Mỗi loại hình gửi tiết kiệm sẽ có công thức tính lãi suất khác nhau. Bài viết sau đây BANKTOP sẽ hướng dẫn đến bạn công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng theo từng loại hình chính xác và dễ hiểu nhất. Để từ đó bạn có thể dễ dàng tính được số tiền lãi bạn sẽ nhận được trong tương lai.
Toc
- 1. Quy định về mức lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng theo Thông tư 07/2014/TT-NHNN
- 2. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn
- 3. Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn theo ngày và tháng
- 4. Related articles 01:
- 5. Công cụ tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng
- 6. Công thức tính lãi kép khi gửi tiết kiệm ngân hàng
- 7. Related articles 02:
- 8. Lãi suất gửi tiết kiệm tại một số ngân hàng phổ biến
- 9. Kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng an toàn, lãi cao
- 10. FAQ
- 11. Kết luận
Cùng tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
- Cách tính lãi suất vay ngân hàng
- Cách tính lãi vay ngân hàng Agribank
- Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao nhất?
Quy định về mức lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng theo Thông tư 07/2014/TT-NHNN
Từ tháng 3 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 07/2014/TT-NHNN quy định về mức lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng. Theo đó, ngân hàng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân không vượt quá mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ và đối với từng loại hình ngân hàng.
Ngân hàng áp dụng lãi suất bằng đồng Việt Nam đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên của tổ chức và cá nhân dựa trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường. Cụ thể, mức lãi suất tối đa:
- Đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 tháng là 0.2%/năm.
- Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng là 4.0%/năm. Riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4.5%/năm.
Tiền gửi có thể bao gồm nhiều hình thức như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng), cá nhân theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng.
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Gửi tiết kiệm ngân hàng không kỳ hạn là hình thức gửi tiết kiệm không có mức kỳ hạn kèm theo, nghĩa là người gửi có thể rút tiền mặt vào bất cứ thời điểm nào mà không cần phải báo với ngân hàng.
Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng không kỳ hạn được tính như sau:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360
Ví dụ: Anh A có 20 triệu đồng và mang đi gửi tiết kiệm không kỳ hạn với lãi suất 3%/năm. Sau 3 tháng (tức 90 ngày), anh A có việc cần dùng đến tiền nên đã rút khoản tiết kiệm. Vậy số tiền lãi anh A sẽ nhận được = 20.000.000*3%*90/360= 150.000 VNĐ.
Như vậy với số tiền 20 triệu đồng mang gửi tiết kiệm không kỳ hạn sau 3 tháng anh A sẽ thu được 150.000 VNĐ tiền lãi.
Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn theo ngày và tháng
Gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn nghĩa là ngay từ ban đầu người gửi sẽ lựa chọn kỳ hạn gửi tiền. Ngân hàng sẽ đưa ra cho khách hàng nhiều kỳ hạn khác nhau. Mỗi kỳ hạn sẽ tương ứng với một mức lãi suất cam kết. Nếu rút trước hạn thì khách hàng sẽ chỉ được hưởng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn như sau:
1. https://banktop.vn/thanh-toan-tien-dien-qua-ngan-hang-vietinbank
2. https://banktop.vn/ngan-hang-ban-viet
Số tiền lãi theo ngày = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360.
Hoặc:
Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.
Ví dụ: Anh A có 20 triệu đồng và mang đi gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 7%/năm. Đến kỳ hạn sau 3 tháng, anh A rút tiền gửi. Vậy số tiền lãi anh A sẽ nhận được = 20.000.000*7%/12*3= 350.000 VNĐ.
Như vậy với số tiền 20 triệu đồng mang gửi tiết kiệm có kỳ hạn sau 3 tháng anh A sẽ thu được 350.000 VNĐ tiền lãi.
Có thể thấy rằng hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn sẽ nhận được mức lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm không có kỳ hạn nếu như người gửi thực hiện rút tiền đúng hạn.
Công cụ tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng
Để người gửi dễ dàng tính toán số tiền lãi nhận được, BANKTOP xin gửi tới các bạn công cụ tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng cực đơn giản. Với công cụ này bạn có thể dễ dàng biết được số tiền lãi mà bạn nhận được sau mỗi kỳ hạn là bao nhiêu.
Để sử dụng công cụ này, bạn chỉ cần điền số tiền gốc mang đi gửi tiết kiệm, kỳ hạn và lãi suất là hệ thống sẽ tự động tính số tiền lãi mà bạn sẽ nhận được vào cuối kỳ.
Công thức tính lãi kép khi gửi tiết kiệm ngân hàng
Lãi kép là gì?
Lãi kép là hình thức tái đầu tư lại lãi suất. Có nghĩa là sau một kỳ hạn gửi tiền, người gửi có thể tiếp tục gộp lãi suất cùng với số tiền vốn ban đầu để tiếp tục gửi tiền. Câu “lãi mẹ đẻ lãi con” rất phù hợp với kiểu lãi kép này. Thời gian càng dài thì số lợi nhuận thu được càng lớn.
Ví dụ: Bạn mang gửi tiết kiệm ngân hàng 20 triệu, sau 3 tháng bạn thu được 350.000 VNĐ tiền lãi. Thay vì rút tiền lãi về thì bạn mang tiếp 20 triệu và 350.000 VNĐ, tổng là 20.350.000 VNĐ tiền vốn đi gửi tiết kiệm tiếp. Cứ như vậy lãi kép từ kỳ này qua kỳ khác thì số tiền lãi bạn thu về là rất lớn.
Công thức tính lãi kép căn bản
FV = PV x (1 + i)^n
Trong đó:
- FV: Giá trị tương lai ở năm thứ n
- PV: giá trị của số vốn gốc ban đầu
- i : là lãi suất
- n: số năm
Ví dụ: Bạn có 100 triệu, mang gửi ngân hàng với lãi suất 7%/năm trong vòng 5 năm. Như vậy lãi kép = 100.000.000 x (1+7%)^5 = 140.255.173 VNĐ.
Công thức tính lãi kép theo tháng
Ví dụ: Tính lãi suất kép hàng tháng với 100 triệu VNĐ, lãi suất là 10%/ năm, sau 20 năm sẽ là bao nhiêu?
Ta có:
1. https://banktop.vn/ngan-hang-ban-viet
2. https://banktop.vn/gui-tiet-kiem-online
3. https://banktop.vn/logo-techcombank
4. https://banktop.vn/thanh-toan-tien-dien-qua-ngan-hang-vietinbank
- P = 100 triệu VNĐ.
- r = 10%/năm = 0,1/12 tháng (Lãi suất hàng tháng = 0,00833333).
- n = 20 năm x 12 tháng (20*12= 240)
- A = 100 triệu x (1 + 0,00833333)^240= 732,807,363 VNĐ
Công thức lãi kép hằng năm
A= P x (1+r/n)^nt
Trong đó:
- A: giá trị tương lai
- P : số tiền vốn gốc ban đầu
- r : lãi suất hàng năm
- n: số lần tiền lãi được nhập gốc mỗi năm
- t : số năm tiền được gửi
Ví dụ: Bạn có 100 triệu, mang gửi ngân hàng với lãi suất 7%/năm, nhập gốc hàng quý trong vòng 5 năm. Số gốc và lãi kép sau 5 năm = 100.000.000 x (1+7%/4)^4.5 = 141.477.820 VNĐ.
Lãi suất gửi tiết kiệm tại một số ngân hàng phổ biến
Để thu được lợi nhuận cao nhất thì lãi suất tiền gửi tiết kiệm là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hiện nay tại các ngân hàng có 2 hình thức gửi tiết kiệm cho khách hàng lựa chọn, đó là: gửi tiết kiệm online hoặc gửi tiết kiệm tại quầy. Mỗi hình thức lại có quy định lãi suất khác nhau ở mỗi ngân hàng tại các thời điểm.
Tham khảo lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng mới nhất hôm nay tại đây: https://banktop.vn/lai-suat/
Kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng an toàn, lãi cao
Để việc gửi tiết kiệm ngân hàng là hiệu quả, an toàn và đạt lợi ích tốt nhất thì người gửi cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn kỳ hạn gửi tiền phù hợp, tránh tình trạng rút tiền trước hạn dẫn tới không nhận được số tiền lãi như kỳ vọng ban đầu.
- Chia tiền tiết kiệm thành nhiều khoản nhỏ với các kỳ hạn khác nhau để linh hoạt hơn trong quản lý tài chính.
- Lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm uy tín, có quy trình làm việc rành mạch, rõ ràng và cẩn thận.
FAQ
Các ngân hàng áp dụng hình thức trả lãi nào?
Mỗi ngân hàng sẽ áp dụng hình thức trả lãi khác nhau. Có 3 hình thức trả lãi được áp dụng phổ biến hiện nay, đó là:
- Trả lãi cuối kỳ (khi vừa đáo hạn).
- Trả lãi trước (khi vừa mở sổ tiết kiệm).
- Trả lãi định kỳ hàng tháng, hàng quý.
Đến ngày đáo hạn nhưng không rút lãi suất tiền gửi tiết kiệm được tính ra sao?
Đến ngày đáo hạn nếu người gửi không rút lãi thì ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào gốc và tiếp tục tính lãi theo kỳ hạn trước. Lãi suất tiền gửi khi đó sẽ bằng với lãi suất ở kỳ hạn tương đương ở thời điểm tái tục.
Nếu như ngân hàng không áp dụng tiền gửi theo kỳ hạn trước đó thì tiền gửi của người gửi sẽ được tái tục sang kỳ hạn ngắn hơn, gần nhất với kỳ hạn trước đó.
Nếu rút một phần hoặc toàn bộ số tiền thì lãi suất được tính thế nào?
Nếu như người gửi rút một phần hoặc toàn bộ số tiền thì lãi suất sẽ được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn trên toàn bộ số tiền gửi. Trừ sản phẩm rút gốc linh hoạt thì ngân hàng sẽ tính lãi suất không kỳ hạn trên số tiền rút, số tiền còn lại tiếp tục tính lãi theo lãi suất có kỳ hạn.
Kết luận
Trên đây BANKTOP đã hướng dẫn đến bạn công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng theo từng loại hình. Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích và giúp bạn biết cách tính toán lãi suất, đồng thời có thêm kinh nghiệm gửi tiết kiệm hiệu quả để đạt lợi ích tốt nhất.
Bài viết được biên tập bởi: BANKTOP