Trong năm nay, chúng ta đã được nghe rất nhiều “drama” trong ngành ngân hàng và bảo hiểm rồi phải không? Và bạn đã có bao giờ đặt câu hỏi có bao nhiêu ngân hàng đã phá sản ở Việt Nam tính đến nay chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu danh sách các ngân hàng phá sản ở Việt Nam nhé!
Toc
Ngân hàng phá sản được hiểu như thế nào?
Theo nghĩa đơn giản nhất, ngân hàng phá sản có nghĩa là ngân hàng đó mất hoàn toàn khả năng thanh toán với chủ nợ và khách hàng cũng như không còn đủ vốn để thực hiện các giao dịch hoạt hoạt động kinh doanh thông thường.
Nguyên nhân chính đó là ngân hàng đã cho vay quá nhiều tiền mà không nhận được tiền lãi hoặc các khoản đầu tư khác và không có lợi nhuận.
Theo lẽ thông thường, khi một ngân hàng rơi vào tình trạng này thì Chính phủ và ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp giải quyết vấn đề bằng cách:
- Chính phủ sẽ chi trả khoản tiền bảo hiểm, tiền gửi để đảm bảo người dân không mất tiền.
- Ngân hàng đó sẽ bị thanh lý hoặc tái cơ cấu để cải thiện tình hình tài chính và hoạt động trở lại.
Vì sao ngân hàng phá sản?
Vậy đâu là những lý do chính dẫn đến việc một ngân hàng phá sản? Mình sẽ liệt kê một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến kết quả một ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản, cụ thể:
- Giá trị tài sản của ngân hàng giảm xuống dưới mức giá trị thị trường các khoản nợ phải trả của ngân hàng
- Các khoản đầu tư không mang lại lợi nhuận mà còn lỗ nặng nề
- Các sự cố thị trường, vấn đề phát sinh tác động đến tài chính của ngân hàng
- Rủi ro tài chính khi khách hàng không trả nợ đúng hạn hoặc không trả nợ được
- Ngân hàng không có hệ thống quản lý tài chính hiệu quả, các khoản đầu tư ngân hàng có thể rủi ro hoặc không mang lại lợi nhuận dự kiến.
- Nền kinh tế suy giảm, khách hàng của ngân hàng gặp khó khăn việc thanh toán nợ hoặc không có nhu cầu vay vốn
Dấu hiệu cho thấy một ngân hàng sắp phá sản
Thật sự là để một ngân hàng phá sản không phải là chuyện dễ xảy ra, ngay cả khi ngân hàng đó sắp phá sản thì nếu chỉ nhìn vào từ bên ngoài chúng ta cũng không chắc biết được, kể cả nhân viên đang làm việc tại đó.
Vậy nếu thật sự không thể biết được một ngân hàng sắp phá sản sẽ như thế nào thì quá rủi ro khi chúng ta quyết định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng này có phải không?
Theo như những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì bạn có thể nhận biết một ngân hàng có dấu hiệu bất ổn về tài chính và có nguy cơ phá sản thông qua môt số dấu hiệu dưới đây nhé:
- Báo cáo tài chính ngân hàng để đưa ra dự đoán tổng quát về tình hình hiện tại của ngân hàng. Tuy nhiên, cần xem xét qua nhiều năm để có căn cứ xác đáng. Ngoài ra cũng xem xét báo cáo về dư nợ, công nợ của ngân hàng.
- Nếu một số lượng lớn khách hàng đồng loạt rút tiền, điều này có thể làm suy yếu tài chính của ngân hàng
- Khi bạn gửi tiền vào ngân hàng nhưng khi có nhu cầu rút thì ngân hàng không cung cấp được. Xét trong 1 – 2 đối tượng thì là chuyện thường nhưng nếu xảy ra với toàn bộ khách hàng, toàn bộ chi nhánh thì khả năng huy động vốn lưu động của ngân hàng gặp vấn đề.
- Nợ xấu của ngân hàng tăng lên đáng kể và ngân hàng không còn có khả năng thu hồi được khoản nợ này.
- Giá cổ phiếu của ngân hàng giảm mạnh trong thời gian ngắn.
- Ngân hàng liên tục ghi nhận các khoản lỗ trong một khoảng thời gian dài và không có dấu hiệu khả thi để đảo ngược tình trạng lỗ này.
