Rửa tiền (Money Laundering) là hành vi manh nha xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ đại. Tuy nhiên theo thời gian thì hành vi này ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi hơn. Đặc biệt những năm gần đây hoạt động rửa tiền đang diễn ra rất khôn lường.
Toc
Vậy cụ thể rửa tiền là gì? Hoạt động rửa tiền có thể gây ra những hậu quả gì? Hành vi rửa tiền có thể bị phạt tù bao nhiêu lâu?
Cùng BANKTOP tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây nhé!
Xem thêm:
Rửa tiền là gì?
Rửa tiền (Money Laundering) là hoạt động vi phạm pháp luật với mục đích biến khoản tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư trái pháp luật thành tiền có nguồn gốc hợp pháp. Hành vi rửa tiền là một chuỗi các hoạt động nhằm biến một nguồn thu nhập bất hợp pháp thành hợp pháp. Nhờ đó tránh được sự truy cứu trách nhiệm của pháp luật hiện hành.
Nguồn tiền bất hợp pháp có thể là khoản thu từ hành vi tham ô, tham nhũng hay chiếm dụng tài sản,…Tuy nhiên để không bị bại lộ hành vi của mình họ đã tiến hành rửa tiền.
Trải qua quá trình rửa tiền thì nguồn gốc của các khoản thu sẽ được che giấu từ đó họ sử dụng khoản thu vào các hoạt động kinh tế thường ngày mà cơ quan điều tra không thể biết.
Xem thêm: thu nhập ròng là gì?
Đối tượng nào thực hiện hoạt động rửa tiền?
Hoạt động rửa tiền thường xảy ra ở một số đối tượng nhất định. Theo đó chính xác thì những đối tượng phổ biến nhất sẽ là:
- Những tổ chức khủng bố
- Những cá nhân tham ô, tham nhũng
- Những cá nhân, tổ chức muốn tránh thuế, giữ kín thu nhập của mình với pháp luật
- Người làm ăn phi pháp như buôn lậu ma túy, vũ khí, lao động bất hợp pháp
Tất nhiên, các nhóm đối tượng rửa tiền này ko chỉ hoạt động độc lập mà đôi khi còn có sự hợp tác với nhau hoặc thậm chí một đối tượng có thể cùng lúc thực hiện các công việc như trên để tìm kiếm nguồn tiền phi pháp.
Xem thêm: nợ nhóm 2 là gì?
Các hình thức rửa tiền phổ biến
Rửa tiền thông qua các giao dịch đổi tiền mặt
Đây được coi là phương thức rửa tiền truyền thống và thường chủ yếu được tội phạm sử dụng. Những người này sẽ thực hiện rửa tiền bằng cách đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền của nước khác.Tuy nhiên, phương thức này lại dễ bị các cơ quan điều tra phát hiện. Ví dụ: Chuyển từ đồng USD sang đồng Euro.
Rửa tiền thông qua việc mua kim loại quý
Rửa tiền thông qua việc mua các kim loại quý như kim cương, vàng, bạc… cũng rất phổ biến. Đây là những tài sản có giá trị cao lại rất gọn nhẹ và có thể mua đi bán lại ở mọi nơi, tại mọi thời điểm trên thế giới. Đây là phương thức được nhiều tội phạm sử dụng do cách thức khá đơn giản và dễ thực hiện.
1. https://banktop.vn/yoy-la-gi
2. https://banktop.vn/ban-khong-la-gi
3. https://banktop.vn/meo-lua-chon-san-giao-dich-tien-dien-tu
Tìm hiểu cổ phiếu quỹ là gì?
Rửa tiền thông qua đầu tư
Việc rửa tiền bằng cách gửi tiết kiệm, mua tín phiếu hay trái phiếu cũng thường được bọn tội phạm tài chính sử dụng. Tiền sẽ được gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc được dùng để mua trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư chứng khoán… Việc này làm cho đồng tiền sẽ nằm im trong một thời gian phù hợp với quy định chứng khoán của mỗi quốc gia. Sau đó, người gửi tiền “bẩn” này có thể rút ra toàn bộ cả gốc và lãi, hoặc có thể rút một phần và biến số tiền đó thành tiền hợp pháp.
Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng “ngầm”
Tại một số nước khi mà hệ thống ngân hàng của họ hoạt động kém hiệu quả thì thường sẽ tồn tại hệ thống ngân hàng không chính thức, hay còn được gọi là ngân hàng ngầm. Hệ thống ngân hàng ngầm này sẽ hoạt động và luân chuyển tài chính giống như các ngân hàng chính thức khác, tuy nhiên, chi phí dịch vụ rẻ hơn và bí mật hơn các ngân hàng hợp pháp.
Các ngân hàng ngầm kiểu này thường có đ?ại diện ở nhiều nước khác nhau để dễ dàng thực hiện dịch vụ chuyển tiền từ nước này sang nước khác, hoặc chuyển tiền từ thành phố này sang thành phố khác trong cùng một quốc gia. Bọn tội phạm thường lợi dụng nguyên tắc giữ bí mật của những ngân hàng ngầm này để đem tiền đến gửi và yêu cầu nhận khoản tiền đó lại ở một thành phố khác hoặc một quốc gia khác.
Tìm hiểu đầu cơ là gì?
Các giai đoạn của quá trình rửa tiền
Để rửa tiền thành công và tránh được sự nhòm ngó của pháp luật, quá trình rửa tiền cần trải qua các giai đoạn khác nhau, cụ thể là:
- Giai đoạn 1: sắp xếp
- Giai đoạn 2: phân tán
- Giai đoạn 3: hợp nhất
Sắp xếp
Sắp xếp là giai đoạn mà các đối tượng rửa tiền sẽ tìm cách đưa tiền bẩn vào lưu thông trong hệ thống tài chính hợp pháp. Các cách thường xuyên được áp dụng để thực hiện việc này như:
- Chia nhỏ tiền gửi nhiều lần vào nhiều ngân hàng khác nhau để không bị kiểm tra, khai báo.
- Mua các loại hàng hóa, sản phẩm đắt tiền nhưng thật ra giá trị không tới.
- Chuyển tiền ra nước ngoài không khai báo.
Phân tán
Sau khi đã đưa được tiền phi pháp vào hệ thống tài chính, việc tiếp theo là phân tán nguồn tiền này vào các hoạt động kinh doanh, đầu tư theo pháp luật để tạo ra các giao dịch phức tạp, khó truy vết.
Hoạt động phân tán phổ biến như:
- Chuyển tiền ra nước ngoài
- Gửi tiền vào các ngân hàng nội địa
- Đầu tư vào hoạt động kinh doanh, dự án bất động sản, xây dựng hoặc mua chứng khoán…
Hợp nhất
Sau khi tiền bẩn đã đưa vào lưu thông hợp pháp và làm sạch hoàn toàn, việc tiếp theo là hợp nhất nguồn tiền đó lại bằng nhiều cách khác nhau như:
- Mua tài sản, nhà, bất động sản, xe.
- Đầu tư vào hoạt động kinh doanh cá nhân
- Đầu tư vào lĩnh vực tài chính…
Hoạt động rửa tiền mang lại hậu quả gì?
Bản chất rửa tiền là gì và đối tượng thực hiện cho thấy hoạt động này mang đến những tác động tiêu cực.
Nói chính xác hơn theo cơ quan chức năng “rửa tiền” có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề có thể tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và xã hội của một quốc gia.
Cụ thể hơn có thể điểm qua những hậu quả nghiêm trọng của hoạt động rửa tiền như là:
1. https://banktop.vn/trai-phieu-chuyen-doi-la-gi
2. https://banktop.vn/vn30-la-gi
3. https://banktop.vn/dau-tu-trai-phieu-la-gi
- Gây lãng phí nguồn lực kinh tế
- Bóp méo sự phân bố nguồn lực kinh tế của xã hội
- Gây sai lệch nghiêm trọng trong tổng hợp số liệu thống kê kinh tế
- Ảnh hưởng mạnh đến sự phân bố thu nhập
- Tạo ra sự bất công trong phân bố thu nhập
- Gây ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của thị trường tài chính
- Gây đột biến trong cầu tiền tệ
- Ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái
- Làm chao đảo cán cân cân bằng trong đầu tư
- Giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế,…
Ngoài ra các chuyên gia đã khẳng định “rửa tiền” có thể xem là một loại hình tội phạm. Nó có thể khiến nền kinh tế của một quốc gia suy thoái nhanh chóng. Hơn hết nó cũng có thể biến thành quả kinh tế gây dựng phát triển của quốc gia bị tàn phá nặng nề.
Tội rửa tiền có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
Theo điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015, quy định về tội danh tội rửa tiền, tài sản sẽ bị chịu mức phạt như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
- b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
- c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
- d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- c) Phạm tội 02 lần trở lên;
- d) Có tính chất chuyên nghiệp;
- đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
- c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
- a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
- b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
- c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
- d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Tìm hiểu thị trường chứng khoán là gì?
Kết luận
BANKTOP vừa lý giải thuật ngữ rửa tiền là gì và những thông tin khác liên quan. Bạn có thể thấy rửa tiền là hoạt động đáng bị lên án. Vì thế ngay từ bây giờ bạn hãy cùng nhà nước góp phần chống nạn “rửa tiền”.
Tham khảo:
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP