Trong quá trình làm các thủ tục để vay vốn tại ngân hàng thì thẩm định tín dụng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất. Chuyên viên thẩm định tín dụng với nhiều kinh nghiệm, sau khi thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn sẽ đưa ra quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không.
Toc
- 1. Thẩm định tín dụng là gì?
- 2. Đặc điểm của quy trình thẩm định tín dụng
- 3. Mục đích của quá trình thẩm định tín dụng
- 4. Phân loại thẩm định tín dụng
- 5. Quy trình thẩm định tín dụng
- 6. Những nhầm lẫn phổ biến về thẩm định tín dụng
- 7. Một số câu hỏi thường gặp
- 7.1. Kỹ năng cần thiết của một nhân viên thẩm định tín dụng là gì?
- 7.2. Quy tắc 5C của thẩm định tín dụng là gì?
- 7.3. Khi thẩm định cho vay khách hàng cá nhân thì điều gì là quan trọng nhất?
- 7.4. Bước nào quan trọng nhất trong quy trình thẩm định tín dụng?
- 7.5. Làm thế nào để cải thiện điểm tín dụng?
- 7.6. Ai là người chịu trách nhiệm thẩm định tín dụng?
- 7.7. Các phương pháp thẩm định tín dụng thường được sử dụng là gì?
- 7.8. Làm thế nào để theo dõi tiến độ thẩm định tín dụng?
- 7.9. Có thể khiếu nại kết quả thẩm định tín dụng hay không?
- 8. Kết luận
- 9. Related articles 02:
- 10. Related articles 01:
Vậy thẩm định tín dụng là gì mà lại đóng vai trò cực kỳ lớn đến như vậy? Cùng BankTop tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé.
Xem thêm:
Thẩm định tín dụng là gì?
Thẩm định là quá trình xem xét, đánh giá tính khả thi, độ rủi ro và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó. Từ đó ó thể hiểu thẩm định tín dụng là quá trình con người kiểm tra và đánh giá một dự án có độ rủi ro và độ tin cậy như thế nào, có đủ khả năng trả nợ hay chưa, từ đó đưa ra được quyết định sẽ cho dự án được vay hay là không.
Đặc điểm của quy trình thẩm định tín dụng
Một số đặc điểm của thẩm định tín dụng mà bạn nên biết sẽ được liệt kê ngay dưới đây.
Loại hình tín dụng:
- Vay thế chấp (vay mua nhà, đất)
- Vay tiêu dùng (vay tín chấp, vay trả góp)
- Vay kinh doanh (vay vốn sản xuất, kinh doanh)
- Thẻ tín dụng (credit card)
Các bên liên quan đến quy trình thẩm định tín dụng:
- Tổ chức cho vay bao gồm Ngân hàng thương mại (Vietcombank, Techcombank, …), Công ty tài chính (FE Credit, Home Credit, …) hay tổ chức tín dụng nhân dân (TVNHN).
- Bên vay vốn bao gồm Cá nhân vay vốn hoặc Doanh nghiệp vay vốn
Nội dung thẩm định:
- Thu nhập và tình hình tài chính
- Lịch sử tín dụng (vay nợ trước đó)
- Mục đích vay vốn
- Tài sản đảm bảo (nếu có)
- Khả năng trả nợ
Mục đích của quá trình thẩm định tín dụng
Mục đích cuối cùng của việc thẩm định tính dụng là đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng để hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro mất vốn. Để thấy được sự quan trọng của thẩm định tín dụng có thể lưu ý một số điểm sau:
- Giúp đánh giá được mức độ tin cậy sản xuất hoặc dự án đầu tư của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
- Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
- Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất 2 loại sai lầm trong quyết định cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.
Phân loại thẩm định tín dụng
Trước khi bắt đầu thẩm định tín dụng với một hồ sơ vay thế chấp, tín chấp, ngân hàng sẽ phân loại thẩm định tín dụng để giúp cho quá trình đánh giá, phân tích diễn ra chính xác, nhanh chóng nhất, giúp cho khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian. Có 4 loại thẩm định tín dụng:
- Thẩm định rủi ro
- Thẩm định tài sản đảm bảo
- Thẩm định tín dụng ngắn hạn
- Thẩm định tín dụng dài hạn
Quy trình thẩm định tín dụng
Quy trình thẩm định tín dụng bao gồm các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận các hồ sơ vay vốn
- Bước 2: Thẩm định điều kiện vay khách hàng cá nhân
- Bước 3: Tiến hành phân tích tín dụng
- Bước 4: Xét duyệt cho vay khách hàng cá nhân
- Bước 5: Ký kết hợp đồng và bắt đầu giải ngân
Những nhầm lẫn phổ biến về thẩm định tín dụng
Dưới đây là một số nhầm lẫn phổ biến của chúng ta về thẩm định tín dụng:
- Thẩm định tín dụng chỉ dành cho vay ngân hàng: Bên cạnh vay ngân hàng thì quá trình thẩm định tín dụng còn áp dụng vào một số lĩnh vực khác như đầu tư, mời thầu …
- Khả năng trả nợ chỉ được đánh giá dựa trên thu nhập: bên cạnh thu nhập thì khả năng trả nợ còn được đánh giá dựa vào các yếu tố khác như tài sản, tình trạng công việc, số nợ hiện tại …
- Rủi ro tín dụng chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng: rủi ro tín dụng còn ảnh hưởng đến bản thân người vay vốn vì khi không thể trả được nợ sẽ dẫn đến tình trạng nợ nần chồng chất, chịu thêm các khoản phí phạt phát sinh hay dính nợ xấu trên lịch sử tín dụng.
- Điểm tín dụng chỉ là con số: về hình thức điểm tín dụng là chỉ số phản ánh mức độ tín nhiệm của người vay nhưng trên thực tế, để đưa ra con số này cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.
- Hợp đồng tín dụng là một văn bản đơn giản: hợp đồng tín dụng là một văn bản có giá trị pháp lý với đầy đủ các điều khoản và thông tin cần thiết.
Một số câu hỏi thường gặp
Kỹ năng cần thiết của một nhân viên thẩm định tín dụng là gì?
Những nhân viên thẩm định tín dụng không phải chỉ biết đến mỗi khái niệm thẩm định tín dụng là gì mà có thể thực hiện được công việc.
Họ phải trải qua thời gian học tập, tiếp thu nhiều kiến thức, đặc biệt là nâng cao kỹ năng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Vậy những kỹ năng cần có của một nhân viên thẩm định tín dụng là gì?
Đó chính là:
- Sự am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ
- Có thể phân tích và đánh giá được khả năng vay vốn, trả nợ hợp đồng vay tiền trả góp của khách hàng
- Am hiểu về các quy định của pháp luật về hồ sơ, giấy tờ, các quy trình trong vay vốn, vay tiền online 24/24 và trả nợ,…
- Sự hiểu biết và cái nhìn nhạy bén về nền kinh tế cả bên trong và bên ngoài
Đây chính là những kỹ năng mà một chuyên viên thẩm định tín dụng lâu năm nào cũng có, với kỹ năng và kinh nghiệm của mình, họ sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro khi cho vay tiền nhanh về mức tối thiểu.
Quy tắc 5C của thẩm định tín dụng là gì?
Quy tắc 5C là bộ các quy tắc được áp dụng vào quá trình thẩm định. Các ngân hàng thường áp dụng quy tắc 5C vào quy trình thẩm định tín dụng để có thể giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thẩm định tín dụng một cách tối ưu nhất. Mô hình 5C bao gồm:
- Character – Uy tín, đạo đức khách hàng
- Capacity – Năng lực
- Capital – Vốn
- Collateral – Tài sản đảm bảo
- Conditions – Môi trường
Khi thẩm định cho vay khách hàng cá nhân thì điều gì là quan trọng nhất?
Theo một số ý kiến thì những vấn đề dưới đây nên được ưu tiên khi thẩm định tín dụng:
- Lý lịch pháp lý ( có tiền án , tiền sự ? Hộ khểu , tình trạng hôn nhân , giấy phép hành nghề ..)
- Tình hình tài chính và Phương Án Kinh Doanh( có dư nợ tín dụng tại các Ngân hàng nào ? , tình hình trả nợ , thu nhập cá nhân , thu nhập người đồng trả nợ , kế hoạch sử dụng vốn , phương án kinh doanh có khả thi …)
- Tài sản đảm bảo ( có tranh chấp , phong toả , giải toả , thuộc diện đền bù ??? Tài sản chung hay riêng …)
Bước nào quan trọng nhất trong quy trình thẩm định tín dụng?
Theo đánh giá và tìm hiểu thì bước quan trọng nhất trong quy trình thẩm định tín dụng là đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, bộ phậm thẩm định dựa vào 2 yếu tố chính:
- Khả năng thanh toán (DSCR): DSCR là tỷ số giữa thu nhập ròng của khách hàng và khoản thanh toán nợ hàng tháng. DSCR cao cho thấy khách hàng có khả năng trả nợ tốt hơn.
- Lịch sử tín dụng: Lịch sử tín dụng cho thấy khách hàng đã trả nợ trong quá khứ như thế nào. Lịch sử tín dụng tốt cho thấy khách hàng có khả năng trả nợ cao hơn.
Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khác như:
- Mức thu nhập: Mức thu nhập của khách hàng phải đủ để trang trải các khoản chi tiêu hàng tháng và khoản thanh toán nợ.
- Tình trạng việc làm: Khách hàng có công việc ổn định sẽ có khả năng trả nợ cao hơn.
- Số lượng nợ: Khách hàng có nhiều nợ sẽ có khả năng trả nợ thấp hơn.
- Tài sản: Khách hàng có tài sản thế chấp sẽ có khả năng trả nợ cao hơn.
Việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là rất quan trọng để đảm bảo rằng khoản vay được cấp cho khách hàng có khả năng trả nợ cao.
Làm thế nào để cải thiện điểm tín dụng?
Để có thể cải thiện điểm tín dụng trong quá trình nộp hồ sơ vay vốn, khách hàng nên lưu ý đến một số yếu tố dưới đây:
- Lựa chọn gói vay phù hợp với điều kiện cá nhân.
- Đăng ký hạn mức vay phù hợp với mục đích, khả năng trả nợ.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của đơn vị cho vay.
- Hợp tác tốt trong quá trình thẩm định hồ sơ vay.
Ai là người chịu trách nhiệm thẩm định tín dụng?
Chuyên viên thẩm định tín dụng là người chịu trách nhiệm thực hiện quá trình thẩm định tín dụng, hỗ trợ các tổ chức tín dụng đưa ra quyết định cho vay phù hợp nhất.
Các phương pháp thẩm định tín dụng thường được sử dụng là gì?
Các phương pháp thẩm định tín dụng thường được sử dụng là phương pháp định tính (phương pháp truyền thống) tiêu biểu là mô hình thẩm định 5C hoặc phương pháp định lượng để lượng hóa được rủi ro và dự báo những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng.
Làm thế nào để theo dõi tiến độ thẩm định tín dụng?
Khách hàng có thể theo dõi tiến độ thẩm định tín dụng bằng cách liên hệ với nhân viên hỗ trợ làm hồ sơ vay vốn. Tuy nhiên, không phải tất cả các bước trong quy trình thẩm định đều được chia sẽ công khai nhằm đảm bảo tính khách quan.
Có thể khiếu nại kết quả thẩm định tín dụng hay không?
Với các hồ sơ vay vốn khi đã có kết quả thẩm định tín dụng thì việc khiếu nại rất khó để được xử lý. Giải pháp được đưa ra là bạn có thể đăng ký vay vốn tại một tổ chức tín dụng khác hoặc nộp lại hồ sơ vay sau một thời gian.
Kết luận
Bài viết trên đã nêu tổng quát về khái niệm thẩm định tín dụng là gì, phân loại cũng như nêu lên những điều cần làm trong quá trình thẩm định. Đặc biệt, cung cấp những thông tin về kỹ năng của một nhân viên tư vấn cần có.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích với những bạn đọc có nhu cầu vay vốn kinh doanh hay mong muốn trở thành một chuyên viên thẩm định tín dụng trong tương lai.
Xem thêm:
1. https://banktop.vn/archive/37423/
2. https://banktop.vn/archive/13847/
3. https://banktop.vn/archive/8533/
1. https://banktop.vn/archive/614/
2. https://banktop.vn/archive/7444/
3. https://banktop.vn/archive/16844/