Lạm phát là gì? Câu hỏi đang được rất được nhiều người quan tâm và thắc mắc. Bạn đã biết hết về vấn đề lạm phát chưa? Chúng có tác động như thế nào đối với nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới?
Toc
- 1. Lạm phát là gì?
- 2. Cơ sở pháp lý quy định về lạm phát
- 3. Đặc điểm của lạm phát là gì?
- 4. Phân loại lạm phát
- 5. Nguyên nhân của lạm phát
- 6. Related articles 01:
- 7. Cách đo lường lạm phát như thế nào?
- 8. Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền Kinh tế
- 9. Related articles 02:
- 10. Cách kiểm soát lạm phát như thế nào?
- 11. Phân biệt lạm phát và giảm phát
- 12. Một số câu hỏi phổ biến về lạm phát
- 13. Kết luận
Hiểu một cách đơn giản lạm phát chính là sự mất giá trị của đồng tiền, khiến cuộc sống tại nơi xảy ra lạm phát gặp nhiều khó khăn hơn. Đó là khi dù bạn chỉ cần mua một món đồ cơ bản như bánh mì, hộp sữa hay mỗi tuýp kem đánh răng,… cũng phải mang cả bao tiền mới chi trả đủ.
Điển hình cơ bản nhất là đất nước Venezuela trong những năm gần đây, nơi đang đối mặt với khủng hoảng lớn cùng mức độ siêu lạm phát lên đến 1.000.000%. Điều này càng chứng minh lạm phát thực sự là trọng điểm cần được quan tâm tại mỗi nước.
Tham khảo:
Lạm phát là gì?
Lạm phát (tiếng Anh được gọi là: Inflation) là hiện tượng tăng mức giá chung một cách liên tục của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ theo một khoảng thời gian nhất định, điều này dẫn đến việc đồng tiền bị mất giá trị hơn so với trước đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Lạm phát là một trong những hiện tượng kinh tế phản ánh sự suy giảm sức mua của đồng tiền. Khi lạm phát diễn ra, các mặt hàng hóa hay dịch vụ mua bán sẽ có dấu hiệu tăng mức giá chung. Điều này khiến giá trị tiền tệ bị mất giá trị, cùng là một số tiền nhưng không thể mua được số lượng hàng hóa nhiều như trước nữa.
Không chỉ là vấn đề trong nước, so với nước ngoài, lạm phát còn khiến định giá tiền có sự chênh lệch lớn giữa 2 quốc gia.
Đối với tất cả các quốc gia dùng tiền mặt để làm trung gian thanh toán thì yếu tố lạm phát là hiện tượng kinh tế tự nhiên, được tính theo đơn vị % và chia làm ba mức độ:
- Tự nhiên: 0 – dưới 10% (mức lạm phát dưới 5% là mức làm phát mong muốn của hầu hết các quốc gia)
- Phi mã: 10% đến dưới 1000%
- Siêu lạm phát: trên 1000%
Tìm hiểu giảm phát là gì?
Lạm phát trong kinh tế vĩ mô
Lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Theo cách hiểu này, lạm phát của một loại tiền tệ sẽ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia.
Lạm phát khi so sánh giữa 2 quốc gia
Khi so sánh với các nước khác: Lạm phát được hiểu là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo cách hiểu này, lạm phát của một loại tiền tệ sẽ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.
Cơ sở pháp lý quy định về lạm phát
Cơ sở pháp lý về lạm phát được quy định ở luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, xem chi tiết tại đây. Cụ thể quy định về lạm phát như sau:
- Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện;
- Thứ hai, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm;
- Thứ ba, Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia;
- Thứ tư, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyển, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chĩ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
Đặc điểm của lạm phát là gì?
Lạm phát không phải là ngẫu nhiên, đó là kết quả của cả một quá trình. Chúng ta có thể nhận diện lạm phát thông qua một số đặc điểm dưới đây:
- Lạm phát không phải một sự kiện ngẫu nhiên. Sự tăng giá cả của hiện tượng này bắt đầu và tăng liên tục, đột ngột. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp sự tăng giá đột ngột không phải là lạm phát mà là sự biến động giá tương đối. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi vấn đề cung, cầu không ổn định trong một thời gian ngắn.
- Lạm phát là sự ảnh hưởng chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế chứ không phải riêng một mặt hàng nào cả. Biến động giá tương đối chỉ là một hoặc hai hàng hóa cố định.
- Lạm phát là hiện tượng lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực trong vài năm liền. Điều này khiến các quốc gia tiến hành các vấn đề đo lường hằng năm để có thể hạn chế lạm phát thấp nhất có thể.
Phân loại lạm phát
Dựa vào mức độ lạm phát
Lạm phát bao gồm 3 mức độ chính từ đơn giản đến phức tạp, được đánh giá dựa theo tỷ lệ phần trăm của lạm phát. Cụ thể:
- Lạm phát tự nhiên (0 – dưới 10%): Nếu lạm phát xảy ra ở mức độ này, nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít rủi ro và đời sống của người dẫn vẫn ổn định.
- Lạm phát phi mã (10% đến dưới 1000%): Khi lạm phát xảy ra ở mức độ này sẽ làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng và gây biến động lớn về kinh tế. Lúc này, người dân sẽ có xu hướng tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và hạn chế cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường.
- Siêu lạm phát (trên 1000%): Khi lạm phát xảy ra ở mức độ này sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn cho nền kinh tế của một quốc gia. Lúc này quốc gia sẽ khó phục hồi nền kinh tế trở về tình trạng như lúc ban đầu. Một ví dụ về tình trạng siêu lạm phát đã từng xảy ra trên thế giới. Vào năm 1913, trước khi chiến tranh thế giới nổ ra, 1 USD = 4 Mark Đức. Tuy nhiên, chỉ 10 năm sau đó, 1 USD đổi được tới 4 tỉ Mark Đức. Ở thời điểm ấy, báo chí đã đăng tải những bức tranh ảnh biếm hoạ về vấn đề này: Người ta vẽ cảnh 1 người đẩy 1 xe tiền đến chợ chỉ để mua 1 chai sữa, hay 1 bức tranh cho thấy giá trị của đồng tiền Mark Đức lúc bấy giờ chỉ được sử dụng làm giấy dán tường hoặc dùng như 1 nhiên liệu.
Và trên thực tế hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang cố gắng để kiểm soát mức lạm phát dưới 5%, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng làm được điều này.
Dựa vào tính chất lạm phát
Dựa vào tính chất, lạm phát có 2 loại sau đây:
- Lạm phát dự kiến: Là loại lạm phát xuất hiện do yếu tố tâm lý, dự đoán của các cá nhân về tốc độ tăng giá trong tương lai và lạm phát trong quá khứ. Lạm phát dự kiến ảnh hưởng không lớn và chỉ tác động điều chỉnh chi phí sản xuất.
- Lạm phát không dự kiến: Là loại lạm phát xuất hiện do các cú sốc từ bên ngoài và các tác nhân trong nền kinh tế không dự kiến được dẫn đến bị bất ngờ.
Nguyên nhân của lạm phát
Trên thực tế lạm phát có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng hai nguyên nhân chính nổi bật nhất là lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy.
Lạm phát do cầu kéo
Hiểu nôm na là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên, sẽ kéo theo giá cả tăng. Đồng thời, dẫn đến giá cả của hàng loạt hàng hóa khác cũng “leo thang”. Như vậy, giá trị của đồng tiền cũng trở nên mất giá, bạn phải dùng nhiều tiền hơn để mua hàng hóa.
Ví dụ: khi giá xăng tăng lên thì hầu như tất cả các hàng hóa dịch vụ đều tăng theo như taxi, grab, hàng nhu yếu phẩm…
Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy được liệt kê là: giá cả nguyên liệu mua vào, thuế, tiền lương công nhân, chi trả bảo hiểm,tiền máy móc… của một doanh nghiệp. Một khi những chi phí này tăng lên sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tăng giá sản phẩm bán ra thị trường để đảm bảo lợi nhuận. Điều này gây ra hiện trạng mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng theo.
Cùng tìm hiểu 1 ví dụ để hiểu rõ chi phí đẩy gây ra lạm phát như thế nào nhé!
Tiền lương làm một phần quan trọng trong chi phí sản xuất và dịch vụ. Trường hợp tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này về phía người tiêu dùng thì đương nhiên giá bán sản phẩm sẽ tăng lên, công nhân và công đoàn sẽ yêu cầu tăng tiền lương để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo vòng xoáy lượng giá. Một yếu tố chi phí khác là giá cả nguyên vật liệu, trong trường hợp này là dầu thô. Trong giai đoạn từ 1972 – 1974, hầu như giá dầu quốc tế tăng 5 lần dẫn đến lạm phát tăng từ 4,6% lên 13,5% bình quân trên toàn thế giới. Thế nhưng, sự suy giảm của giá dầu trong năm 1980 cũng làm cho lạm phát xuống mức thấp chưa từng thấy.
1. https://banktop.vn/archive/5747/
2. https://banktop.vn/archive/7262/
3. https://banktop.vn/archive/48808/
Lạm phát do cơ cấu
Đây là vấn đề lạm phát xuất phát từ các doanh nghiệp mà ra. Từ một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả muốn nâng tiền lương cho nhân viên, sẽ kéo theo các doanh nghiệp khác tăng theo dù không biết kinh doanh có đạt doanh thu hay không. Bởi, họ sử dụng cách tăng giá sản phẩm trên thị trường để đảm bảo lợi nhuận.
Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, nhưng lại là mặt hàng được cung cấp độc quyền (như giá điện ở Việt Nam), thì chúng vẫn không giảm giá được. Đồng thời, dẫn đến lượng cầu về một mặt hàng khác tăng lên và cũng tăng giá.
Lạm phát do xuất khẩu
Là hiện tượng lạm phát do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. Tổng cầu từ trong nước lẫn nước ngoài khiến tổng cung không đủ để cung ứng. Khi đó, các sản phẩm thiếu hụt này sẽ đẩy giá cả lên.
Lạm phát do nhập khẩu
Khi hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế hoặc giá cả trên thế giới, khiến giá bán ra trong nước cũng tăng theo. Và nếu mức giá chung bị giá cả của nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
Lạm phát do tiền tệ
Đây là nguyên nhân từ các ngân hàng khiến lượng tiền trong nước tăng, phát sinh lạm phát. Khi ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ vào để giữ đồng tiền trong nước không mất giá. Hoặc, có thể do ngân hàng mua công trái theo yêu cầu nhà nước, khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhiều.
Lại một ví dụ khác để thấy rõ vì sao tiền tệ lại gây ra lạm phát.
Năm 1966 – 1967 Chính phủ Mỹ đã sử dụng tăng tiền để trả cho những chi phí leo thang trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Lạm phát tăng từ 3% (năm 1967) đến 6% (năm 1970). Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (i) và (y) ổn định. Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũng không đổi. Suy ra khi lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên một tỷ lệ tương ứng. Vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Đây là lý do tại sao ngân hàng Trung ương rất chú trọng đến nguyên nhân này.
Tham khảo:
Cách đo lường lạm phát như thế nào?
Các tổ chức nhà nước sẽ thu thập dữ liệu sau đó theo dõi sự biến động giá cả của hàng hóa, dịch vụ để đo lường mức độ lạm phát. Tỉ lệ lạm phát được tính theo % của chỉ số đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm và dịch vụ tổ hợp lại với nhau.
Không tồn tại một phép đo chính xác nào để tính chỉ số lạm phát cả. Chỉ số giá tiêu dùng CPI (consumer price index) đang là thước đo phổ biến nhất khi đo lường mức độ lạm phát. Hầu hết các loại hàng hóa dịch vụ đều dùng CPI để đo chỉ số giá cả.
Ví dụ: Năm 2018 chỉ số CPI của Mỹ là 300,000 USD. Sang năm 2019, chỉ số CPI của Mỹ là 310,000 USD. Vậy tỷ lệ phần trăm lạm phát hằng năm trong suốt 2018 là: ((310,000 – 300,000)/300,000) x 100% = 3,33%.
Từ đó ta có kết quả, tỷ lệ lạm phát đối với CPI trong khoảng thời gian một năm này là 3,33%, có nghĩa là mức giá chung cho người tiêu dùng điển hình của Mỹ trong 2019 đã tăng 3,33% so với năm 2018.
Tìm hiểu bao thanh toán là gì?
Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền Kinh tế
Như đã nói ở trên, việc lạm phát khiến giá trị tiền tệ trong lưu thông bị suy giảm, và khi mang tiền so sánh với quốc gia khác sẽ có những hạn chế lớn. Nền kinh tế cũng từ đó cần nhiều tiền để phát triển hơn, khi không đủ tiền thì việc kinh tế gặp khó khăn là tất yếu.
Ngoài ra, lạm phát ở mức độ nào đó vẫn có thể tạo nên yếu tố tích cực hơn. Chẳng hạn:
Lạm phát có ảnh hưởng tích cực
Lạm phát khi ở mức độ tự nhiên với tỷ lệ 2 – < 10% sẽ không gây hại cho nền kinh tế. Không chỉ vậy, chúng cũng mang lại lợi ích nhất định đáng kể như: lạm phát mức độ nhẹ có thể kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư và giảm bớt thất nghiệp trong xã hội nhờ giá cả tăng đều và ổn định.
Bên cạnh đó, lạm phát cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.
Lạm phát đa phần gây nên ảnh hưởng tiêu cực
Lạm phát tạo ra sự gia tăng về giá cả của các mặt hàng trên thị trường khiến đồng tiền mất giá, từ đó dẫn đến nhiều khó khăn cho đời sống kinh tế, an sinh và xã hội. Việc lạm phát tăng nhanh và không kiểm soát được thì việc vay tiền, đầu tư có thể gây nên nhiều hậu quả.
Điển hình cụ thể nhất là lãi suất tăng lên dẫn đến nền kinh tế của quốc gia đó chịu sự suy thoái và tình trạng thất nghiệp gia tăng. Từ đó, chúng dẫn đến việc phải đi vay mượn bên ngoài, sinh ra các khoản nợ của quốc gia.
Trên thực tế, lạm phát gây ra ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Chúng ta cùng phân tích rõ nhé!
Lạm phát tác động lên lãi suất
Đây là sự tác động tiêu cực nhất của lạm phát. Khi lạm phát tác động trực tiếp lên lãi suất sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng đến các yếu tố khác của nền kinh tế. Nhằm duy trì hoạt động ổn định, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực. Trong khi đó: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát.
Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
Lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập thực tế
Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.
1. https://banktop.vn/archive/6614/
2. https://banktop.vn/archive/37868/
3. https://banktop.vn/archive/28047/
Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ…
Lạm phát khiến phân phối thu nhập không bình đẳng
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn trả góp để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.
Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.
Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.
Lạm phát tác động đến khoản nợ quốc gia
Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên cá khoản nợ.
Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có tác hại lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tham khảo:
Cách kiểm soát lạm phát như thế nào?
Hiện nay, lạm phát cũng đã dần dần có được những biện pháp và chính sách để kiểm soát hiệu quả. Vậy hướng kiểm soát lạm phát là gì? Dựa trên tình hình thực tế, có 2 hướng chủ yếu đối với các cá nhân và doanh nghiệp như sau:
Giảm lượng tiền trong lưu thông
Chính sách tiền tệ
- Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền trong xã hội.
- Tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng để kích thích giảm tiền trong lưu thông, đưa vào ngân hàng, tăng giá trị tiền tệ hơn.
- Giảm sức ép trên giá cả dịch vụ và các mặt hàng hóa.
- Phát hành trái phiếu
Chính sách tài khóa
- Cắt giảm chi tiêu và đầu tư công, tạm hoãn các khoản chưa cần thiết.
- Cân đối lại ngân sách nhà nước.
- Tăng tiền thuế tiêu dùng để giảm nhu cầu chi tiêu của các cá nhân trong xã hội.
- Giảm sức ép lên giá cả, hàng hóa
Tăng quỹ hàng hóa cung cấp trong thị trường để cân đối với số tiền lưu thông
Chính sách tiền tệ
Kiểm soát lạm phát bằng cách tăng năng suất lao động thông qua giảm chi phí sản xuất. Áp dụng đối với các trường hợp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Giải pháp tốt nhất là đưa ra nhiều chính sách ưu đãi tín dụng, ưu đãi lãi suất cho vay.
Đối với chính sách tài khóa
Nhà nước nên chỉ đạo giảm các loại thuế như thuế đầu tư, thuế nhập khẩu nguyên liệu và máy móc, thiết bị,… Từ đó giúp làm giảm bớt chi phí đẩy, tăng năng suất lao động, hạn chế nâng giá cả sản phẩm ra thị trường.
Phân biệt lạm phát và giảm phát
Trái ngược với lạm phát là phát, giữa chúng có những nét khác biệt rõ rệt, cụ thể như sau:
|
Lạm phát | Giảm phát |
Khái niệm | Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. | Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục |
Bản chất | Là sự tăng lên của mức giá chung | Là sự hạ thấp giá cả |
Nguyên nhân | – Nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng hoặc nhu cầu tiêu dùng của thị trường thay đổi.
– Do chi phí của các doanh nghiệp tăng lên – Doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả trong khi buộc phải tăng tiền công cho người lao động cho phù hợp với thị trường lao động. – Cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng |
Nguyên nhân chính là do sự suy giảm của cầu |
Một số câu hỏi phổ biến về lạm phát
Lạm phát ảnh hưởng cụ thể đến những mặt hàng nào?
Lạm phát sẽ gây ảnh hưởng chung tới tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ của một nền kinh tế chứ không phải riêng môt mặt hàng nào cả.
Chỉ số lạm phát của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Theo số liệu của Tổng cục thống kê (TCTK), lạm phát cơ bản bình quân quý I/2021 tăng 0,67% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Có hay không đồng tiền giảm lạm phát?
Có một đồng tiền được cho rằng là đồng tiền giảm lạm phát, đó chính là Bitcoin. Bởi đồng tiền này có tính chất:
- Có một nguồn cung cố định
- Cơ chế giảm nguồn cung
Lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Về cơ bản, lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ ngược chiều. Theo đó:
- Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao sẽ dẫn đến lạm phát xuống thấp
- Khi tỷ lệ thất nghiệp giảm thì lạm phát tăng
Kết luận
Xã hội Việt Nam hiện nay cũng đang bước vào thời kỳ lạm phát ngày càng lớn khiến cuộc sống người dân không dễ thở. Thực hiện tốt những chính sách vừa nêu trên có thể giúp bạn kiểm soát tình hình lạm phát hiệu quả. Nếu bạn đang là một nhà sản xuất, thì việc chủ động nhất tránh lạm phát xảy ra chính là vay tiền với lãi suất thấp. Bạn đã biết ngân hàng nào cho vay với mức ưu đãi cao chưa?
Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin giải đáp cho câu hỏi lạm phát là gì? Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều lợi ích.
Tham khảo:
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP