Đối với những văn bản hành chính, việc công chứng là điều không thể thiếu để công nhận độ chính xác của văn bản. Đó sẽ là căn cứ để cơ quan tiếp nhận hồ sơ xác nhận được độ đáng tin của văn bản. Vậy công chứng là gì? Có thể công chứng ở đâu? Và văn phòng công chứng có làm việc vào thứ 7 không?
Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cập nhật mới nhất vào ngày thứ 7 và chủ nhật văn phòng công chứng có làm việc. Tuy nhiên tốt nhất trước khi đi người có nhu cầu nên liên hệ với văn phòng công chứng để biết chính xác thời gian làm việc.
Công chứng giấy tờ ở đâu?
Mục lục
Công chứng là công việc được thực hiện bởi một công chứng viên, thuộc một tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Công chứng chính là cách chứng minh một văn bản dân sự là hợp pháp, chính xác và được quy định trong Luật Công chứng 2014. Một số văn bản cần phải được công chứng thì mới được coi là có hiệu lực pháp lý. Theo như quy định, có 2 hình thức tổ chức hành nghề công chứng:
- Phòng công chứng: Do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
- Văn phòng công chứng: Là văn phòng của tư nhân, phải có từ 2 công chứng viên trở lên.
Như vậy, ta có thể chọn công chứng giấy tờ tại phòng công chứng (thường tại UBND) hoặc một văn phòng công chứng tư nhân tại địa phương.
Tham khảo: Hướng dẫn chứng minh thu nhập nhanh nhất
Mở văn phòng công chứng cần điều kiện gì?
Để biết được một văn phòng công chứng có đáng tin hay không, ta cần biết những điều kiện cần thiết để một văn phòng công chứng được cấp phép hoạt động.
Theo quy định:
- Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập.
- Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập thì là doanh nghiệp tư nhân, do hai công chứng viên lập ra thì là công ty hợp danh và có thể thêm người góp vốn.
- Người đại diện của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng, đồng thời người đó phải là công chứng viên.
Về cách tuyển chọn và đào tạo công chứng viên, mời bạn đọc tìm hiểu về Luật Công chứng 2014 để nắm thật rõ nhé.

Tham khảo: làm cmnd vào ngày nào trong tuần?
Văn phòng công chứng có Quyền và Nghĩa vụ gì?
Để tìm hiểu rõ hơn, bạn đọc hãy tham khảo tại điều 32 của Luật Công chứng 2014. Dưới đây là một số điểm đáng lưu ý:
Tổ chức hành nghề công chứng có quyền:
- Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác. Thường những chi phí này không đắt.
- Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân. Như vậy có nghĩa là các tổ chức có thể hoạt động ngoài giờ hành chính.
Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ:
- Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc hành chính. Thường là những ngày trong tuần và có thể là buổi sáng của thứ 7.
- Niêm yết rõ ràng lịch làm việc, thủ tục, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí, thù lao công chứng và chi phí khác.
Giờ làm việc phòng công chứng như thế nào?
Lịch làm việc phòng công chứng được quy định như sau:
Thứ | Buổi sáng | Buổi chiều |
Thứ 2 | 8h – 11h | 13h – 17h |
Thứ 3 | 8h – 11h | 13h – 17h |
Thứ 4 | 8h – 11h | 13h – 17h |
Thứ 5 | 8h – 11h | 13h – 17h |
Thứ 6 | 8h – 11h | 13h – 17h |
Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7, Chủ nhật không?
Vậy, một câu hỏi được đặt ra rằng: Văn phòng công chứng có làm việc vào thứ 7 không. Theo nghĩa vụ đã được nêu ở phần trên thì các tổ chức hành nghề công chứng:
- Làm việc theo ngày, giờ hành chính do Nhà nước quy định
- Có thể phục vụ vào những ngày cuối tuần cho nhân dân
Vậy tức phòng công chứng có thể làm việc vào thứ 7 để phục vụ nhu cầu cho nhân dân. Một số tổ chức còn có thể cung cấp dịch vụ công chứng tại nhà để thêm phần tiện lợi cho người dân.

Tuy nhiên trước khi mang giấy tờ đi công chứng như công chứng để vay thế chấp sổ đỏ chẳng hạn bạn cũng nên kiểm tra lịch hoạt động của phòng, văn phòng công chứng ở địa phương mình. Thường thì các phòng, văn phòng sẽ phục vụ người dân trong 4 tiếng buổi sáng bắt đầu từ 7h30, và chiều là 3 tiếng rưỡi trong khoảng từ 13h đến 17h.
Thêm vào đó, bạn nên chú ý công chứng trước những đợt nghỉ lễ lớn (Quốc khánh, Tết, …) vì trong những khoảng thời gian đó khả năng cao là văn phòng công chứng sẽ không mở cửa.
Tìm hiểu Checking Account là gì
Các dịch vụ tại văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng hoạt động theo Luật Công chứng, cung cấp các dịch vụ sau:
- Công chứng hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng, mua bán, thế chấp nhà đất;
- Sang tên sổ đỏ
- Công chứng văn bản dịch thuật, sao y bản chính
- Công chứng văn bản thỏa thuận giữa vợ và chồng
- Công chứng di chúc và các văn bản liên quan đến di sản thừa kế
- Công chứng những giao dịch khác
Kết luận
Vậy là ta đã trả lời được câu hỏi văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không. Mong rằng quý độc giả đã hiểu thêm về công việc công chứng và các để xác nhận một văn phòng công chứng có hợp lệ hay không, cũng như được giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này.
Thông tin được biên tập bởi: banktop.vn

Nguyễn Bá Thành – Founder Banktop với hơn 5 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực Tài chính sẽ chia sẽ đến bạn những kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã đúc kết được.