Khi vay tiền trả góp tại Ngân hàng, công ty tài chính, điều mà bất kỳ ai cũng phải lưu ý đó là lịch trả nợ. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, chúng ta đóng tiền chậm trễ và dẫn đến nợ quá hạn. Vậy nợ quá hạn là gì? Cách xử lý nợ quá hạn như thế nào? Quy trình thu hồi nợ của Ngân hàng ra sao?
Toc
- 1. Nợ quá hạn là gì?
- 2. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là gì?
- 3. Cách phân chia nợ quá hạn
- 4. Hậu quả khi nợ quá hạn là gì?
- 5. Bị nợ quá hạn có sao không?
- 6. Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?
- 7. Quy trình thu hồi nợ của Ngân hàng như thế nào?
- 8. Cách xóa nợ quá hạn như thế nào?
- 9. Related articles 02:
- 10. Làm thế nào để tránh nợ quá hạn?
- 11. Kết luận
- 12. Related articles 01:
Cùng BANKTOP tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé!
Xem thêm:
- CIC là gì?
- Nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không?
- Cách tra cứu nợ xấu bằng CMND
- Ngân hàng cho vay nợ xấu?
Nợ quá hạn là gì?
Nợ quá hạn là khoản nợ tổ chức tín dụng mà người đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng nhưng lại không thể trả gốc và lãi đúng theo trên hợp đồng. Tùy vào thời gian đóng trễ, nợ quá hạn sẽ được cập nhật trên CIC và phân chia vào các nhóm nợ xấu gây khó khăn khi khách hàng muốn vay ở nơi khác.
Thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ linh động thời gian đóng trễ từ 1 đến 3 ngày, tuy nhiên nếu vượt qua khoảng thời gian đó mà khách hàng vẫn chưa thanh toán thì sẽ phát sinh nợ quá hạn.
Cơ sở pháp lý quy định nợ quá hạn được lưu tại Nghị định 94/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2016/TT-NHNN
Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng nợ quá hạn:
- Chậm thanh toán món nợ.
- Chậm thanh toán khoản nợ thẻ tín dụng (cũng được coi là 1 món nợ)
- Mất khả năng thanh toán nợ dẫn đến tài sản thế chấp bị phát mại.
Cách phân chia nợ quá hạn
Nợ quá hạn có thể được hiểu trong hai trường hợp sau đây:
- Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo (vay thế chấp): Là khoản nợ mà người đi vay thế chấp (nhà cửa, bất động sản, vàng.…) nhưng không trả được nợ và gốc khi đến hạn. Trong trường hợp này tuy ngân hàng chưa thu được tiền nhưng vẫn có thể thu hồi lại vốn dựa trên tài sản thế chấp.
- Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp): Là khoản nợ mà người đi vay không cần tài sản thế chấp và chưa trả được nợ và gốc khi đến hạn. Loại này ngân hàng có nguy cơ mất trắng vì không thể thu hồi tiền gốc.
Hậu quả khi nợ quá hạn là gì?
Khi xảy ra tình trạng nợ quá hạn, chắc chắc một điều rằng điểm tín dụng của khách hàng trong mắt các tổ chức tín dụng sẽ bị giảm đi đáng kể và rất khó được hỗ trợ nếu có nhu cầu vay vốn kinh doanh hoặc vay tín chấp.
Tùy vào thời gian trễ hạn, khách hàng mắc nợ quá hạn sẽ được liệt kê vào các nhóm nợ xấu dưới đây :
- Nợ nhóm 1: nợ quá hạn dưới 10 ngày
- Nợ nhóm 2: nợ quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày (đây là nhóm nợ xấu vẫn còn được một số ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ. Tham khảo chi tiết tại bài viết nợ nhóm 2)
- Nợ nhóm 3: nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày
- Nợ nhóm 4: nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày
- Nợ nhóm 5: nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên
Bị nợ quá hạn có sao không?
Việc cá nhân hay công ty, tổ chức nợ quá hạn có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Bởi tất cả giao dịch tín dụng đều được trung tâm tín dụng CIC ghi nhận đầy đủ. Việc để nợ sẽ làm giảm uy tín cũng như điểm tín dụng của bạn. Đây sẽ là một trong những khó khăn đầu tiên mà ngân hàng sẽ chú ý nếu bạn có ý định tiếp tục vay vốn từ ngân hàng.
Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?
Tuỳ vào quy định riêng của mỗi đơn vị cho vay cũng như đặc điểm khoản vay của mỗi khách hàng mà thời gian khởi kiện các khoản nợ quá hạn là khác nhau. Khi khoản nợ bị liệt kê vào nhóm nợ xấu thì các ngân hàng có quyền đâm đơn kiện ra tòa theo quy định.
Theo quy định của Bộ luật hình sự, thời gian trả nợ là trong vòng 36 tháng. Nếu sau 36 tháng, khách hàng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng bắt đầu chuẩn bị hồ sơ và kiện ra toà án để xử lý. Tòa án sẽ xem xét và có những biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ.
Quy trình thu hồi nợ của Ngân hàng như thế nào?
Thông thường, mỗi ngân hàng sẽ có bộ phận thu hồi nợ, và các khoản nợ quá hạn sẽ do bộ phận này phụ trách. Quá trình thu hồi nợ quá hạn buộc phải đồng thời tuân thủ cả hai nguyên tắc dưới đây :
- Nguyên tắc thu hồi nợ được ban bố từ Ngân hàng nhà nước
- Nguyên tắc thu hồi nợ được ban hành nội bộ trong mỗi ngân hàng
Quy trình xử lý nợ quá hạn củng tùy thuộc vào khách hàng thuộc nợ nhóm mấy. Dưới đây là một số cách xử lý nợ quá hạn đến từ các ngân hàng như VPBank, Vietcombank, Sacombank …
- Mức độ nhẹ nhất: liên hệ đến khách hàng để thông báo về khoản nợ quá hạn và yêu cầu khách hàng thanh toán nợ. Trong trường hợp khách hàng có khó khăn dẫn đến không thể trả nợ đúng hạn, có thể khai báo với ngân hàng để có biện pháp hỗ trợ.
- Thứ hai, nếu sau khi liên hệ khách hàng không có thành ý trả nợ, hoặc cố ý không nghe máy thì bộ phận thu hồi nợ sẽ tiến hành liên hệ các số tham chiếu là người thân, hoặc công ty được ghi chú trong hồ sơ vay vốn để nhắc về khoản nợ quá hạn.
- Một số ngân hàng, tổ chức tín dụng còn sử dụng biện pháp thu hồi nợ quá hạn bằng cách thuê công ty đòi nợ
- Cuối cùng, trong trường hợp khách hàng tiếp tục không có thiện chí trả nợ, nợ quá hạn lên nhóm 5, thì các ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện việc hoàn thành hồ sơ kiện lên cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ.
Cách xóa nợ quá hạn như thế nào?
Như đã nói ở trên, đối với các khoản nợ quá hạn đã được cập nhật thành nợ xấu và lưu trữ trên trang thông tin tín dụng CIC. Khách hàng hầu như sẽ rất khó để vay vốn. Để được các ngân hàng xem xét hỗ trợ, khách hàng buộc phải xóa nợ quá hạn, nợ xấu theo từng bước sau:
Bước 1: kiểm tra tình trạng nhóm nợ của mình bằng các cách sau:
1. https://banktop.vn/tra-cuu-hop-dong-home-credit
2. https://banktop.vn/vay-tien-mat-tai-buu-dien
3. https://banktop.vn/easy-credit-giai-ngan-trong-bao-lau
- Kiểm tra CIC online.
- Kiểm tra CIC cá nhân trực tiếp tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia tại hai địa chỉ số 10 Quang Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam hoặc Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng nơi bạn đang mắc nợ quá hạn.
Bước 2: Thanh toán toàn bộ các khoản nợ tồn đọng, lãi và phí phạt phát sinh.
Bước 3: Đợi hệ thống CIC cập nhật lại lịch sử tín dụng
Thông thường, hệ thống CIC sẽ lưu trữ lịch sử tín dụng của các cá nhân, tổ chức trong 5 năm gần nhất. Đối với các nhóm nợ xấu 1 và 2, thường sẽ được các ngân hàng hỗ trợ sau khi tiến hành thanh toán hết dư nợ sau đó 12 tháng.
Đối với các nhóm nợ 3, 4 và 5 cần tới 5 năm để được các Ngân hàng có thể hỗ trợ lại bạn.
Làm thế nào để tránh nợ quá hạn?
Một số lưu ý để tránh trường hợp nợ quá hạn:
- Trước khi đăng ký vay tiền ngân hàng, công ty tài chính, nên xem xét khả năng kinh tế của bản thân, số tiền mong muốn được giải ngân cũng như lãi suất vay ngân hàng trả góp để cân đối thời gian trả nợ, số tiền đăng ký. Tránh các trường hợp bị áp lực về kinh tế đối với các khoản nợ phải đóng mỗi tháng.
- Sau khi được giải ngân, cần lưu ý về thời gian trả nợ được quy định trong hợp đồng, nên đóng trước ngày đến hạn từ 3 đến 5 ngày để Ngân hàng có thể dễ dàng cập nhật lịch sử đóng tiền của bạn.
- Nên có kế hoạch sử dụng số tiền được giải ngân một cách hiệu quả, phát sinh lời để có thể chi trả cho khoản vay.
- Nếu có đủ điều kiện kinh tế, nên tất toán hồ sơ sớm để tiết kiệm được tiền lãi và tăng điểm tín dụng của bản thân. Tạo điều kiện thuận lợi đối với các khoản vay tiếp theo.
Kết luận
Nợ quá hạn là gì? Đó là một điều không nên xảy ra đối với bất kỳ ai khi vay vốn ngân hàng. Hãy tạo cho mình kế hoạch vay vốn và sử dụng vốn hợp lý để tránh tình trạng nợ quá hạn. Chúc các bạn may mắn.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP
1. https://banktop.vn/vay-tin-chap-sacombank
2. https://banktop.vn/quy-trinh-tham-dinh-shinhan-finance
3. https://banktop.vn/vay-tien-nhanh-tai-hue
4. https://banktop.vn/vay-tin-chap-vietinbank
5. https://banktop.vn/thanh-ly-hop-dong-mcredit-tat-toan-khoan-vay-mcredit