Nếu bạn đã, đang hoặc có ý định thiết lập mối quan hệ tín dụng với các Ngân hàng, Công ty tài chính thì việc hiểu rõ các khái niệm “ CIC là gì? “, “ Check CIC online như thế nào? “ … là rất cần thiết. Trong bài viết này, BANKTOP sẽ giúp bạn tìm hiểu các thuật ngữ này một cách chính xác nhất.
Toc
- 1. CIC là gì?
- 2. Chức năng của trung tâm tín dụng CIC
- 3. Hướng dẫn cách Check CIC online miễn phí chỉ 15 phút có kết quả
- 4. Related articles 01:
- 5. Kiểm tra CIC online có tốn phí không?
- 6. Nguyên tắc hoạt động của trung tâm tín dụng CIC
- 7. Hệ thống tra cứu CIC cá nhân hoạt động như thế nào?
- 8. Mối liên hệ giữa CIC và nợ xấu là gì?
- 9. Vì sao bạn bị xếp hạng lịch sử tín dụng xấu trên CIC
- 10. Bị nợ xấu trên CIC ảnh hưởng như thế nào?
- 11. Có thể xoá nợ xấu trên CIC không?
- 12. Làm thế nào để không bị xếp hạng tín dụng xấu trên CIC?
- 13. Cảnh báo lừa đảo từ CIC bởi các đối tượng xấu
- 14. Một số câu hỏi thường gặp
- 15. Kết luận
- 16. Related articles 02:
Xem thêm:
- Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND
- Nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không?
- Nợ xấu có vay thế chấp được không?
CIC là gì?
CIC là cụm từ viết tắt của Credit Information Center – CIC là Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc Gia Việt Nam, được phát triển và hoạt động dưới sự điều hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Chức năng chính của Trung tâm CIC là thu thập, phân tích, xử lý và đưa ra những dự báo tín dụng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp các cụm từ như kiểm tra cic chi tiết, check cic online hay kiểm tra lịch sử tín dụng… khi đăng ký các khoản vay tín chấp cá nhân, mở thẻ tín dụng… tại các Ngân hàng, công ty tài chính. Đó là bước đầu tiên để các đơn vị cho vay có thể đảm bảo khách hàng không có nợ xấu hoặc không còn dư nợ quá nhiều trước khi quyết định cho vay.
Vậy trung tâm thông tin tín dụng CIC là gì? Đó là nơi lưu trữ thông tin tín dụng CIC của các cá nhân.
Chức năng của trung tâm tín dụng CIC
Chúng ta đã biết trung tâm tín dụng CIC là một tổ chức hoạt động dưới sự quản lý của ngân hàng nhà nước, vậy chức năng của nó là gì ?
- Dựa theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành để thực hiện đăng ký tín dụng quốc gia cho tất cả người dùng. Nhằm mục đích hỗ trợ mọi người có thể check CIC ngân hàng nhanh và dễ dàng hơn.
- Tiếp nhận, phân tích và xử lý các thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức
- Thực hiện việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng của các cá nhân vào các nhóm nợ từ 1 – 5, từ đó giúp các ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro khi thực hiện việc giải ngân hồ sơ vay vốn….
- Cung cấp các sản phẩm tra cứu lịch sử tín dụng cic cá nhân dành cho tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty tài chính theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Tính đến thời điểm hiện tại, trong kho dữ liệu của CIC ngân hàng Việt Nam đã có hơn 30 triệu thông tin của khách hàng vay vốn đang được lưu trữ. Trước khi thực hiện phê duyệt các khoản vay tín chấp hay mở thẻ tín dụng. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ tiến hành tra CIC, đây được coi là yêu cầu bắt buộc.
Hướng dẫn cách Check CIC online miễn phí chỉ 15 phút có kết quả
Hiện nay có hai phương thức có thể giúp bạn kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân đó là thông qua trung tâm thông tin tín dụng hoặc thông qua công ty dịch vụ.
Check CIC cá nhân tại trung tâm tín dụng
Bạn có thể check CIC trực tiếp tại:
Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại địa chỉ:
- Hà Nội: Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông Hà Nội, Việt Nam
- Hồ Chí Minh: Lầu 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1 TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Khách hàng củng có thể tiến hành tra cứu lịch sử tín dụng CIC tại Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam tại địa chỉ:
- Hà Nội: Phòng 1303B, Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Hồ Chí Minh: Tầng 4, Toà nhà văn phòng 13-13 Bis Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Tuy nhiên, việc tra cứu này sẽ mất phí CIC. Để có thể kiểm tra CIC cá nhân miễn phí khách hàng có thể tra cứu trực tiếp trên website, tuy không đầy đủ thông tin chi tiết nhưng vẫn có những thông tin cơ bản để có thể kiểm tra lịch sử tín dụng.
Cách tra cứu CIC cá nhân thông qua Ngân hàng
Nói đúng hơn, trong cách kiểm tra này chúng ta sẽ thông qua các công ty tài chính hoặc ngân hàng cho vay trả góp để thực hiện theo nguyên tắc : Khi khách hàng đăng ký vay vốn, ngân hàng hoặc công ty tài chính bắc buộc phải thực hiện việc kiểm tra lịch sử tín dụng CIC của khách hàng để quyết định có cho vay hay không ?
Để thực hiện kiểm tra cic, chúng ta làm các bước sau :
- Bước 1: đăng ký vay tiền tại Ngân hàng
- Bước 2: Cung cấp thông tin số CMND để tiến hành tra cứu lịch sử tín dụng CIC
- Bước 3: Sau khi tra cứu, ngân hàng sẽ thông báo kết quả CIC đến khách hàng
Vậy là bạn đã hoàn tất việc tra cứu lịch sử tín dụng CIC online. Đây là một mẹo nhỏ bạn nên biết.
Check CIC Online miễn phí qua website của trung tâm tín dụng CIC
Ngoài ra, khách hàng củng có thể tự tra cứu CIC cá nhân trực tiếp tại website của trung tâm tín dụng CIC. Trước khi tra cứu bạn phải đăng ký tài khoản theo các bước sau :
Bước 1: Truy cập vào website đăng ký tại đây. Sau đó đăng ký tài khoản bằng cách nhấn vào mục Đăng ký bên góc phải trên cùng.
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin, up thêm ba hình ảnh mặt trước, sau của CMND và một ảnh của bạn để đăng ký tài khoản.
Trong trường hợp bạn đã có tài khoản trước đó thì chỉ cần đăng nhập.
Bước 3: Nhập mã OTP gửi về tin nhắn của bạn để xác nhận đăng ký tài khoản. Sau đó kiểm tra email để lấy thông tin tài khoản và bắt đầu tra cứu.
1. https://banktop.vn/archive/4710/
2. https://banktop.vn/archive/41545/
3. https://banktop.vn/archive/34810/
Bước 4: Truy cập vào website tra cứu lịch sử tín dụng CIC online tại https://cic.gov.vn/
Bước 5: Tiến hành đăng ký tra cứu, sau 1 ngày bên CIC sẽ có nhân viên gọi cho bạn để xác minh một số thông tin cá nhân. Nếu các thông tin chính xác và trùng khớp, kết quả tra cứu CIC của bạn sẽ được gửi về Email.
Check CIC Online trên App (Credit Connect)
Bạn cần tải ứng dụng CIC Credit Connect – Kết nối nhu cầu vay:
Bước 1: Tải ứng dụng CIC (Credit Connect). Sau khi tải xong bạn hãy Mở ứng dụng CIC mới vừa tải về điện thoại của bạn lên để tiến hành việc tra cứu nợ xấu.
Bước 2: Nếu bạn đã có tài khoản hãy Đăng nhập, nếu chưa hãy chọn mục Đăng ký để tiến hành đăng ký thông tin tài khoản của mình.
Bước 3: Bạn sẽ phải chờ từ 1 đến 3 ngày để thông tin của mình được CIC xác nhận. Hệ thống sẽ gửi mail cho bạn về việc thông báo xác nhận thông tin.
Lưu ý:
- Việc tra cứu miễn phí qua điện thoại hoặc website, khách hàng cá nhân chỉ nhận được thông tin về việc mình có nợ xấu hay không. Các thông tin chi tiết về khoản vay từ khi nào, lịch sử nợ xấu,… thì chỉ có ngân hàng, các tổ chức tín dụng tra cụ thể được.
- Tra cứu trực tiếp trên hệ thống CIC sẽ hoàn toàn miễn phí.
Kiểm tra CIC online có tốn phí không?
Nếu tự truy cập website hoặc tải app CIC để check thông tin, bạn sẽ không mất phí. Tuy nhiên, dữ liệu được cung cấp sẽ chỉ là bạn có đang nợ xấu hay không. Giả sử nếu có, thông báo này cũng không hiển thị nguyên nhân và thời điểm phát sinh nợ xấu. Nếu muốn biết đầy đủ hơn, bạn cần đầu tư chi phí và chọn đơn vị uy tín hỗ trợ.
Nguyên tắc hoạt động của trung tâm tín dụng CIC
Khi khách hàng đăng ký một giao dịch bất kỳ với ngân hàng như vay tín chấp, vay thế chấp, mở thẻ tín dụng… thì hệ thống tín dụng của Ngân hàng cho vay sẽ cập nhật các thông tin về khoản vay như dư nợ, thời gian trả nợ, quá trình thanh toán… lên hệ thống CIC của Ngân hàng nhà nước.
Từ những thông tin này, hệ thống CIC sẽ tổng hợp và cập nhật chúng thành một cơ sở dữ liệu có thể tra cứu online để phản ánh chính xác nhất lịch sử tín dụng cá nhân – doanh nghiệp.
Nếu bạn có lịch sử tín dụng tốt khi tra cứu CIC, các khoản đăng ký vay sẽ được thẩm định và giải ngân dễ dàng. Ngược lại, CIC không khác gì một danh sách đen đối với những cá nhân – doanh nghiệp thường xuyên trả chậm, nợ xấu, và nếu bạn nằm trong danh sách này thì khả năng được duyệt vay của bạn sẽ rất thấp.
Hiểu rõ hơn, hệ thống CIC tập hợp thông tin lịch sử quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng và phân chia thành 5 nhóm:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Hệ thống tra cứu CIC cá nhân hoạt động như thế nào?
Qua những phân tích ở trên, có thể bạn đã hiểu được chức năng cơ bản của hệ thống CIC Checking rồi phải không? Vậy chúng ta có thể kiểm tra được những thông tin chi tiết gì khi tra cứu CIC? Cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Tra cứu CIC cung cấp các thông tin gì của khách hàng?
Có thể nói CIC không khác gì một cuốn từ điển, cung cấp mọi thông tin về lịch sử tín dụng của một cá nhân hay một tổ chức. Cụ thể CIC có thể đem lại những thông tin gồm:
- Khách hàng hiện đang quan hệ với bao nhiêu tổ chức tín dụng.
- Dư nợ tính tới thời điểm hiện tại là bao nhiêu?
- Mục đích vay của khách hàng với các gói vay của mình là gì: vay tiêu dùng, vay kinh doanh hay phục vụ cho các mục đích khác?
- Thời gian đăng ký trả là bao lâu?
- Khách hàng đang thuộc nhóm nợ nào?
- Đối với các khoản vay thế chấp, khách hàng đã sử dụng tài sản gì để thế chấp cho khoản vay.
- Quan trọng nhất, quá trình trả nợ của khách hàng có tốt không?
Để có thể ra quyết định có cho Khách hàng vay hay không? Ngân hàng sẽ căn cứ vào các yếu tố có được khi thực hiện việc tra cứu CIC.
Thao tác kiểm tra CIC có ý nghĩa gì?
Việc check CIC không chỉ có ý nghĩa đối với Ngân hàng mà còn khá quan trọng đối với cá nhân – doanh nghiệp.
Đối với Ngân hàng – Tổ chức tín dụng
- Căn cứ để quyết định có xét duyệt khoản vay hay yêu cầu mở thẻ tín dụng của khách hàng.
- Quản lý thông tin khách hàng một cách thống nhất giữa các Ngân hàng thông qua hệ thống CIC.
Đối với khách hàng:
- CIC là một hình thức giúp khách hàng có thể kiểm tra được các khoản vay, các mối quan hệ tín dụng của bản thân.
- Trước khi đăng ký vay hãy mở thẻ tín dụng, việc check cic online giúp khách hàng có thể kiểm tra được mình có đủ điều kiện hay không? hoặc dự đoán tỉ lệ đậu hồ sơ.
Mối liên hệ giữa CIC và nợ xấu là gì?
Trên thực tế, nợ xấu là một phần trong CIC. Tuy nhiên, vai trò của nó lại vô cùng quan trọng trong hệ thống này. Các ngân hàng trong quá trình hoạt động sẽ phải thường xuyên báo cáo lên hệ thống CIC về lịch sử tín dụng cá nhân của người đi vay.
Đồng thời, họ cũng kiểm tra CIC để nắm được tình trạng lịch sử tín dụng của người đi vay. Từ đó quyết định có xét duyệt cho vay, mở thẻ tín dụng cá nhân đó hay không.
Vì sao bạn bị xếp hạng lịch sử tín dụng xấu trên CIC
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị xếp hạng lịch sử tín dụng xấu trên CIC và đa phần đều đến từ quá trình thanh toán hợp đồng vay của bạn như:
- Chậm hoặc không thanh toán tiền hợp đồng vay trả góp trong thời gian dài
- Trả chậm hoặc không trả tiền do sử dụng thẻ tín dụng
- Đối với các khoản vay thế chấp việc mất khả năng thanh toán vay dẫn đến tài sản bị thu hồi cũng làm ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng CIC của bạn.
- Bị kiện ra toà do không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khác.
Bị nợ xấu trên CIC ảnh hưởng như thế nào?
Đối với nợ nhóm 1 và nhóm 2
Nếu được CIC phân loại vào nợ nhóm 1,2 thì bạn vẫn có khả năng vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên với nợ nhóm 2 thì khả năng vay vốn sẽ hạn chế hơn nợ nhóm 1, đặc biệt là các khoản vay tín chấp.
Đối với nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5
Nếu như bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì gần như bạn sẽ không thể vay vốn được ở bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào. Thông tin về các khoản nợ này sẽ được lưu giữ trong vòng 5 năm. Trong khoảng thời gian này bạn sẽ không thể vay vốn được.
Có thể xoá nợ xấu trên CIC không?
Đối với việc xóa nợ xấu trên CIC sẽ tùy thuộc vào trường hợp mà bạn vướng nợ xấu. Theo đó:
Trường hợp 1: Nợ xấu do lỗi ở khách hàng
Nếu nợ xấu xuất phát từ lỗi của chính khách hàng như chậm thanh toán thì bạn cần thực hiện việc xóa nợ theo các bước như sau:
- Bước 1: Kiểm tra rõ tình trạng nợ xấu trên CIC để biết số tiền bạn đang nợ và thuộc nhóm nợ nào. Bạn lựa chọn cách kiểm tra CIC phù hợp nhất với mình
- Bước 2: Đến ngân hàng/tổ chức tài chính cho vay và làm việc với ngân hàng/tổ chức tài chính để tổng hợp toàn bộ khoản gốc lãi phải trả. Sau đó, bạn thực hiện thanh toán. Lưu ý: Nên lưu giữ các chứng từ và ghi rõ ngày giờ.
- Bước 3: Vào đầu tháng kế tiếp, bạn kiểm tra thông tin tín dụng CIC lại một lần nữa để kiểm tra bạn đã xóa nợ xấu chưa. Tuy nhiên, lịch sử nợ xấu thường được lưu lại một thời gian tùy vào nhóm nợ xấu mà bạn mắc:
+ Nợ xấu nhóm 3,4 và 5 được lưu giữ trong vòng 5 năm gần nhất
+ Nợ xấu nhóm 2 được lưu giữ trong vòng 12 tháng
Do đó, cách xóa nợ xấu nhanh nhất là bạn cần nhanh chóng thanh toán nợ quá hạn, nợ xấu.
Trường hợp 2: Do lỗi của Ngân hàng hoặc trung tâm CIC
Nếu nợ xấu do lõi của tổ chức tín dụng (Ngân hàng, công ty tài chính) hoặc trung tâm CIC thì bạn cần thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Kiểm tra rõ tình trạng nợ xấu của bạn trên trung tâm CIC để biết rõ số tiền bạn đang nợ, nhóm nợ xấu
- Bước 2: Làm công văn gửi Ngân hàng hoặc Trung tâm CIC để khiếu nại.
- Bước 3: Gửi công văn và đến trực tiếp các đơn vị trên để giải quyết.
- Bước 4: Nhận kết quả và kiểm tra lại tình trang nợ xấu tại website của CIC.
