Trong mọi hoạt động kinh doanh, nếu muốn chuyên nghiệp hóa thì bắt buộc phải cần có hợp đồng. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực kinh doanh lại có những dạng hợp đồng đặc thù. Trong xây dựng, người ta sẽ dùng nhiều đến khái niệm EPC. Vậy EPC là gì?
Toc
- 1. EPC là gì?
- 2. Related articles 01:
- 3. Hợp đồng tổng thầu EPC là gì?
- 4. Phân biệt giữa hợp đồng thầu và gói thầu EPC
- 5. Ưu điểm của hợp đồng tổng thầu EPC
- 6. Vì sao mỗi dự án xây dựng cần có hợp đồng EPC?
- 7. Sự khác biệt giữa hợp đồng EPC và PPP
- 8. Related articles 02:
- 9. Bảng so sánh EPC và PPP
- 10. Cách sử dụng EPC hiệu quả
- 11. Kết luận
Xem thêm:
EPC là gì?
EPC được viết tắt theo các từ tiếng Anh Engineering – Procurement of goods – Construction, có thể hiểu đây là một dạng hợp đồng thầu hỗn hợp sử dụng nhiều trong ngành xây dựng. Phía nhà thầu khi nhận được gói thầu cần thực hiện đầy đủ 3 công việc cơ bản sau:
- Thực hiện tư vấn: Bao gồm khảo sát thực tế, đưa ra phương án thiết kế, giám sát thi công.
- Cung ứng vật tư: Nhà thầu có trách nhiệm mua bán nguồn vật tư phục vụ cho quá trình thi công của công trình.
- Thi công: Sau khi đã hoàn tất khâu tư vấn và cung ứng vật tư, nhà thầu sẽ chuyển sang giai đoạn thi công.
Thông thường hợp EPC thường áp dụng cho những dự án xây dựng lớn với hơn 30% vốn đầu tư do nhà nước cung cấp. Hiểu nôm na thì đây là dạng hợp đồng cung ứng vật tư, kỹ thuật thiết kế và kiêm luôn khâu thi công xây dựng. Những điều khoản về thời gian thi công, chất lượng công trình, công nghệ kỹ thuật, thời hạn hoàn thành,.. Đều được quy định chi tiết trong hợp đồng EPC.
Nhiều dự án lớn tại Việt Nam cũng triển khai theo dạng hợp đồng EPC với hơn 30% vốn đầu tư từ phía nhà nước. Ví dụ như một số nhà máy nhiệt, thủy điện, lọc dầu trên cả nước: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhiệt điện Phả Lại số 2, thủy điện Na Hang,..
Xem thêm: NPV là gì?
Gói thầu EPC là gì?
Gói thầu này được hiểu là gói thầu hỗn hợp, trong đó bao gồm các danh mục công việc trong hợp đồng đã ký kết trước đó, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ và phù hợp của các tài liệu khảo sát, thiết kế, tài liệu kỹ thuật được áp dụng cho các công việc của hợp đồng ECP.
Tổng thầu EPC là gì?
Khái niệm này hay còn gọi là hợp đồng tổng thầu EPC có tên đầy đủ là: Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (Engineering Procurement and Construction). Đây là một loại hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu sẽ thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hay thiết kế bản vẽ thi công cho đến cung ứng vật tư, thiết bị và xây dựng công trình, hạng mục công trình, chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư.
1. https://banktop.vn/archive/6203/
2. https://banktop.vn/archive/19482/
3. https://banktop.vn/archive/645/
Hợp đồng tổng thầu EPC là gì?
Hợp đồng tổng thầu EPC tên tiếng anh là Engineering Procurement and Construction được hiểu là loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu sẽ thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế bản vẽ, thiết kế kỹ thuật, cung ứng thiết bị, vật liệu xây dựng đến thi công và bàn giao công trình.
Phân biệt giữa hợp đồng thầu và gói thầu EPC
Tương tự với định nghĩa hợp đồng thầu EPC, gói thầu EPC là dùng để chỉ những gói thầu tổng hợp. Trong gói thầu này sẽ bao gồm một số hạng mục cơ bản như kiểm tra cam kết trong hợp đồng có thực thi đúng hay không. Nói chung phim bên nhận thầu cần thực hiện đầy những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng EPC.
Điểm khác biệt nằm ở chỗ:
- Hợp đồng tổng thầu EPC được hiểu là loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu sẽ thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế bản vẽ, thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng cho đến khâu thi công và bàn giao công trình.
- Gói thầu EPC là khái niệm dùng để chỉ những gói thầu tổng hợp, trong đó sẽ bao gồm một số hạng mục cơ bản như kiểm tra cam kết trong hợp đồng có thực thi đúng hay không. Tóm lại là phía bên nhận thầu cần phải thực hiện đầy đủ những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng.
Tìm hiểu ROA là gì?
Ưu điểm của hợp đồng tổng thầu EPC
Hợp đồng EPC mang đến lợi ích cho cả nhà thầu và chủ đầu tư có thể phát huy được đầy đủ vai trò, tính chủ động, sự sáng tạo và nâng cao hiệu quả của dự án.Cùng xem một số ưu điểm của hợp đồng tổng thầu EPC là gì nhé!
Đối với chủ đầu tư
- Hợp đồng EPC cho phép chủ đầu tư có thể tận dụng được triệt để trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của nhà thầu bởi chỉ có một nhà thầu chịu trách nhiệm duy nhất.
- Giảm thiểu chi phí, nhân lực cho chủ đầu tư.
- Thuận lợi hơn trong tiến độ thi công dự án.
- Tránh được nhiều rủi ro trong quá trình thiết kế và thi công.
Đối với nhà thầu
- Hợp đồng EPC tạo điều kiện cho nhà thầu chủ động hơn trong công việc.
- Không bị phụ thuộc vào kiểm tra giám sát của chủ đầu tư.
- Giảm thiểu được thời gian gián đoạn trong thi công.
Vì sao mỗi dự án xây dựng cần có hợp đồng EPC?
Trong xây dựng, đấu thầu chuyên nghiệp rất cần đến hợp đồng EPC. Đây là cơ sở để đánh giá sự nghiêm túc của bên nhận thầu. Đồng thời đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư.
- Hỗ trợ của chủ thầu giảm bớt gánh nặng tài chính khi triển khai dự án.
- Giảm thiểu sự tranh chấp giữa các bên trong quá trình thi công, tăng cường sự liên kết giữa các bên.
- Hạn chế rủi ro cho khí nhà đầu tư trong quá trình hình điều phối hoạt động. Bởi lúc này trách nhiệm đã được quy về một mối là chủ thầu EPC.
- Giúp chủ thầu chủ động ảnh về mặt thời gian hoàn thành, chi phí phải đầu tư, chất lượng của công trình sau khi hoàn thành. Vì trong hợp đồng EPC có quy định rất rõ ràng về điều khoản đền bù, nộp phạt khi không thực hiện đúng cam kết.
Xem thêm: Biên lợi nhuận là gì?
Sự khác biệt giữa hợp đồng EPC và PPP
Trước khi tìm hiểu sự khác biệt giữa EPC và PPP, bạn cần phải nắm rõ hình thức PPP là gì. Theo đó PPP có thể hiểu đơn giản là hình thức hợp tác giữa phía nhà nhà và chủ đầu tư. Sự hợp tác này dẫn đến sự hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng.
Những dự PPP thường có thủ tục đơn giản nhưng thời gian hoàn thành lại dài hơn so với dự án EPC. Bởi việc huy động vốn ở các dự án PPP diễn ra tương đối chậm. Khi đó nhà đầu tư PPP phải tiến hành thương lượng với nhiều tổ chức tài chính. Họ phải chứng minh dự án đó sẽ thu về lợi nhuận trong tương lai sau khi đã hoàn thành.
1. https://banktop.vn/archive/7316/
2. https://banktop.vn/archive/8588/
3. https://banktop.vn/archive/13853/
Trong khi đó, phía nhà thầu EPC chỉ cần huy động đủ nguồn vốn để hoàn thành dự án. Mà không cần phải chịu trách nhiệm dự án đó có đem lại hiệu quả kinh trong tương lai hay không.
Tìm hiểu Clickbait là gì?
Bảng so sánh EPC và PPP
Chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt giữa EPC và PPP thông qua bảng so sánh dưới đây.
EPC | PPP | |
Định nghĩa | Hợp đồng EPC là được hiểu là những hợp đồng thuộc các dự án đầu tư xây dựng lớn với hơn 30% vốn đầu tư do nhà nước cung cấp. Nhà thầu sẽ thực hiện việc xây dựng công trình và khi hoàn thành thì công trình được bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, vận hành. | PPP là mô hình hợp tác công tư giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Cả hai phía sẽ cùng nhau phối hợp thực hiện dự án xây dựng về kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng dự án để có thể kết hợp được những điểm mạnh của cả hai. |
Về thời gian | Với hợp đồng EPC, thời gian thực hiện dự án chỉ bao gồm thời gian chuẩn bị dự án và xây dựng công trình. | So với thời hạn thực hiện của một dự án PPP thì nó ngắn hơn rất nhiều. |
Về tài chính | Đối với dự án EPC, việc huy động tài chính sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với một dự án PPP. | Đối với dự án EPC, việc huy động tài chính sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với một dự án PPP. |
Về trách nhiệm | Đối với các dự án áp dụng gói thầu EPC, nhà thầu sẽ chỉ có trách nhiệm huy động vốn để đảm bảo việc hoàn thành công trình xây dựng và thường thì ngay khi bàn giao công trình họ sẽ nhận được ngay khoản thanh toán. | Đối với các dự án áp dụng gói thầu PPP, nhà đầu tư sẽ phải đàm phán với các tổ chính tài chính để có được những khoản vay dài hạn và hoàn trả từ nguồn thu của dự án trong suốt thời hạn hợp đồng. |
Cách sử dụng EPC hiệu quả
Để hợp đồng EPC phát huy được tối đa hiệu quả, các dự án hoặc gói thầu cần phải thực hiện một số điều sau đây:
- Phạm vi công việc cần phải được xác định ở mức độ chi tiết cần thiết đủ để xác lập được phạm vi của hợp đồng EPC một cách rõ ràng và cụ thể.
- Cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ tài liệu cần thiết để mời thầu hoặc chỉ định thầu EPC, trong đó đặc biệt cần phải làm rõ về các yêu cầu cụ thể của Chủ đầu tư đối với dự án hoặc gói thầu.
- Dự án hoặc gói thầu có yêu cầu về chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý vận hành, khai thác từ phía nhà thầu thực hiện.
Kết luận
Vậy đến đây, hẳn bạn đã nắm rõ khái niệm EPC là gì rồi phải không. Đây thực chất là một dạng đấu thầu xây dựng tổng hợp trong đó nhà nước sẽ góp vốn 30%. Hy vọng nội dung bài viết này đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP