COO là gì? Ý nghĩa và tiêu chuẩn để trở thành COO? COO và CEO khác nhau như thế nào? Đây thực sự là những câu hỏi khá lạ lẫm đối với những người bình thường. Bởi vì nếu dùng trong giới kinh doanh thì mọi người chủ yếu quen thuộc với thuật ngữ CEO nhiều hơn.
Toc
Ngoài ra, Coo thực sự là thuật ngữ cực kỳ xa lạ và không phổ biến cũng không được sử dụng thông dụng. Vậy phải hiểu những vấn đề thắc mắc trên như thế thế nào? Trong nội dung bài viết này, BANKTOP sẽ giúp bạn trả lời tất cả các câu hỏi đó một cách đầy đủ và chi tiết nhất!
Xem thêm:
COO (Chief Operating Officer) là gì?
COO là thuật ngữ dùng để chỉ chức vụ giám đốc tác nghiệp (giám đốc điều hành) trong các công ty, doanh nghiệp. COO là viết tắt của cụm từ Chief Operating Officer. COO là một chức vụ cực kỳ quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp và có cấp bậc hạng cao chỉ sau CEO. Theo wikipedia
Công việc mà COO đảm nhận chính là kết hợp nguồn lực công ty, tổ chức. Sắp xếp bố trí công việc của công ty, tổ chức sao cho phù hợp nhất. Đồng thời quản lý luôn nguồn nhân sự. Nhờ COO mà bộ máy nhân lực của công ty, tổ chức hoạt động hài hòa, ổn định, chuyên nghiệp hơn.
COO thường không được thành lập cho những công ty, tổ chức nhỏ với khoảng 50 người. Lúc này mọi công việc quản lý sẽ do giám đốc điều hành thực hiện. COO chỉ phát huy sự hữu hiệu đối với các tập đoàn, tổ chức với số lượng nhân viên lớn. Do đó các công ty, tổ chức ở Việt Nam hầu như rất ít khi xuất hiện chức vụ COO.
Coo là gì? Coo chính là một cách tay đắc lực cho CEO. Là người sẽ trực tiếp giám sát và điều hành hoạt động hỗ trợ cho CEO. Từ đó giúp CEO sẽ có thời gian làm những việc quan trọng hơn cho công ty, tổ chức. Đây chính là những giải đáp về COO cũng như ý nghĩa của thuật ngữ này.
Tham khảo: CIO là gì?
Sự khác nhau giữa COO và CEO trong công ty
Rõ ràng COO và CEO là hai chức vụ khác nhau trong một Doanh nghiệp. Và để so sánh sự khác nhau giữa CEO và COO, chúng ta cần biết CEO là gì? CEO (Chief Executive Officer) là Giám đốc điều hành hoặc Tổng giám đốc điều hành và là chức vụ điều hành cao nhất trong công ty, tập đoàn hay một tổ chức.
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa CEO và COO đó là vai trò trong công ty, tổ chức. Nếu CEO là người giữ vị trí điều hành cả một tổ chức thì COO là giám đốc phụ trách điều hành, hỗ trợ CEO trong công tác nội bộ. Hay nói cách khác, COO là cấp dưới của CEO.
Tiếp đến đó là sự diễn giải:
- CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer
- COO là viết tắt của từChief operations officer
Ta có thể tóm gọn lại qua bảng so sánh dưới đây:
CEO | COO |
|
|
Tìm hiểu Iban Number là gì?
So sánh COO và CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO
Trước hết chúng ta cần biết COO và CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO … đều là viết tắt của các chức vị quan trọng trong một công ty, doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- CEO là tên viết tắt của (CHIEF EXECUTIVE OFFICER): GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- CFO là tên viết tắt của (CHIEF FINANCIAL OFFICER): GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
- CPO là tên viết tắt của (CHIEF PRODUCTION OFFICER): GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
- CCO là tên viết tắt của (CHIEF CUSTOMER OFFICER): GIÁM ĐỐC KINH DOANH
- CHRO là tên viết tắt của (CHIEF HUMAN RESOURCES OFFICER): GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
- CMO là tên viết tắt của (CHIEF MARKETING OFFICER): GIÁM ĐỐC MARKETING
CFO là gì?
CFO là cụm từ viết tắt của Chief Financial Officer, có nghĩa là giám đốc tài chính. Giám đốc tài chính là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính của doanh nghiệp. Với chức danh này, CFO sẽ phải đảm nhận những công việc như: Nghiên cứu, phân tích, lập kế hoạch tài chính,…
CCO là gì?
Đến với khái niệm tiếp theo là CCO, đây là cụm từ viết tắt của Chief Customer Officer hay chính xác hơn là giám đốc kinh doanh. Đây là chức danh có vị trí quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau CEO. Giám đốc kinh doanh là người quản lý và chịu trách nhiệm toàn bộ về các mảng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ giúp cho nguồn lực của công ty ngày càng phát triển hơn nữa.
CMO là gì?
Cuối cùng đó là cụm từ CMO, đây là cụm từ viết tắt của Chief Marketing Officer và là chức vụ quản lý cao cấp nắm giữ mọi quyền, trách nhiệm về mảng Marketing của công ty.
Tìm hiểu TTR là gì?
Quyền hạn và trách nhiệm của Chief Operating Officer (COO) trong công ty
Quyền hạn của COO là gì?
Quyền hạn có nghĩa là những công việc mà COO có thể tự quyết định trong Doanh nghiệp. Trong quyền hạn của mình, COO có thể tự lên kế hoạch, đưa ra các lập luận ý kiến hoặc phủ quyết một ý kiến nào đó. COO củng có quyền kiểm tra, sát hạch các nhiệm vụ phân công cho cấp dưới đồng thời đưa ra các chỉ thị và quyết định của Tổng Giám Đốc.
Nhiệm vụ của COO là gì trong công ty?
Nếu bạn đang thắc mắc nhiệm vụ của COO là gì thì Chief Operating Officer có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh và lập ra các chiến lược với mục đích giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả.
Bên cạnh việc lên kế hoạch thì COO cũng phải có khả năng cung cấp các thông tin, số liệu, báo cáo nghiên cứu của mình cho chính sách hoạt động của công ty. COO cũng sẽ được sử dụng quyền hành của mình để đảm bảo nhân viên cấp dưới tiến hành thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển của công ty.
Vị trí giám đốc bao giờ cũng là một vị trí đòi hỏi sự chăm chỉ, nhiệt huyết và khả năng phân tích nhạy bén để thực hiện đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài những nhiệm vụ cơ bản trên, COO cần phải tìm ra xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Để từ đó, có thể tạo ra một chiến lược kinh doanh phù hợp, làm gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty.
Và cuối cùng, một nhiệm vụ quan trọng không kém của COO đó là phải thực hiện được mọi nhiệm vụ mà CEO giao phó.
1. https://banktop.vn/archive/37126/
2. https://banktop.vn/archive/3418/
3. https://banktop.vn/archive/7009/
Vai trò trách nhiệm của Chief Operating Officer (COO)
Vài trò và trách nhiệm của mỗi COO trong một doanh nghiệp hoặc lĩnh vực cụ thể có thể khác nhau. Tuy nhiên, để có một cái nhìn tổng quát về vai trò của COO, chúng ta có thể tóm gọn trong danh sách dưới đây:
- Giám sát các hoạt động của Doanh nghiệp, tổ chức hàng ngày và thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp cho CEO về các sự kiện quan trọng
- Tạo chiến lược và chính sách hoạt động hiệu quả cho tổ chức.
- Ban hành và thực hiện các chiến lược do CEO đề xuất.
- Thúc đẩy và tạo nên sự liên kết của nhân viên với các mục tiêu của công ty, tổ chức.
- Giám sát quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- COO đồng thời cũng có thể chịu trách nhiệm sản xuất, nghiên cứu và phát triển và thậm chí là tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Tiêu chuẩn để trở thành COO
Để một người được xem xét vào vị trí Coo tại các công ty , tổ chức không phải là việc dễ dàng. Người được xét duyệt phải đáp ứng đủ các tiêu chí mà một Coo cần có.
COO cần bằng cấp
Muốn trở thành Coo của một công ty, tổ chức, bạn phải đáp ứng đủ yêu cầu về học vấn. Trong đó giấy tờ chứng minh tiêu biểu nhất chính là các văn bằng. Yêu cầu tối thiểu là bằng cử nhân khoa kinh doanh. Hoặc một môn học nào đó liên quan.
Hiện tại nhiều tổ chức thích lựa chọn những người có bằng MBA.
Kinh nghiệm để thành COO
Bên cạnh bằng cấp thì yếu tố tiếp theo được xem xét chính là kinh nghiệm. Người đảm nhận vị trí Coo phải có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực mà công ty hoạt động. Và là người đi lên qua các cấp bậc trong vòng ít nhất 15 năm.
Kỹ năng làm việc cần thiết của một COO
Các công ty, tổ chức tìm kiếm ứng cử viên cho vị trí Coo luôn đòi hỏi cao về kỹ năng làm việc. Cụ thể:
- Sự nhạy bén trong kinh doanh
- Nổi trội về tư duy chiến lược
- Khả năng ủy thác, giám sát đánh giá rủi rõ nhanh chóng
- Xem xét quản lý mọi trường, phát triển công việc theo đúng kế hoạch
- Có khả năng làm việc độc lập trong môi trường nhóm
- Phản ứng nhanh để thay đổi năng suất công việc
- Có khả năng quản lý, lãnh đạo các nhóm làm việc đa ngành một cách hiệu quả
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Xây dựng được sự đồng thuận giữa các nhóm làm việc
- Phải luôn sáng tạo và có tầm nhìn tốt
- Có thể quản lý sử đổi mới
- Biết cách đàm phán và hòa giải xung đột
- ….
Chọn Coo chính là chọn nhà lãnh đạo, chọn người sẽ đưa công ty, tổ chức phát triển hơn. Do vậy các tiêu chí lựa chọn người đảm nhận vị trí này ngày càng khắt khe hơn.
Kết luận
Coo là gì? Ý nghĩa và tiêu chuẩn để trở thành Coo như thế nào? Tất cả đã được chia sẻ đầy đủ nhất ở trong nội dung bài viết trên đây. Hy vọng rằng từ giờ bạn sẽ hiểu hơn về thuật ngữ này. Đặc biệt nếu bạn muốn biết thêm thông tin gì về Coo thì bạn có thể truy cập vào website để có tìm hiểu thêm nhé.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP
1. https://banktop.vn/archive/12892/
2. https://banktop.vn/archive/37883/
3. https://banktop.vn/archive/7288/