Vòng quay khoản phải trả là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong kinh doanh, nhằm đánh giá khả năng chi trả của một công ty với các nhà cung cấp của mình. Và để giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm, công thức tính và ý nghĩa của chỉ số này thì chúng ta hãy đi vào bài viết dưới đây.
Toc
Tìm hiểu thặng dư là gì?
Vòng quay khoản phải trả là gì?
Vòng quay khoản phải trả trong tiếng Anh gọi là: Accounts Payable Turnover Ratio. Đây được xem như là một thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn được tính để định lượng tốc độ mà một công ty cần phải trả cho các nhà cung cấp của mình.
Chỉ số vòng quay các khoản phải trả cũng có khả năng hể hiện số lần một công ty trả hết các khoản nợ của mình trong một giai đoạn.
Khoản phải trả (tiếng anh là Accounts payable) là những khoản nợ ngắn hạn mà một công ty đang bị nợ các nhà cung cấp và chủ nợ của mình. Nếu như chỉ số vòng quay các khoản phải trả càng cao thì càng cho thấy hiệu quả thanh toán của công ty trong việc thanh toán cho nhà cung cấp cùng những khoản nợ ngắn hạn.
Tải bảng tính lãi vay bằng exel đơn giản nhất
1. https://banktop.vn/archive/8742/
2. https://banktop.vn/archive/37141/
3. https://banktop.vn/archive/39973/
Ví dụ cụ thể về vòng quay khoản phải trả?
Công ty Bảo Hà đã báo cáo các khoản mua nguyên liệu để sản xuất hàng hoá năm theo tín dụng là $123,555 123 triệu đồng và lợi nhuận 10 triệu đồng trong năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2021. Các khoản phải trả vào đầu năm và cuối năm của công ty Bảo Hà tương ứng là 12 triệu đồng và 12 triệu đồng.
Vòng quay khoản phải trả của công ty Bảo Hà = 123.000.000 – 10.000.000) / [(12.000.000 + 11.000.000)/2] = 5.06
Như vậy, trong năm tài chính, các khoản phải trả của công ty Bảo Hà đã quay vòng khoảng 5,06 lần trong năm. Tỷ lệ doanh thu sẽ được làm tròn là 5.
Dựa vào chỉ số vòng quay khoản phải trả của công ty Bảo Hà, chúng ta có thể thấy được đây là công ty có khả năng thanh toán công nợ cho nhà cung cấp là rất lớn.
Công thức tính vòng quay khoản phải trả
Công thức chuẩn để tính hệ số vòng quay các khoản phải trả của một doanh nghiệp như sau:
Vòng quay các khoản phải trả của một doanh nghiệp = Doanh thu hàng năm / Tổng số các khoản phải trả trung bình.
Trong đó:
1. https://banktop.vn/archive/39430/
2. https://banktop.vn/archive/23369/
3. https://banktop.vn/archive/1385/
- Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp = Giá vốn hàng bán + giá trị hàng tồn kho cuối kỳ –giá trị hàng tồn kho đầu kỳ
- Khoản phải trả bình quân của doanh nghiệp = (Phải trả báo cáo vào năm trước + phải trả vào năm nay) / 2
- Số ngày các khoản phải trả của doanh nghiệp= 365 / vòng quay các khoản mà doanh nghiệp cần phải trả
Ý nghĩa của vòng quay khoản phải trả
Vòng quay khoản phải trả không chỉ mang ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp mà còn là chỉ số luôn được các nhà đầu tư quan tâm để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất.
- Vòng quay khoản phải trả là chỉ số đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng thanh toán công nợ của một công ty bất kỳ.
- Vòng quay khoản phải trả là chỉ số đo lượng tốc độ mà một công ty cần phải trả cho các nhà cung cấp. Theo đó, các khoản phải trả sẽ được thống kê đầy đủ ở trên bảng cân đối kế toán dưới hình thức là các khoản nợ ngắn hạn.
- Các nhà đầu tư dựa vào chỉ số vòng quay khoản phải trả để xem xét doanh nghiệp đó có đủ tiền mặt hoặc mức doanh thu của họ có đủ để trả các khoản nợ ngắn hại không. Từ đó để đưa ra quyết định đầu tư kinh doanh vào doanh nghiệp phù hợp.
- Các doanh nghiệp cũng phải tính toán thật chính xác vòng quay các khoản trả từ đó cân đối tài chính giữa việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ và phân chia tiền đầu tư các dự án khác.
- Khi so sánh chỉ số vòng quay khoản phải nên so sánh với các công ty khác có tính chất tương đồng, cùng lĩnh vực kinh doanh để có thể đưa ra nhận định khách quan, chính xác nhất.
Những lưu ý khi sử dụng vòng quay khoản phải trả
Khi sử dụng vòng quay khoản phải trả, bạn cần phải lưu ý một số điều cơ bản như sau:
- Nếu như chỉ số vòng quay khoản phải trả giảm thì chứng tỏ doanh nghiệp đó đang mất nhiều thời gian để thanh toán công nợ cho các nhà cung cấp.
- Hệ số vòng quay khoản phải trả thấp hơn thì có nghĩa là doanh nghiệp đang có những điều khoản thanh toán khác với chính nhà cung cấp của mình.
- Nếu như hệ số thanh toán hiện hành của một doanh nghiệp nhỏ hơn 1 thì cho thấy doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực và có nguy cơ bị vỡ nợ khi đến hạn trả nợ nếu như công ty không có được sự viện trợ tài chính khả thi nào.
- Khi hệ số vòng quay khoản phải trả tăng sẽ đồng nghĩa với doanh nghiệp có nhiều tiền mặt hơn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn một cách kịp thời nhất.
- Tỷ lệ luân chuyển dòng tiền thể hiện rằng công ty đang quản lý các khoản nợ và các dòng tiền của mình hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời gian dài mà tỷ lệ tăng cũng có thể dẫn đến việc công ty không thể tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình sẽ dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thuật ngữ vòng quay khoản phải trả, hy vọng đã giúp các bạn hiểu hơn về chỉ số này để ứng dụng vào công việc của mình hiệu quả nhất. Ngoài ra, trên website của chúng tôi luôn thường xuyên cập nhật những bài viết mới nhất về chủ đề tài chính, rất mong các bạn sẽ truy cập để đón đọc.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP