Nếu thường xuyên thực hiện các giao dịch với Ngân hàng, có lẽ bạn đã nghe đến cụm từ “thấu chi“. Vậy “thấu chi là gì?“ , vay thấu chi là gì? và tất cả những vấn đề liên quan sẽ được BANKTOP giải đáp trong bài viết này.
Toc
- 1. Thấu chi là gì?
- 2. Đặc điểm của hình thức vay thấu chi
- 3. Các hình thức vay thấu chi phổ biến
- 4. Điều kiện vay thấu chi như thế nào?
- 5. Lãi suất vay thấu chi được tính như thế nào?
- 6. Bài viết liên quan:
- 7. Có nên vay thấu chi không?
- 8. Danh sách các ngân hàng cho vay thấu chi lãi suất thấp nhất
- 9. Kết luận
Xem thêm:
Thấu chi là gì?
Wikipedia trả lời câu hỏi về định nghĩa của thấu chi như sau: Một thấu chi xảy ra khi tiền được rút khỏi một tài khoản ngân hàng và số dư có sẵn đi dưới số không, Trong trường hợp này tài khoản được nói là “thấu chi”.
Để hiểu rõ hơn, thấu chi hay vay thấu chi là việc ngân hàng cho phép các khách hàng đang sử dụng thẻ ghi nợ của ngân hàng đó có thể chi vượt mức số tiền khi thẻ có tài khoản bằng 0. Hạn mức vay thấu chi tương đối cao, có thể bằng gấp 5 lần tháng lương và tối đa có thể lên đến 100 triệu đồng.
Ví dụ: Khách hàng đăng ký vay thấu chi VPBank và được cấp hạn mức thấu chi là 50 triệu đồng. Trong trường hợp khách hàng sử dụng hết số tiền có trong tài khoản thấu chi, khách hàng vẫn có thể sử dụng thêm 50 triệu đồng và tính lãi theo quy định trong hợp đồng.
Đặc điểm của hình thức vay thấu chi
Đặc điểm của hình thức vay thấu chi bao gồm:
- So với các hình thức vay vốn khác nhau vay tiêu dùng tín chấp, vay thế chấp, vay tiền trả góp thì hình thức vay thấu chi ít được khách hàng biết đến.
- Hạn mức vay thấu chi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lịch sử tín dụng CIC của khách hàng, thu nhập trung bình…
- Vay thấu chi hỗ trợ khách hàng có nhu cầu tài chính đột xuất nhưng trong tài khoản lại không còn tiền.
- Lãi suất vay thấu chi cao hơn lãi suất thông thường.
Các hình thức vay thấu chi phổ biến
Hiện nay, các Ngân hàng hỗ trợ 2 hình thức vay thấu chi đó là vay thấu chi tín chấp và vay thấu chi thế chấp.
- Vay thấu chi tín chấp: tương tự như hình thức vay tín chấp, chủ yếu dựa vào thu nhập của khách hàng để cấp hạn mức thấu chi.
- Vay thấu chi thế chấp: cơ bản giống như hình thức vay thế chấp, khách hàng cần tài sản đảm bảo. Vì thế, hạn mức vay thấu chi thế chấp thường rất cao, có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.
Điều kiện vay thấu chi như thế nào?
Để vay thấu chi ngân hàng, khách hàng cần đáp ứng đủ các điều kiện sau :
- Khách hàng lớn hơn 20 tuổi và dưới 60 tuổi tại thời điểm tất toán hồ sơ.
- Có hộ khẩu hoặc KT3 tại địa chỉ tạm trú.
- Có hợp đồng lao động và thu nhập tối thiểu 4 triệu/tháng đối với hình thức vay thấu chi tín chấp
- Có tài sản đối với hình thức vay thấu chi thế chấp.
Lãi suất vay thấu chi được tính như thế nào?
Công thức tính lãi suất vay thấu chi được tính như sau:
Bài viết liên quan:
Tổng tiền lãi thấu chi tháng = ∑ dư nợ thấu chi thực thế * lãi suất thấu chi/360 * số ngày thấu chi thực tế.
Ví dụ cụ thể về cách tính lãi suất vay thấu chi:
Khách hàng sử dụng số tiền trong hạn mức thấu chi là 20.000.000 VNĐ, lãi suất được tính là 20%/năm và thời gian thấu chi là 15 ngày.
Như vậy, số tiền lãi được tính = 20.000.000 * 20% / 360 * 15 = 166.667 VNĐ
Có nên vay thấu chi không?
Như đã nói ở trên, lãi suất vay thấu chi cao hơn các hình thức vay thông thường, vậy có nên vay thấu chi hay không?
Câu trả lời là tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của bạn, vì chỉ khi phát sinh số tiền sử dụng thì mới bị tính lãi vay thấu chi. Trong những trường hợp đột xuất bạn cần sử dụng tiền nhưng trong tài khoản không có đủ thì số tiền trong tài khoản thấu chi là cách giải quyết tốt nhất.
Danh sách các ngân hàng cho vay thấu chi lãi suất thấp nhất
Hầu hết các ngân hàng đều có hỗ trợ hình thức vay thấu chi, có thể kể đến như:
- Vay thấu chi Agribank
- Vay thấu chi VPBank
- Vay thấu chi BIDV
- Vay thấu chi Vietinbank
- Vay thấu chi Vietcombank
Kết luận
Bài viết trên đây, BANKTOP đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ, giúp bạn trả lời câu hỏi “thấu chi là gì?“ và các hình thức vay thấu chi. Nếu có nhu cầu vay tiền nhanh, có thể liên hệ Hotline của BANKTOP để được hỗ trợ.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP