Lợi nhuận trước thuế và sau thuế là một vấn đề mà đối với nhiều người sẽ rất xa lạ. Bởi nó thường được sử dụng nhiều hơn đối với các tổ chức, doanh nghiệp hay các đơn vị đại lý với doanh thu lớn hàng năm. Tuy nhiên khái niệm cũng như cách tính lợi nhuận trước thuế và sau thuế về cơ bản cũng không quá phức tạp.
Toc
- 1. Lợi nhuận trước thuế là gì?
- 2. Công thức tính lợi nhuận trước thuế
- 3. Ví dụ cách tính lợi nhuận trước thuế
- 4. Related articles 01:
- 5. Có được chia lợi nhuận trước thuế không?
- 6. Lợi nhuận sau thuế là gì?
- 7. Cách tính lợi nhuận sau thuế
- 8. Related articles 02:
- 9. Lưu ý về lợi nhuận sau thuế
- 10. Ý nghĩa của việc tính lợi nhuận trước và sau thuế
- 11. Kết luận
Bạn đọc có thể nắm rõ những nội dung này ngay sau khi tham khảo những thông tin dưới đây.
Lợi nhuận trước thuế là gì?
Lợi nhuận trước thuế (EBIT) là phần lợi nhuận mà công ty hay doanh nghiệp nhận về sau khi trừ bỏ số vốn bỏ ra nhưng vẫn chưa trừ đi khoản tiền đóng thuế. Lợi nhuận trước thuế thực tế khác xa so với thu nhập trước thuế. Thu nhập chỉ là lấy doanh thu trừ đi vốn. Nhưng lợi nhuận là tổng hợp rất nhiều khoản thu khác nhau và thu nhập chỉ là một phần trong lợi nhuận mà thôi.
Lợi nhuận trước thuế thường được sử dụng trong các báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập giao dịch, có lãi hay thua lỗ của các doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế giúp cho doanh nghiệp giảm trừ được những rủi ro, tránh khỏi những phát sinh không đáng có.
Công thức tính lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế có thể được tính theo hai công thức:
Lợi nhuận trước thuế (πtrước thuế) = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh
Trong đó:
- Tổng doanh thu là toàn bộ doanh thu được thu về từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện trong các biên lai, hóa đơn bán ra.
- Chi phí cố định bao gồm giá vốn bỏ ra, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm và các khoản chi phí khác có tính chất cố định trong kinh doanh.
- Chi phí phát sinh là tất cả các chi phí phát sinh theo quá trình hoạt động của công ty không theo kế hoạch của doanh nghiệp.
Tìm hiểu vòng quay vốn lưu động là gì?
Ví dụ cách tính lợi nhuận trước thuế
Doanh nghiệp A có tổng doanh thu trong quá trình kinh doanh là 10 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp A đã mua sản phẩm từ công ty X với tổng số tiền là 4 tỷ. Chi phí vận chuyển kho hàng của công ty X về kho hàng của doanh nghiệp A là 500 triệu. Chi phí thuê nhân viên và chi phí thuê địa điểm tổng là 1 tỷ. Chi phí vận chuyển từ kho hàng đến cho khách hàng là 200 tr. Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh là 100tr.
1. https://banktop.vn/csr-la-gi
2. https://banktop.vn/debit-note-va-credit-note-la-gi
3. https://banktop.vn/nda-la-gi
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A là:
10 tỷ – (4 tỷ + 1 tỷ + 500tr + 200tr) – 100tr = 4,2 tỷ
Như vậy, doanh nghiệp A đang kinh doanh có lãi.
Có được chia lợi nhuận trước thuế không?
Hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc phải chia lợi nhuận sau thuế cũng không có quy định không được chia lợi nhuận sau thuế. Do đó, các doanh nghiệp có thể thực hiện chia lợi nhuận trước thuế.
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận chưa trừ đi các khoản thuế với cơ quan thuế nên các doanh nghiệp cần phải kê khai đúng lợi nhuận trước thuế và tính đúng phần thuế phải nộp và các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính khác để có căn cứ chia lợi nhuận.
Trong các doanh nghiệp, công ty đang hoạt động, thường chia lợi nhuận sau khi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế và các chủ thể khác.
Cập nhật mẫu sec rút tiền mặt mới nhất
Lợi nhuận sau thuế là gì?
Lợi nhuận sau thuế chính là phần lợi nhuận mà công ty hay doanh nghiệp nhận về sau khi trừ bỏ số vốn bỏ ra và đã trừ cả khoản thuế thu nhập phải đóng. Khoản lợi nhuận này còn được gọi là thu nhập ròng hay lãi ròng.
Hai khoản lợi nhuận này sẽ được tính toán tổng hợp và quyết toán vào cuối mỗi năm. Sau khi tính xong lợi nhuận sau thuế, % cổ tức sẽ được chia cho các cổ động tùy theo cổ phần mà họ nắm giữ.
Tham khảo: Rủi ro tín dụng là gì?
Cách tính lợi nhuận sau thuế
Để tính lợi nhuận sau thuế, theo lý thuyết công thức đưa ra là:
πsau thuế = TR – FC – VC – Te.
1. https://banktop.vn/tra-cuu-so-cmnd-online-nhanh
2. https://banktop.vn/tra-cuu-lich-kinh-te
3. https://banktop.vn/don-bay-tai-chinh
Trong đó:
- π: là phần lợi nhuận sau thuế
- TR: tổng doanh thu của doanh nghiệp
- FC: tổng chi phí cố định
- VC: tổng chi phí biến đổi (chi phí phát sinh).
- Te: Thuế mà doanh nghiệp phải đóng.
Trên thực tế, các doanh nghiệp thường áp dụng công thức tính lợi nhuận sau thuế như sau:
πsau thuế = TR– ( 30% I + 10%VAT) – 20% Te.
Trong đó:
- π: là phần lợi nhuận sau thuế
- TR: tổng doanh thu của doanh nghiệp
- I: Tổng khoản đầu tư mà doanh nghiệp đã bỏ ra
- VAT: thuế giá trị gia tăng
- Te: Thuế thu nhập của doanh nghiệp
Tham khảo: rửa tiền là gì?
Lưu ý về lợi nhuận sau thuế
Doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau khi tiến hành phân chia lợi nhuận sau thuế:
- Các thành viên góp vốn liên kết được chia lãi theo tỷ lệ góp vốn.
- Nếu lợi nhuận các năm trước bị âm, thì lợi nhuận sau thuế của năm nay sẽ phải bù lỗ năm trước, phần còn lại mới được phân chia.
- Các quỹ đặc biệt được trích từ lợi nhuận sau thuế mà pháp luật quy định phải trích lập theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định
- Sau khi lập quỹ quy định xong, số còn lại sẽ được phân phối theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
Ý nghĩa của việc tính lợi nhuận trước và sau thuế
Vì sao các doanh nghiệp lại cần quan tâm đến lợi nhuận trước thuế và sau thuế? Lý do nằm ở ý nghĩa là các khoản lợi nhuận này mang lại. Cụ thể:
- Lợi nhuận trước thuế sẽ phản ánh rõ nét năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả, đạt được kỳ vòng đề ra từ đầu năm hay không đều sẽ được thể hiện rõ qua khoản tính toán này.
- Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế lại phản ảnh phần lợi tức và cổ tức dành cho các cổ đông và các nhà đầu tư dài hạn. Điều này chính là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tạo dựng niềm tin cho các đối tác của mình từ đó đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững lâu dài.
Kết luận
Lợi nhuận trước thuế và sau thuế có sự khác nhau nhất định. Chính vì vậy mà bạn đọc tuyệt đối không được phép nhầm lẫn và đánh đồng những khoản lợi nhuận này với thu nhập từ hoạt động kinh doanh nhé. Hy vọng thông tin trên đây của BANKTOP sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn đối với vấn đề tài chính này.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP