Cấu trúc vốn được các doanh nghiệp phân chia hợp lý trong việc đầu tư, mua sắm tư vật liệu hay chi phí bỏ ra cho các khoản tài trợ,vv… Đây là chiến lược kinh doanh được thực hiện theo nhiều hình thức giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển mạnh mẽ. Để hiểu chi tiết về cấu trúc vốn là gì và các nội dung liên quan, mời bạn xem bài viết.
Toc
Tìm hiểu giấy báo có là gì?
Cấu trúc vốn là gì?
Cấu trúc vốn (Capital Structure) là thuật ngữ thể hiện tỷ lệ vốn trong một đơn vị doanh nghiệp/công ty bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Vốn chủ sở hữu có nghĩa là nguồn vốn của doanh nghiệp đó, được sở hữu bởi các cổ đông được chia ra 2 loại:
- Vốn góp: Là số tiền ban đầu nhà đầu tư bỏ vào để xây dựng, kinh doanh và đổi lấy cổ phần hoặc quyền sở hữu.
- Lợi nhuận giữ lại: Là những khoản tiền lợi nhuận trong việc kinh doanh được doanh nghiệp tiếp tục tái đầu tư hoặc làm nguồn vốn dự phòng để phát triển, mở rộng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn vay là số tiền doanh nghiệp đi vay mượn để phục vụ cho mục đích kinh doanh, làm ăn. Các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức vay đó là trái phiếu dài hạn vì thời gian trả nợ không gây quá nhiều áp lực về kinh tế và giúp doanh nghiệp tận dụng sử dụng tối ưu nguồn vốn vay trong kinh doanh.
Hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng có thể cân đối và tự chủ được về tài chính trong kinh doanh. Vì vậy, để thành lập và tạo nên cấu trúc vốn ổn định các doanh nghiệp sẽ huy động nguồn gốc thông qua nhiều hình thức khác nhau như hợp tác, bán cổ phần, phát hành trái phiếu,vv…
Tìm hiểu tín dụng ngân hàng là gì?
Như thế nào là cấu trúc vốn tối ưu?
Để cấu trúc vốn tối ưu, bạn cần biết cấu trúc vốn sẽ gồm 2 thành phần chính như chúng tôi cũng đã đề cập đó là: Vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Vốn chủ sở hữu
Đây là nguồn vốn của chính doanh nghiệp đang sở hữu, hoặc sẽ được huy động từ nguồn vốn của các cổ đông đồng hành, vốn của Nhà nước, các doanh nghiệp khác,vv…
Nguồn vốn của chủ sở hữu cũng sẽ phải ánh tình trạng nợ của công ty. Nếu số vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nợ thì có thể chứng minh được doanh nghiệp đó đang nợ ít. Và ngược lại, nếu số vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nợ thì doanh nghiệp đang gặp phải tình trạng nợ khá nhiều.
Vốn vay
Để vận hành và phát triển một doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều chi phí. Ngoài vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp cũng sẽ thường vay thêm các nguồn vốn bên ngoài như vay ngân hàng, công ty tài chính để cân đối cấu trúc vốn hợp lý. Giúp doanh nghiệp phát triển theo đúng lộ trình để mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho công ty.
Bạn cũng có thể hiểu cấu trúc vốn được gọi là tối ưu khi doanh nghiệp sở hữu vốn chủ sở hữu nhiều và vốn vay ít. Nếu doanh nghiệp đó có khả năng về tài chính ổn thì cũng không cần phải đi vay thêm các nguồn vốn bên ngoài tránh phát sinh thêm các khoản phí về lãi suất hàng tháng. Đây là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư nên xem xét để có thể đưa ra quyết định hợp lý khi đầu tư.