Mặc dù vậy, để nhìn thấy những dấu hiệu kể trên không phải là dễ vì nó rất hiếm khi được đề cập trên mặt báo trừ khi có những sự kiện chấn động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của như niềm tin của khách hàng, tiêu biểu là sự kiện của ngân hàng SCB và bảo hiểm nhân thọ gần đây.
Thông tin các ngân hàng ở Việt Nam phá sản có thật không?
Câu hỏi đặt ra ở đây là đã có ngân hàng nào ở Việt Nam phá sản chưa? Câu trả lời là CÓ bạn nhé, trong quá khứ đã có một số ngân hàng tại Việt Nam phá sản, ví dụ như:
- Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) vào năm 2016.
- Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trust Bank) vào năm 2015.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và khẳng định niềm tin, ngân hàng Nhà Nước và Chính Phủ đang thực hiện nhiều biện pháp cũng như chính sách quản lý và điều hành chặt chẽ để đảm bảo hoạt động ngành ngân hàng ổn định và an toàn.
Cụ thể, trong lần thứ 4 tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, đã có 3 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng gồm:
- Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank)
- Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu (GP Bank)
- Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Ocean Bank).
Trong đó, CBBank do ngân hàng Vietcombank điều hành và quản trị, GP Bank và Ocean Bank) do ngân hàng Vietinbank điều hành, quản trị. Kết quả của quá trình này là cả 3 ngân hàng trên đã hoạt động bình thường trở lại, kết quả kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể.
Sự thật về danh sách các ngân hàng bị phá sản tại Việt Nam
Trong năm 2023, chúng ta đã đọc rất nhiều thông tin tiêu cực về ngân hàng SCB, ngân hàng SHB … và cũng có nhiều thông tin cho rằng SCB và SHB đã gia nhập danh sách ngân hàng phá sản tại Việt Nam. Vậy sự thật như thế nào nhỉ?
Theo ghi nhận thì hiện tại các ngân hàng này đều trong tình trạng hoạt động bình thường bạn nhé!
Vậy những tin đồn đó bắt nguồn từ đâu? Cùng mình tìm hiểu tiếp ở phần sau đây.
Ngân hàng SHB phá sản
Trong những tháng đầu năm, một số thông tin được chia sẽ mạnh trên các nền tảng cho rằng Ngân hàng SHB phá sản, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của ngân hàng này. Tuy nhiên trên thực tế ngân hàng SHB vẫn đang hoạt động bình thường với một số thông tin như sau:
- Tổng tài sản đạt gần 551 nghìn tỷ đồng
- Tổng vốn huy động đạt hơn 407 nghìn tỷ đồng
- Dư nợ cấp tín dụng gần 399 nghìn tỷ đồng
- Bộ đệm vốn tự có đạt 62.577 tỷ đồng
Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng SHB tiếp tục được nâng cao với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 9.689 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 24,7% thuộc top đầu các NHTM hiệu quả nhất Việt Nam. Các chỉ số an toàn, thanh khoản, quản lý rủi ro đều tốt so với các mức quy định của NHNN và theo chuẩn mực quốc tế.
Bài viết liên quan:
Ngân hàng Đông Á bị phá sản
Theo ghi nhận, thông tin ngân hàng Đông Á phá sản bắt đầu xuất hiện từ năm 2015 từ việc một số lãnh đạo ngân hàng này bị điều tra, bị bắt vì hành vi tham nhũng. Cụ thể bắt nguồn từ việc đề nghị truy tố ông Trần Phương Bình – Nguyên tổng giám đốc ngân hàng TMCP Đông Á và 20 đồng phạm trong vụ “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Một mốc thời gian khác đó là ngày 6/9/2019, trên website của ngân hàng Đông Á ra thông báo chốt danh sách về việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường với lý do hoạt động kinh doanh của ngân hàng yếu và bị âm vốn chủ sỡ hữu hàng chục nghìn tỷ đồng. Kết quả là ngân hàng Đông Á được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Tuy nhiên, mọi việc chỉ dừng lại ở kết quả là ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngân hàng Đông Á theo nhiều phương án, trong đó không có phương án phá sản. Đến tháng 10/2019, ngân hàng Đông Á ra phương án bán cổ phiếu để bổ sung vốn điều lệ.
Và như chúng ta thấy đó, tính đến năm 2023 thì ngân hàng Đông Á vẫn đang phát triển bình thường nên thông tin ngân hàng Đông Á phá sản là không chính xác bạn nhé.
Ngân hàng SCB sắp phá sản
Thông tin ngân hàng SCB phá sản có lẽ là HOT nhất trong thời điểm cuối năm 2022 đến nay. Điều này càng thể hiện rõ qua những thông tin được phát tán trên báo chí như:
- Một số chi nhánh SCB đóng cửa do kinh doanh thua lỗ để thay đổi địa chỉ chi nhánh mới.
- Lãnh đạo bị bắt và điều tra. Theo đó, Bộ công an đã khởi tố và bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vạn Thịnh Phát – người được cho là cổ đông của SCB
- Tin buồn qua đời đột ngột của một thành viên trong Hội đồng quản trị SCb – ông Nguyễn Tiến Thành
- Hệ thống ngân hàng SCB gặp lỗi chuyển tiền
Tuy nhiên, mọi thông tin cho rằng Ngân hàng SCB sắp phá sản chỉ là dự đoán và đến thời điểm hiện tại ngân hàng này vẫn đang hoạt động bình thường. Chúng tôi sẽ cập nhật nếu có thông tin mới về ngân hàng này bạn nhé.
Ngân hàng OCB chuẩn bị phá sản
Ngân hàng OCB chuẩn bị phá sản có thật không? Chắc chắc là KHÔNG bạn nhé. Thông tin này xuất phát từ việc ngân hàng Đông Á không thể chi trả cho một khoản nợ khổng lồ mà thôi. Tuy nhiên, Ngân hàng nhà nước đã can thiệp và tái cơ cấu để giúp OCB hoạt động bình thường và liên tục phát triển mạnh cho đến này.
Ngân hàng Vietinbank nguy cơ phá sản
Ngân hàng Vietinbank nguy cơ phá sản càng không có căn cứ khi Vietinbank là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay, thuộc nhóm BIG 4 ngân hàng nhà nước và top 300 tên thương hiệu ngân hàng giá trị trên thế giới.
Thậm chí, ngân hàng Vietinbank hiện nay còn được chính phủ giao nhiệm vụ điều hành một số ngân hàng khác đó .
Ngân hàng Bảo Việt bị phá sản
Thông tin phá sản của ngân hàng Bảo Việt xuất phát từ nguy cơ mất vốn và tình hình nợ xấu của ngân hàng. Theo đó, đến hết năm 2019 tổng nợ xấu của ngân hàng ghi nhận gần 1.292 tỷ đồng, tăng 26% so với đầu năm.
Tuy nhiên, không phải vì vấn đề đó dẫn đến việc phá sản. Hiện tại, ngân hàng Bảo Việt vẫn hoạt động ổn định, lợi nhuận tăng nhẹ. Do đó, việc phá sản của ngân hàng chưa chắc chắn.
Ngân hàng Eximbank nguy cơ phá sản
Trường hợp của Eximbank cũng vậy, vì sự thay đổi nhân sự cấp cao trong ngân hàng Eximbank trong thời gian qua khiến nhiều người lo lắng và đưa ra tin đồn về phá sản. Tuy nhiên, thông tin này chưa chính xác và chưa có sự lên tiếng từ ngân hàng.
Tuy nihiên, trong quý 1/2023, ngân hàng Eximbank tăng trưởng lợi nhuận dương, phần lớn đến từ việc cắt giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Đồng thời, tổng tài sản ngân hàng giảm tới gần 1.372 tỷ đồng. Như vậy, tình hình ngân hàng vẫn còn trong tầm kiểm soát tốt.
FAQ
Ngân Hàng Nhà Nước có thể bị phá sản không?
Câu trả lời là rất khó để xảy ra trường hợp này bạn nhé nếu không muốn nói là không thể. Ngân hàng Nhà Nước hiện đang là hệ thống ngân hàng ổn định nhất tại Việt Nam, tham gia điều hành sự hoạt động của các ngân hàng khác trên cả nước.
Ngân Hàng có được tuyên bố phá sản không?
Có, ngân hàng Nhà Nước cho phép các ngân hàng công bố và nộp đơn công bố phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc một ngân hàng phá sản rất khó xảy ra vì Ngân hàng nhà nước sẽ tiến hành can thiệp để tái cơ cấu hoặc sát nhập vào một ngân hàng khác.
Kết luận
Với nội dung bài viết này, có lẽ bạn cũng hiểu rõ thông tin “danh sách ngân hàng phá sản ở Việt Nam” là như thế nào rồi phải không? Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. ngoài ra bạn cũng có thể tìm đọc thêm những thông tin khác trên BANKTOP để cập nhật kiến thức nhé.