cho người sản xuất hàng hóa và dịch vụ. | Giảm phát được coi là có hại cho nền kinh tế. Giảm phát được coi là có lợi cho người tiêu dùng. |
Tác động | Lạm phát dẫn đến giảm sức mua của đồng tiền. Đồng thời, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ tăng lên do lạm phát | Giảm phát dẫn đến tăng sức mua của đồng tiền. Đồng thời, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ giảm trong giảm phát. |
Hậu quả | Phân phối thu nhập không đồng đều do lạm phát | Giảm phát dẫn đến giảm đầu tư và chi tiêu của các doanh nghiệp, kết quả là tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. |
Kết luận
Bài viết trên đây của BANKTOP đã giúp các bạn giải đáp cho câu hỏi giảm phát là gì cũng như đưa ra một số thông tin quan trọng về giảm phát nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức đầy đủ và chuyên sâu nhất. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
Thông tin được biên tập bởi BANKTOP
1. https://banktop.vn/quy-dau-tu-uy-tin-tai-viet-nam
2. https://banktop.vn/crs-la-gi
3. https://banktop.vn/cho-vay-hop-von-la-gi