Thanh toán T/T – Phương thức thanh toán được ứng dụng phổ biến hiện nay. Phương thức này mang đến sự tiện lợi trong hoạt động mua bán cho người sử dụng dịch vụ. Đặc biệt với những hợp đồng sở hữu giá trị nhỏ, thời gian mua bán lâu dài dựa trên sự tin tưởng, hợp tác giữa 2 bên.
Toc
- 1. Thanh toán T/T là gì?
- 2. Các phương thức thanh toán T/T
- 3. Ưu điểm nổi bật của phương thức thanh toán T/T
- 4. Hạn chế của phương thức thanh toán T/T
- 5. Vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán TT
- 6. Thủ tục thanh toán T/T
- 7. Quy trình thanh toán TT
- 8. Phân biệt phương thức thanh toán TT và TTR
- 9. Related articles 02:
- 10. Kết luận
- 11. Related articles 01:
Vậy hãy cùng khám phá ngay ưu và nhược điểm của phương thức thanh toán tt để hiểu rõ hơn phương thức này.
Xem thêm:
Thanh toán T/T là gì?
Thanh toán TT còn có tên gọi là chuyển tiền bằng điện (Tên tiếng anh: Telegraphic Transfer). Đây là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó bên mua hàng yêu cầu ngân hàng chuyển một khoản tiền cho bên bán hàng bằng phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex).
Các bên tham gia phương thức thanh toán TT trong thanh toán xuất – nhập khẩu bao gồm:
- Người chuyển tiền (remitter) là bên mua hàng
- Người thụ hưởng (Beneficiary) là bên bán hàng tức là người được nhận tiền thanh toán
- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank) là ngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của người chuyển tiền
- Ngân hàng đại lý (agent bank) có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền, đồng thời là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng (thường là ngân hàng mà người thụ hưởng có mở tài khoản tại đó)
Các phương thức thanh toán T/T
Thanh toán bằng điện chuyển tiền TT có 2 phương thức:
- Chuyển tiền trả trước: Bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu trước khi nhận được hàng
- Chuyển tiền trả sau: Sau khi nhận được hàng, bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu
Ưu điểm nổi bật của phương thức thanh toán T/T
Phương thức thanh toán tt được ứng dụng rộng rãi như hiện nay không phải là việc gì quá xa lạ. Bởi vì phương thức này sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật mang đến nhiều quyền lợi tốt cho người dùng. Dưới đây là một số ưu điểm tiêu biểu:
- Quy trình thanh toán TT trả sau được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng
- Phí thanh toán TT qua ngân hàng thương mại sẽ tiết kiệm hơn thanh toán LC
- Bên mua (bên nhập khẩu) sẽ không bị đọng vốn ký quỹ LC
- Chứng từ hàng hóa chuẩn bị đơn giản hơn là cách làm với thanh toán LC.
- Chuyển tiền trả sau sẽ tạo điều kiện nhiều cho nhà nhập khẩu vì nhận được hàng kiểm tra đầy đủ về số lượng, chất lượng mới trả đúng tiền. Tránh được rủi ro bên gửi gửi hàng kém chất lượng hoặc hư hỏng, thiếu hàng thì khó nhận lại tiền đã gửi.
Hạn chế của phương thức thanh toán T/T
Phương thức thanh toán tt không chỉ sở hữu nhiều ưu điểm tốt mà cũng tiềm ẩn nhiều nhược điểm hạn chế. Vì vậy khi lựa chọn phương thức thanh toán này người dùng nên có sự tìm hiểu kỹ càng các thông tin liên quan. Như vậy mọi lựa chọn sẽ trở nên an toàn hơn.
Một số hạn chế của phương thức thanh toán T/T:
- Với phương thức thanh toán này còn phụ thuộc vào thiện chí của bên bán hàng có đồng ý nhận tiền trả sau hay không hay buộc phải gửi tiền trước mới giao hàng
- Và nếu chuyển tiền sau toàn bộ thì có thể quyền lợi của bên bán không được đảm bảo hoàn toàn. Chẳng hạn bên mua tìm lý do chê bai hàng hóa đã thỏa thuận hay trong quá trình di chuyển hàng bị hư hại mà tới nơi bên mua không nhận trả đủ tiền. Phương thức này chủ yếu dựa trên sự tin tưởng và những thỏa thuận rõ ràng rằng buộc cả 2 bên mới đảm bảo được sự hợp tác lâu dài.
Vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán TT
Trong phương thức thanh toán điện chuyển tiền thì ngân hàng đóng vai trò trung gian là bên nhận tiền rồi chuyển tiền cho người nhận đúng như yêu cầu. Trong đó:
- Ngân hàng sẽ không cầm bộ chứng từ xuất nhập khẩu của khách hàng
- Không có nghĩa vụ phải giám sát, theo dõi quá trình thanh toán
- Khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng sẽ trả phí theo quy định
Thủ tục thanh toán T/T
Trước khi tiến thành thanh toán TT, khách hàng cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
- (1) Hợp đồng mua bán có hiệu lực của hai bên.
- (2) Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
- (3) Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền.
Người chuyển tiền cần viết đơn chuyển tiền gửi đến một ngân hàng thương mại được phép thanh toán quốc tế, trong đơn cần ghi đủ:
- (1) Tên địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu.
- (2) Số ngoại tệ xin chuyển cần ghi rõ bằng số và bằng chữ, loại ngoại tệ.
- (3) Lý do chuyển tiền.
- (4) Những yêu cầu khác.
- (5) Ký tên, đóng dấu.
Quy trình thanh toán TT
Cụ thể:
- (1) Theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng mua bán, người xuất khẩu giao đầy đủ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ và bộ chứng từ (hóa đơn) cho người nhập khẩu.
- (2)Sau khi nhận được hàng, người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền và gửi bộ hồ sơ chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền cần thanh toán để trả cho người xuất khẩu.
- (3) Ngân hàng chuyển tiền tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Ngân hàng sẽ trích tiền để trả cho người xuất khẩu và báo nợ tài khoản của người nhập khẩu. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và tài khoản đủ thanh toán.
- (4) Ngân hàng chuyển tiền sẽ phát lệnh thanh toán cho ngân hàng đại lý.
- (5) Ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiền cho người xuất khẩu (báo có tài khoản).
Giao dịch thanh toán thành công khi bên nhập khẩu nhận được đầy đủ hàng hóa. Còn bên xuất khẩu nhận được số tiền theo đúng như cam kết trong hợp đồng.
Phân biệt phương thức thanh toán TT và TTR
TTR là gì?
TTR viết tắt của cụm từ Telegraphic Transfer Reimbursement được sử dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hay còn gọi là L/C.
Mối liên hệ giữa TT và TTR
TT như đã nói ở trên là phương thức thanh toán trả sau theo điện chuyển tiền Swift/telex.
1. https://banktop.vn/chuyen-nhan-tien-qua-buu-dien-co-can-cmnd-khong
2. https://banktop.vn/ke-toan-ngan-hang-la-gi
3. https://banktop.vn/checking-account-la-gi
Trường hợp phương thức thanh toán TT kết hợp với thanh toán L/C sẽ xuất hiện 2 hình thức là TT và TTR. Cụ thể là:
TT được dùng trong L/C khi:
- Ngân hàng mở L/C thanh toán cho bên xuất khẩu qua ngân hàng thông báo từ điện đòi tiền và bộ chứng từ chuẩn xác
- Ngân hàng mở L/C thanh toán cho ngân hàng chiết khấu lúc nhận được bộ chứng từ đúng và điện đòi tiền từ ngân hàng chiết khấu.
TT trở thành phương thức thanh toán TTR và được dùng trong L/C khi:
- Ngân hàng mở L/C để thực hiện việc thanh toán cho ngân hàng chiết khấu lúc nhận được điện đòi tiền từ ngân hàng chiết khấu. Lúc này thì không cần quan tâm tới chứng từ đã tới chưa.
Kết luận
Nhìn chung phương thức thanh toán tt cũng giống như nhiều phương thức thanh toán khác, đều có ưu và nhược điểm. Vì vậy mọi người cần có sự tính toán cẩn thận để lựa chọn phương thức tính toán cho phù hợp. Ngoài ra bạn cũng cần phân biệt phương thức thanh toán tt và ttr cũng như nhiều phương thức thanh toán khác để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
Xem thêm:
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP
1. https://banktop.vn/cio-la-gi
2. https://banktop.vn/cach-tinh-thoi-gian-hoan-von
3. https://banktop.vn/agribank-nam-tu-liem