Thẩm Định Tín Dụng Là Gì? Phân Loại, Mục Đích, Quy Trình

Trong quá trình làm các thủ tục để vay vốn tại ngân hàng thì thẩm định tín dụng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất. Chuyên viên thẩm định tín dụng với nhiều kinh nghiệm, sau khi thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn sẽ đưa ra quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không.

Vậy thẩm định tín dụng là gì mà lại đóng vai trò cực kỳ lớn đến như vậy?

Xem thêm:

Thẩm định là gì?

Thẩm định là quá trình xem xét, đánh giá tính khả thi, độ rủi ro và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó.

Thẩm định tín dụng là gì?

Có thể hiểu thẩm định tín dụng là quá trình con người kiểm tra và đánh giá một dự án có độ rủi ro và độ tin cậy như thế nào, có đủ khả năng trả nợ hay chưa, từ đó đưa ra được quyết định sẽ cho dự án được vay hay là không.

Thẩm định tín dụng là gì?
Thẩm định tín dụng là gì?

Mục đích của quá trình thẩm định tín dụng

Mục đích cuối cùng của việc thẩm định tính dụng là đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng để hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro mất vốn. Để thấy được sự quan trọng của thẩm định tín dụng có thể lưu ý một số điểm sau:

  • Giúp đánh giá được mức độ tin cậy sản xuất hoặc dự án đầu tư của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
  • Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
  • Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất 2 loại sai lầm trong quyết định cho vay  một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.

Phân loại thẩm định tín dụng

Trước khi bắt đầu thẩm định tín dụng với một hồ sơ vay thế chấp, tín chấp, ngân hàng sẽ phân loại thẩm định tín dụng để giúp cho quá trình đánh giá, phân tích diễn ra chính xác, nhanh chóng nhất, giúp cho khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian. Có 4 loại thẩm định tín dụng:

  • Thẩm định rủi ro
  • Thẩm định tài sản đảm bảo
  • Thẩm định tín dụng ngắn hạn
  • Thẩm định tín dụng dài hạn
Thẩm định tài sản đảm bảo
Thẩm định tài sản đảm bảo

Tìm hiểu quy tắc 5C của thẩm định tín dụng

Quy tắc 5C là gì?

Quy tắc 5C là bộ các quy tắc được áp dụng vào quá trình thẩm định. Các ngân hàng thường áp dụng quy tắc 5C vào quy trình thẩm định tín dụng để có thể giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thẩm định tín dụng một cách tối ưu nhất. Mô hình 5C bao gồm:

  • Character – Uy tín, đạo đức khách hàng
  • Capacity – Năng lực
  • Capital – Vốn
  • Collateral – Tài sản đảm bảo
  • Conditions – Môi trường

Character – Uy tín, đạo đức khách hàng

Đánh giá thái độ của khách hàng để có thể phê duyệt một khoản vay nhỏ hay không. Đa số ngân hàng sẽ lưu ý về sự hợp tác của khách hàng trong quá trình giao dịch.

Tuy nhiên, trình độ học vấn, phẩm chất hay kinh nghiệm kinh doanh cũng là một yếu tố được cân nhắc.

Capacity – Năng lực

Đây có thể nói là chỉ tiêu quan trọng nhất của mô hình 5C trong thẩm định tín dụng. Phía ngân hàng sẽ dựa trên các bảng báo cáo tài chính, khả năng điều hành trong quá khứ và hoạt động kinh doanh của khách hàng hiện tại trên thị trường có tính khả thi về việc chi trả nợ vay trong tương lai.

Tóm lại, đây là bước giúp ngân hàng biết được khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào một cách chính xác nhất.

Capital – Vốn

Tăng mức độ tin cậy của ngân hàng nếu khách hàng có vốn chủ sở hữu lớn, đảm bảo trạng thái cân bằng cho các khoản vay tín chấp ngân hàng.

Collateral – Tài sản đảm bảo

Có thể hiểu theo nghĩa khác đây là tài sản thế chấp để đảm bảo với phía ngân hàng. Khi khách hàng phá sản, không có khả năng chi trả thì ngân hàng sẽ xử lý phần tài sản này để quy ra giá trị và thanh toán các khoản nợ còn thiếu.

Conditions – Môi trường

Là quá trình ngân hàng phân tích môi trường bên trong, bên ngoài của nền kinh tế có ảnh hưởng nhiều đến quá trình kinh doanh của khách hàng hay không. Với những khách hàng là các doanh nghiệp, công ty không bị ảnh hưởng quá nhiều, hoạt động ổn định thì sẽ được ưu tiên hơn.

Quá trình thẩm định tín dụng với mô hình 5C
Quá trình thẩm định tín dụng với mô hình 5C

Kỹ năng cần thiết của một nhân viên thẩm định tín dụng

Những nhân viên thẩm định tín dụng không phải chỉ biết đến mỗi khái niệm thẩm định tín dụng là gì mà có thể thực hiện được công việc.

Họ phải trải qua thời gian học tập, tiếp thu nhiều kiến thức, đặc biệt là nâng cao kỹ năng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Vậy những kỹ năng cần có của một nhân viên thẩm định tín dụng là gì

Đó chính là:

  • Sự am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ
  • Có thể phân tích và đánh giá được khả năng vay vốn, trả nợ hợp đồng vay tiền trả góp của khách hàng
  • Am hiểu về các quy định của pháp luật về hồ sơ, giấy tờ, các quy trình trong vay vốn, vay tiền online 24/24 và trả nợ,…
  • Sự hiểu biết và cái nhìn nhạy bén về nền kinh tế cả bên trong và bên ngoài

Đây chính là những kỹ năng mà một chuyên viên thẩm định tín dụng lâu năm nào cũng có, với kỹ năng và kinh nghiệm của mình, họ sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro khi cho vay tiền nhanh về mức tối thiểu.

Khi thẩm định cho vay khách hàng cá nhân thì điều gì là quan trọng nhất?

Theo một số ý kiến thì những vấn đề dưới đây nên được ưu tiên khi thẩm định tín dụng:

  • 1. Lý lịch pháp lý ( có tiền án , tiền sự ? Hộ khểu , tình trạng hôn nhân , giấy phép hành nghề ..)
  • 2. Tình hình tài chính và Phương Án Kinh Doanh( có dư nợ tín dụng tại các Ngân hàng nào ? , tình hình trả nợ , thu nhập cá nhân , thu nhập người đồng trả nợ , kế hoạch sử dụng vốn , phương án kinh doanh có khả thi …)
  • 3. Tài sản đảm bảo ( có tranh chấp , phong toả , giải toả , thuộc diện đền bù ??? Tài sản chung hay riêng …)

Kết luận

Bài viết trên đã nêu tổng quát về khái niệm thẩm định tín dụng là gì, phân loại cũng như nêu lên những điều cần làm trong quá trình thẩm định. Đặc biệt, cung cấp những thông tin về kỹ năng của một nhân viên tư vấn cần có.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích với những bạn đọc có nhu cầu vay vốn kinh doanh hay mong muốn trở thành một chuyên viên thẩm định tín dụng trong tương lai.

Xem thêm:

Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP

5/5 - (1 bình chọn)
Disclaimer:
  • Trên website này, chúng tôi chỉ đưa ra các gợi ý về các ứng dụng vay online đi kèm đó là các thông tin về thời hạn vay từ 91 – 180 ngàylãi suất tối đa hằng năm (APR) 20% kèm theo ví dụ minh họa về tổng chi phí của khoản vay, bao gồm tất cả khoản phí hiện hành. Các trang Web này có thể được trả tiền thông qua các nhà quảng cáo bên thứ ba. Tuy nhiên, kết quả xếp hạng của chúng tôi luôn dựa trên những phân tích khách quan.
  • Bên cạnh đó, hiện nay Cảnh sát TP. HCM đã khởi tố nhiều công ty cho vay tín dụng tiêu dùng trái quy định trên nền tảng online,để tránh rơi vào bẫy tín dụng đen.
Ví dụ khoản vay:
  • Nếu bạn vay 10.000.000 đồng và chọn trả góp trong 6 tháng (180 ngày), số tiền hàng tháng bạn cần trả sẽ là 1.833.333,3 đồng, trong đó lãi vay hàng tháng là 166.666,7 đồng (APR = 20%).
  • Tổng số tiền bạn sẽ phải trả là 11.000.000 đồng. Phí và lãi suất vay có thể thay đổi tùy vào thời điểm khách hàng đăng ký tư vấn khoản vay và điểm tín dụng của khách hàng.

Bài viết liên quan

Nợ Xấu Có Mua Xe Máy Trả Góp Được Không? Mua Ở Đâu?

Có nhiều khách hàng khi muốn mua xe máy trả góp nhưng bị...

Lãi Suất Vay Thế Chấp Sổ Đỏ Ngân Hàng MB Bank T12/2023

Vay thế chấp sổ đỏ MBBank tháng 12/2023 lãi suất ưu đãi chỉ...

MCredit Lừa Đảo, Cho Vay Nặng Lãi Có Phải Sự Thật?

Bạn đang có nhu cầu vay tiền tại MCredit nhưng lại bắt gặp...

Mẫu Giấy Ủy Quyền Vay Vốn Ngân Hàng Agribank Mới Nhất

Bạn đang có nhu cầu cần vay tiền tại ngân hàng Agribank nhưng...

Quy Trình Thẩm Định Vay Tín Chấp TPBank Gồm Mấy Bước?

Quy trình thẩm định vay tín chấp TPBank đang là thông tin được...

Trễ Hạn Trả Góp MCredit Có Sao Không? Cách Tính Phí Phạt

Công ty tài chính MCredit là sự lựa chọn của rất nhiều khách...

/** * Use the following code in your theme template files to display breadcrumbs: */
Theo dõi
Thông báo khi
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments