Ngày nay, nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán, mua sắm trực tuyến trong và ngoài nước đang trở thành xu hướng của thời đại. Tuy nhiên, chủ sở hữu thẻ cần lưu ý những mức phí mà mỗi ngân hàng quy định riêng cho thẻ tín dụng. Vậy, trong trường hợp thẻ tín dụng không còn sử dụng thì có bị tính phí không? Tính như thế nào?
Toc
- 1. Thẻ tín dụng không dùng có tính phí không?
- 2. Các loại phí thẻ tín dụng được tính khi không sử dụng
- 3. Các loại dịch vụ không bị tính phí khi không sử dụng thẻ tín dụng
- 4. Làm cách nào để không bị tính phí thẻ tín dụng?
- 5. Bài viết liên quan:
- 6. Cách sử dụng thẻ tín dụng để tận dụng nhiều ưu đãi
- 7. Kết luận
Hãy cùng BANKTOP tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Xem thêm:
Thẻ tín dụng không dùng có tính phí không?
Thẻ tín dụng – Credit Card là loại thẻ có chức năng hỗ trợ người dùng dễ dàng thanh toán các khoản chi tiêu dù trong tài khoản không có sẵn tiền. Trong quá trình sử dụng, mỗi ngân hàng sẽ quy định các mức phí cho thẻ tín dụng. Các loại phí này sẽ phát sinh khi sử dụng các tiện ích từ thẻ tín dụng như rút tiền, giao dịch ngoại tệ, lãi suất, phí thường niên. Vậy nếu trong trường hợp không sử dụng thì thẻ tín dụng có bị tính phí không?
Câu trả lời là CÓ! Một khi khách hàng đã đăng ký mở thẻ tín dụng thành công, lập tức ngân hàng sẽ bắt đầu thu phí dịch vụ khi sử dụng thẻ. Trong trường hợp thẻ tín dụng chưa được kích hoạt thì chủ thẻ chỉ không thể sử dụng các tính năng của thẻ nhưng trạng thái của tài khoản tín dụng vẫn hoạt động.
Do đó, chủ sở hữu thẻ bắt buộc phải thanh toán đầy đủ các khoản phí do ngân hàng quy định, kể cả khi không sử dụng. Các khoản phí này sẽ được ngân hàng gửi sao kê đến chủ thẻ hàng tháng.
Các loại phí thẻ tín dụng được tính khi không sử dụng
Phí thường niên
Phí thường niên là khoản phí bắt buộc phải trả cho ngân hàng để duy trì thẻ và nhận các ưu đãi từ ngân hàng dù bạn có sử dụng hay không sử dụng thẻ. Thông thường phí này sẽ được tính theo năm. Mức phí này sẽ được quy định tùy thuộc vào loại thẻ tín dụng mà bạn đang sở hữu. Phí thường niên chỉ không được tính khi khách hàng tiến hành hủy thẻ.
Phí chậm thanh toán
Phí chậm thanh toán thẻ tín dụng là mức phí phát sinh khi bạn trả chậm số dư nợ thẻ tín dụng hàng tháng. Thông thường ngân hàng sẽ cho khách hàng 45-55 ngày miễn lãi. Tuy nhiên, nếu bạn không nếu sau thời gian này mà bạn chưa thanh toán đầy đủ số tiền hoặc trả ít hơn mức thanh toán tối thiểu thì bạn sẽ phải chịu một khoản tiền lãi số tiền còn lại.
Mỗi ngân hàng có một mức phí quy định khác nhau, thường sẽ là khá cao, từ 3-6% số tiền chậm thanh toán.
Lãi suất
Phí lãi suất là mức phí mà khách hàng phải chịu khi thực hiện rút tiền mặt hoặc chưa trả đủ số nợ hay không trả nợ đúng thời hạn. Tùy thuộc vào mỗi loại thẻ mà sẽ có một mức lãi suất khác nhau. Thông thường sẽ tầm 20%/năm tùy thuộc vào mỗi ngân hàng.
Phí giao dịch ngoại tệ
Một trong những chức năng được sử dụng chủ yếu của thẻ tín dụng là thanh toán các hóa đơn, mua sắm chi tiêu ở nước ngoài. Khi đó, chủ sở hữu thẻ sẽ phải chịu một mức phí là phí chuyển đổi ngoại tệ. Ngân hàng sẽ thu 2 khoản phí là phí giao dịch và phí chuyển đổi ngoại tệ và mức phí này sẽ rơi vào khoản 3-4% số tiền được giao dịch
Phí in sao kê
Trong trường hợp chủ sở hữu thẻ muốn yêu cầu ngân hàng in chi tiết các giao dịch phát sinh của thẻ trên giấy thì sẽ phải chịu một mức phí in sao kê. Mức phí in sao kê khi sử dụng thẻ tín dụng sẽ dao động từ 20.000 – 100.000 VNĐ. Tuy nhiên hiện nay vẫn một số ngân hàng có phí in sao kê khá thấp, chỉ từ 10.000VND/lần in.
Phí tiêu vượt hạn mức
Bản chất của thẻ tín dụng là chi tiêu trước trả tiền sau, trong một hạn mức do ngân hàng quy định. Hạn mức tín dụng thẻ là số tiền mà ngân hàng phát hành thẻ cấp cho bạn để thực hiện các giao dịch thanh toán hợp pháp và tuân theo điều khoản và điều kiện sử dụng thẻ với ngân hàng.
Do đó chủ sở hữu thẻ không thể chi tiêu vượt quá hạn mức cho phép. Trong trường hợp sử dụng thẻ vượt quá hạn mức được cấp, thì phí vượt quá hạn mức thẻ tín dụng sẽ phát sinh. Mức phí này có thể thay đổi theo từng loại thẻ tại từng ngân hàng.
Các loại dịch vụ không bị tính phí khi không sử dụng thẻ tín dụng
Sau khi nhận được thẻ tín dụng từ ngân hàng, chủ sở hữu thẻ sẽ phải chịu một số phí bắt buộc từ phía ngân hàng. Tuy nhiên cũng sẽ có một số loại phí dịch vụ được ngân hàng miễn phí khi không sử dụng thẻ tín dụng.
Có thể thấy mức phí quy định cho việc không sử dụng thẻ là rất nhiều. Tuy nhiên nhằm thúc đẩy khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, hầu hết các ngân hàng sẽ miễn phí một số loại dịch vụ trong trường hợp không sử dụng thẻ. Cụ thể:
- Phí quẹt thẻ tại các máy POS nội địa: Khi quẹt thẻ tại các điểm giao dịch ở trong nước sẽ không mất bất kỳ khoản phí nào.
- Phí đăng ký phát hành thẻ: Là khoản phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng khi đăng ký làm thẻ. Phí này rơi vào từ 100.000 – 300.000 VND tùy mỗi loại thẻ của ngân hàng. Nhưng hiện tại cũng có một số ngân hàng miễn phí phát hành thẻ cho khách hàng.
- Phí đăng ký thẻ phụ: Thẻ phụ là loại thẻ được mở ra dựa vào thẻ chính. Khi đăng ký thẻ phụ sẽ không phải chứng minh thu nhập hoặc làm giấy tờ phức tạp. Thẻ phụ sẽ được phát hành miễn phí, nhưng cũng có một số ngân hàng vẫn thu phí. Khoản phí này chỉ thu một lần duy nhất khi mở thẻ.
- Phí hủy thẻ tín dụng: Nếu không còn nhu cầu sử dụng nữa mà bạn muốn hủy thẻ đi. Thao tác này sẽ được miễn phí giao dịch. Nhưng lưu ý trong trường hợp đánh mất thẻ mà muốn hủy thì ngân hàng sẽ thu một khoản phí dịch vụ nhé.
Làm cách nào để không bị tính phí thẻ tín dụng?
Hầu hết các ngân hàng sẽ tính rất nhiều loại phí dịch vụ khi sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chủ sở hữu thẻ cũng sẽ có thể tránh được một số loại phí dịch vụ không cần thiết. Dưới đây là một số cách quản lý thẻ tín dụng để có thể không phải chịu phí thẻ tín dụng:
Chọn loại thẻ tín dụng phù hợp
Đầu tiên, bạn nên chọn loại thẻ tín dụng có nhiều ưu đãi phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng của bạn. Trong trường hợp không sử dụng thường xuyên thì hãy chọn một loại thẻ tín dụng không mất phí thường niên, tuy nhiên các thẻ tín dụng này sẽ không có nhiều ưu đãi nổi bật.
Bài viết liên quan:
Bạn hãy cân nhắc giữa việc chi tiêu hàng tháng, có thể nhận tiền, hoàn tiền hoặc đổi điểm thưởng hay nhận được các ưu đãi từ các hoạt động chi tiêu đó so với việc mất một khoản phí thường niên.
Không dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt
Một trong những mức phí mà bạn phải chịu đó là phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Thông thường mức phí này sẽ đi kèm với mức lãi suất khi rút tiền. Ngoài ra, số tiền ứng trước càng lớn thì phí ứng tiền mặt bị phát sinh càng cao. Vậy nên, hãy hạn chế dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt.
Thanh toán hết nợ trên thẻ tín dụng đúng hạn
Thẻ tín dụng được hoạt động dựa trên nguyên tắc thanh toán trước, trả tiền sau trong hạn mức do ngân hàng quy định. Khi đến kỳ thanh toán, bạn cần phải thanh toán đủ khoản tiền dư nợ này. Thông thường ngân hàng sẽ cho bạn 45 – 55 ngày miễn lãi để thanh toán.
Tuy nhiên nếu trong thời gian này bạn chưa thanh toán đủ thì sẽ bị ngân hàng tính lãi và thông thường lãi suất trễ thanh toán kỳ hạn sẽ rất cao. Vậy nên, tốt nhất bạn nên thanh toán đầy đủ số nợ trên thẻ tín dụng đúng hạn hoặc hãy thanh toán nhiều nhất trong khả năng của bạn và số tiền thanh toán ít nhất phải bằng số tiền tối thiểu ngân hàng yêu cầu để tránh phát sinh phí chậm thanh toán.
Đăng ký thanh toán tự động vào thẻ tín dụng
Việc kiểm soát các khoản phí bắt buộc thanh toán hàng tháng của thẻ tín dụng là rất cần thiết và chủ sở hữu thẻ cần phải quan tâm. Do đó, để tránh được các khoản phí không cần thiết cũng như hạn chế việc quên thanh toán dẫn đến bị tính lãi suất cao thì hãy nên đăng ký thanh toán tự động vào thẻ tín dụng.
Khi đăng ký phát hành thẻ, chủ thẻ có thể đăng ký một khoản thanh toán định kỳ hàng tháng vào thẻ tín dụng từ tài khoản thanh toán của với số tiền trong khả năng thanh toán nhưng cần ít nhất bằng khoản thanh toán tối thiểu. Bạn cần đảm bảo số tiền trong tài khoản thanh toán của bạn còn đủ để ngân hàng thực hiện thanh toán tự động.
Đừng chờ đến ngày hết hạn mới thanh toán
Như đã đề cập ở trên thì bạn sẽ có tối đa đến 45 ngày miễn lãi thẻ tín dụng (hoặc nhiều hơn tùy theo thẻ). Tuy nhiên, bạn nên thanh toán sớm hơn vào bất kỳ thời điểm nào phù hợp với bạn nhất trong tháng thay vì chờ đến ngày hết hạn thanh toán ghi trên sao kê.
Ví dụ nếu bạn được nhận lương vào một ngày nhất định mỗi tháng, hãy đăng ký thanh toán tự động vào thẻ tín dụng vào ngày đó hoặc ngày hôm sau. Việc thanh toán sớm hơn khoản nợ này có thể giúp bạn tránh đi các rủi ro không cần thiết về lãi suất tính trên khoản nợ chưa thanh toán đủ cho ngân hàng.
Kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng
Tiếp theo, bạn nên ghi nhớ hạn mức tín dụng của thẻ bởi vì nếu vượt quá hạn mức thanh toán của thẻ thì bạn sẽ chịu một mức phí vượt hạn mức cũng như bị tính lãi suất rất lớn từ khoản tiền vượt hạn mức đó. Hãy đảm bảo rằng hạn mức thẻ được cấp ở mức vừa phải và bạn không chi tiêu vượt quá hạn mức này.
Chủ sở hữu thẻ nên thường xuyên kiểm tra bảng sao kê thẻ tín dụng và sử dụng ngân hàng trực tuyến hoặc ứng dụng Mobile Banking để theo dõi số dư của bạn.
Cài đặt tin nhắn thông báo
Ngoài ra, để tránh các rủi ro không cần thiết như chi tiêu quá hạn mức cho phép hoặc quên đi ngày cần thanh toán số nợ trong kỳ hạn thì bạn nên cài đặt các thông báo về biến động số dư hoặc nhắc nhở về thời gian đáo hạn khoản nợ mà bạn cần phải trả cho ngân hàng. Nếu bạn chưa có tính năng này, hãy đăng ký ngay với ngân hàng phát hành thẻ tín dụng của bạn.
Kiểm tra loại tiền tệ khi thanh toán online
Cuối cùng, bạn cũng nên kiểm tra loại tiền tệ khi thanh toán Online để có thể tránh được việc phát sinh phí chuyển đổi tiền tệ và phí giao dịch từ thẻ tín dụng của bạn. Thông thường, khi thực hiện việc thanh toán, chi tiêu, mua sắm từ nước ngoài, một số website mặc định loại tiền thanh toán là ngoại tệ, nhưng loại tiền tệ chính cho thẻ tín dụng của bạn vẫn là VND.
Do đó, để tránh các khoản phí không cần thiết, bạn nhớ kiểm tra loại tiền tệ và chuyển về tiền VND nếu cần trước khi bấm thanh toán.
Cách sử dụng thẻ tín dụng để tận dụng nhiều ưu đãi
Thẻ tín dụng mang lại rất nhiều ưu đãi cho khách hàng nhưng cũng đem lại những rủi ro nhất định nếu bạn không biết cách sử dụng thẻ một cách thông minh. Do đó, để hạn chế những rủi ro tài chính không đáng có cũng như bảo vệ túi tiền của mình, chủ sở hữu thẻ hãy nên lưu ý những vấn đề sau để tận dụng những ưu đãi từ thẻ tín dụng.
Cụ thể như sau:
- Hãy hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng: Thường thì mức phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng rất cao lên tới 4%, do đó hãy cân nhắc thật kỹ khi sử dụng thẻ để rút tiền mặt.
- Không nên mở quá nhiều thẻ tín dụng cùng một lúc vì sẽ có rất nhiều khoản phí phải trả đối với số thẻ này.
- Thanh toán dư nợ trong thời gian miễn lãi: Hãy xây dựng 1 kế hoạch để trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn và hãy trả trước thời gian miễn lãi của ngân hàng. Vì nếu sau thời gian này, ngân hàng sẽ tính mức lãi suất cho khoản nợ bạn chưa thanh toán và thông thường sẽ rất lớn.
- Hãy xây dựng thói quen kiểm tra sao kê hàng tháng: Chủ thẻ cần đảm bảo số tiền mà bạn cần phải tra cho ngân hàng. Bạn nên kiểm tra thật kỹ tất cả các chi tiêu, nếu xuất hiện các khoản thanh toán đáng ngờ, hãy báo ngay cho ngân hàng càng sớm càng tốt.
- Lưu ý ngày đến hạn thanh toán: Tránh trường hợp nợ dồn từ tháng này sang tháng sau càng khiến cho bạn khó khăn hơn khi trả nợ.
- Đừng chi tiêu vượt quá hạn mức để giảm các chi phí không đáng có.
- Lựa chọn thẻ tín dụng có nhiều ưu đãi sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả và không cần phải lo tới các khoản phí phát sinh.
- Quản lý thẻ thông minh: Bạn có thể tự đóng mở tính năng thanh toán trực tuyến hoặc đóng thẻ khẩn cấp khi thẻ bị thất lạc bằng các dịch vụ tiện ích từ ngân hàng phát hành thẻ tín dụng.
Kết luận
Trên đây là những thông tin giải đáp cho mọi người về thắc mắc trong trường hợp không sử dụng thẻ tín dụng có bị mất phí hay không cũng như cách tính các mức phí này. Hy vọng qua bài viết trên, mọi người có thể dễ dàng kiểm soát cách sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh để hạn chế tối đa các rủi ro tài chính mà thẻ tín dụng mang lại.
Thông tin được biên tập bởi BANKTOP