Bài viết liên quan:
Ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới doanh nghiệp
Xác định và cân đối được cấu trúc vốn trong kinh doanh của các doanh nghiệp là vấn đề luôn được ưu tiên và quan tâm hàng đầu. Cấu trúc vốn hợp lý sẽ giúp tạo nên sự cân bằng về rủi ro và lợi nhuận, giúp doanh nghiệp có các chiến lược phát triển toàn diện và hiệu quả hơn. Chuẩn bị trước mọi trường hợp nếu rủi ro có xảy ra như chi phí khoản vay, suy thoái kinh tế,vv…
Tuy nhiên, nếu chủ doanh nghiệp biết cách xây dựng cấu trúc vốn chi tiết, thông minh thì có thể sẽ giúp công ty phát triển nhanh chóng về năng suất, tiến độ công việc, lợi nhuận,vv… ngày càng đi lên và có tính bền vững lâu dài.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp?
Rủi ro trong kinh doanh
Những rủi ro trong kinh doanh là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng thường gặp phải. Đối với kinh doanh, cạnh tranh về mẫu mã, giá cả, chất lượng có thể làm doanh nghiệp bị thua lỗ. Các doanh nghiệp luôn muốn đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng các sản phẩm nhưng đôi khi lại không thành công hoàn toàn.
Chính sách của Nhà nước về thuế
Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Vì khi doanh nghiệp sử dụng nợ thì đều phải chi trả khoản vay kèm chính sách của Nhà nước về thuế. Nếu chính sách tốt thì có thể giúp doanh nghiệp giảm 1 phần áp lực về tài chính.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Nếu vốn sở hữu của doanh nghiệp ít thì chắc chắn doanh nghiệp phải vay nợ thêm ở ngoài từ các đơn vị tài chính để duy trì sự hoạt động của công ty ổn định. Ngược lại, nếu số vốn chủ sở hữu đủ khả năng dự phòng thì doanh nghiệp không phải lo lắng về vấn đề tài chính và cũng giảm bớt gánh nặng về các khoản nợ khi vay.
Quan điểm của chủ doanh nghiệp
Nếu chủ doanh nghiệp có định hướng, kế hoạch rõ ràng trong việc xây dựng và phát triển công ty thì có thể vay vốn để thực hiện điều đó. Tuy nhiên sẽ tùy vào quan điểm, tâm lý mỗi người khi sợ thua lỗ sẽ không dám đầu tư mạo hiểm.
Nhóm chỉ số phản ánh cấu trúc vốn
Nhóm chỉ số phản ánh cấu trúc vốn sẽ bao gồm tỷ trọng của từng bộ phận nguồn gốc trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nhóm này sẽ bao gồm 2 bộ phận chính là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp làm thế nào để tối ưu cấu trúc vốn
Sử dụng cấu trúc vốn phù hợp trong việc phát triển và kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều trường hợp doanh nghiệp sử dụng cấu trúc vốn sai thời điểm dẫn đến việc không tạo ra lợi nhuận và phải đi vay mượn thêm để xoay xở tình hình tài chính.
Tham khảo sự tư vấn, những lời khuyên hữu ích áp dụng được trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính từ các chuyên gia nếu doanh nghiệp của bạn khi thành lập chưa có nhiều kinh nghiệm.
Khi thành lập, chủ doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu và có những kỹ năng nhất định về lĩnh vực mình đang thực hiện. Giúp dễ quản lý phân bố cấu trúc vốn, điều phối mọi việc, giải quyết vấn đề được nhanh và chính xác, tăng năng suất và hiệu quả lao động đối với tất cả nhân viên trong cùng công ty và tạo ra lợi nhuận vượt bậc.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết của BANKTOP bạn cũng đã có thể hiểu chi tiết về cấu trúc vốn là gì, doanh nghiệp nên làm gì để tối ưu cấu trúc vốn trong hoạt động kinh doanh,vv… Nếu bạn đang là chủ doanh nghiệp hay đang có ý định tạo 1 doanh nghiệp, thương hiệu riêng của mình thì hãy tìm hiểu thật chi tiết hơn nữa về các vấn đề trong kinh doanh nhé.
Bài viết được biên tập bởi: BANKTOP