Làm thế nào để không bị xếp hạng tín dụng xấu trên CIC?
Bị nợ xấu trên CIC sẽ mang lại những hậu quả tiêu cực đo trong quá trình vay vốn bạn nên hạn chế bị gặp phải điều này. Sau khi đánh giá nhu cầu của bản thân cũng như mức thu nhập hiện tại bạn ấn định mức vay mà chi phí trả nợ mỗi tháng không quá 50% thu nhập để bảo đảm cuộc sống.
Bên đó cần chú ý một số điểm dưới đây:
- Đừng cố gắng đi vay khi bạn biết rằng lịch sử tín dụng của bạn trong 02 năm gần đây không tốt, đang nằm trong nhóm nợ xấu
- Chú ý các khoản nợ từ việc sử dụng thẻ tín dụng. Hãy đảm bảo việc thanh toán đúng thời gian quy định (không quá 45 ngày) và không chi tiêu quá khả năng thanh toán. Và không nên mua vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng tốt.
- Không nên vay tiền khi biết chắc chắn rằng bản thân không có khả năng trả nợ. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của bạn, và bạn sẽ không thể vay tiền khi có nhu cầu thực sự cần thiết trong tương lai
Cảnh báo lừa đảo từ CIC bởi các đối tượng xấu
Với sự tinh vi và biến tướng hình thức lừa đảo của tội phạm công nghệ cao hiện nay, CIC đã đưa ra các cảnh báo đối với khách hàng. Theo đó:
- CIC khuyến nghị khách hàng nên tuân thủ chặt chẽ các biện pháp bảo mật thông tin cá nhân. Cần cẩn trọng khi chia sẻ các thông tin định danh cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân cho các bên cung cấp dịch vụ, chỉ chia sẻ thông tin với các nhà cung cấp dịch vụ thực sự uy tín và đáng tin cậy.
- Cẩn trọng với bất kỳ hình thức yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân, mã OTP, tên tài khoản, mật khẩu…. hoặc yêu cầu truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn/email lạ hoặc không rõ nguồn gốc.
- Khách hàng không truy cập vào đường dẫn mạo danh CIC;
- Không nộp tiền cho bất cứ đơn vị nào mạo danh CIC để cung cấp báo cáo tín dụng, đề nghị các khoản vay.
Một số câu hỏi thường gặp
Tài khoản CIC là gì?
Tài khoản CIC là tài khoản của một cá nhân, thể hiện mức độ uy tín, tình trạng vay vốn tại hệ thống các ngân hàng trên cả nước cũng như mức nợ xấu của cá nhân đó.
Tài khoản CIC ghi chép hoạt động tín dụng của các cá nhân, doanh nghiệp về thông tin các khoản vay với phía ngân hàng. Đây là kho thông tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn hay không.
Kiểm tra CIC là gì?
Check CIC hay kiểm tra CIC là tra cứu thông tin tín dụng của một cá nhân nào đó. Check CIC là cách kiểm tra nợ xấu cá nhân, tra cứu nợ xấu CIC như một quyển từ điển. Ghi chép toàn bộ lịch sử tín dụng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã và đang vay vốn ngân hàng. Định kỳ hàng tháng, CIC sẽ cập nhật dư nợ của khách hàng trên hệ thống. Cho nên các khoản nợ của người vay sẽ được cập nhật chính xác và kịp thời.
CIC trắng là gì?
Pháp luật nước ta đã quy định khá đầy đủ về quyền và nghĩa vụ cần tuân thủ của các chủ thể này. Vậy nên, nếu các khoản cho vay tuân thủ 100% luật định sẽ gọi là tín dụng trắng hay CIC trắng. Mặt khác, 100% sai luật sẽ gọi là tín dụng đen.
Kết luận
Qua bài viết này, chắc hẳn khách hàng củng có thể trả lời được câu hỏi “CIC là gì?“. BANKTOP hy vọng đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết về trung tâm CIC. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại câu hỏi dưới bài viết, chúng tôi sẽ trả lời.
Hoặc nếu bạn đang có nhu cầu vay tiền trả góp, hãy liên hệ với hotline để được tư vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm:
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP
1. https://banktop.vn/archive/38670/
2. https://banktop.vn/archive/894/
3. https://banktop.vn/archive/34977/