Bạn đang có nhu cầu cần vay tiền tại ngân hàng Agribank nhưng không có tài sản đảm bảo và muốn sử dụng tài sản của người thân để thế chấp? Khi đó, bạn sẽ cần sử dụng giấy ủy quyền ngân hàng Agribank để có thể vay vốn.
Toc
Giấy uỷ quyền đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều giao dịch. Vì vậy, hãy cùng BANKTOP tìm hiểu về mẫu giấy uỷ quyền vay vốn Agribank qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
- Cách ghi giấy chuyển tiền Agribank
- Cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng Agribank
- Cách đăng ký số điện thoại cho the ATM Agribank
Giấy Ủy Quyền Vay Vốn Ngân Hàng Là Gì?
Giấy uỷ quyền là một văn bản pháp lý ghi nhận việc người uỷ quyền chỉ định được uỷ quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy uỷ quyền. Hiểu theo cách đơn giản, giấy uỷ quyền vay vốn ngân hàng là mẫu đơn được sử dụng để thực hiện uỷ quyền cho một cá nhân nào đó thay mình thực hiện một công việc nào đó theo quy định của pháp luật.
Tại các ngân hàng, giấy uỷ quyền có thể được sử dụng trong các trường hợp:
- Thanh toán dịch vụ.
- Uỷ quyền sử dụng dịch vụ thay.
- Uỷ quyền Séc.
- Uỷ quyền giao dịch ngân hàng.
Mẫu Giấy Ủy Quyền Vay Vốn Ngân Hàng Agribank
Ngân hàng Agribank hỗ trợ khách hàng thực hiện các khoản vay thế chấp thông qua mẫu giấy uỷ quyền được ngân hàng này cung cấp. Các giao dịch sẽ được áp dụng qua hình thức vay thế chấp, có tài sản đảm bảo và không áp dụng cho vay tín chấp.
Tải Mẫu Giấy Ủy Quyền Vay Vốn Agribank
Việc vay vốn bằng tài sản của người khác được thực hiện qua uỷ quyền cũng được thực hiện tương tự như hoạt động vay vốn bình thường. Các bạn có thể tham khảo mẫu giấy uỷ quyền vay vốn ngân hàng Agribank tại đây hoặc liên hệ Hotline Agribank để được hướng dẫn.
Cách Điền Giấy Ủy Quyền Vay Vốn Agribank
Khi có nhu cầu khách hàng có thể lấy mẫu giấy ủy quyền vay vốn ngân hàng Agribank này từ nhân viên ngân hàng Agribank hoặc có thể tải từ trên mạng để điền các thông tin giữa 2 bên.
1. BÊN ỦY QUYỀN
Họ và tên: ……[ Ghi đầy đủ họ tên in hoa có dấu]
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………….[ Ghi theo CMND]
Số CMND …………………Ngày cấp ……………….Nơi cấp [Ghi đúng thông tin trên giấy CMND gốc]
Quốc tịch:………………………..
2. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
Họ và tên: ……[ Ghi đầy đủ họ tên in hoa có dấu]
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………….[ Ghi theo CMND]
1. https://banktop.vn/archive/15911/
2. https://banktop.vn/archive/12080/
3. https://banktop.vn/archive/6914/
Số CMND …………………Ngày cấp ……………….Nơi cấp [Ghi đúng thông tin trên giấy CMND gốc]
Quốc tịch:………………………..
III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN
1.Phạm vi ủy quyền [Ghi rõ phạm vi ủy quyền nhà đất do hai bên thỏa thuận, ghi cụ thể những công việc ủy quyền là vay vốn ngân hàng]
……………………………………………………………………………………………….
- Thời gian ủy quyền [Ghi rõ thời gian ủy quyền là bao nhiêu năm và bắt đầu thời gian ủy quyền vào ngày/ tháng/năm nào, thống nhất vơi người nhận ủy quyền họ vay vốn trong bao lâu để có thời gian cụ thể]
…………………………………………………………………………………………………..
- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN
- Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền [ Ghi rõ và cụ thể từng quyền và nghĩa vụ]
…………………………………………………………………………………………………..
- Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền [ Ghi rõ và cụ thể từng quyền và nghĩa vụ, đặc biệt là quyền vay vốn thế chấp và nghĩa vụ trả tài sản thế chấp đúng hạn]
- CAM KẾT
Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.
BÊN ỦY QUYỀN ( ký và ghi rõ họ tên) |
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN ( Ký và ghi rõ họ tên) |
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
……………………………………………………………………………………………………………………………
Sau khi điền thông tin dưới sự thống nhất giữa 2 bên cần đưa đến cơ quan hành chính như Ủy ban nhân dân để xác nhận, công chứng dưới sự chứng kiến của pháp luật. Từ đó nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của 2 bên khi có vấn đề xảy ra.
Tìm Hiểu Ủy Quyền Vay Vốn Ngân Hàng Agribank
Ủy Quyền Vay Vốn Ngân Hàng Agribank Là Gì?
Uỷ quyền vay vốn ngân hàng Agribank được hiểu là khi vay vốn tại ngân hàng Agribank, bạn không uỷ quyền cho người khác vay hộ mà chỉ có thể uỷ quyền sở hữu tài sản cho người khác, để người đó sử dụng tài sản đó vay vốn dưới sự đồng ý của mình.
Việc uỷ quyền được thực hiện thông qua mẫu giấy uỷ quyền và hiện nay, có rất nhiều hình thức uỷ quyền phổ biến. Hầu hết tất cả các lĩnh vực đều có sự tham gia của hình thức uỷ quyền.
Uỷ quyền có thể được ký kết trên giấy tờ hoặc cũng có thể bằng miệng nhưng để tránh những tranh chấp hoặc sự cố phát sinh, cần uỷ quyền qua giấy tờ có pháp luật bảo vệ.
Khi Nào Thì Sử Dụng Giấy Ủy Quyền Vay Vốn?
Nhiều ngân hàng hiện nay yêu cầu chính chủ đứng tên vay vốn, tuy nhiên, nếu vay tiền ở nơi khác và tài sản đứng tên người khác thì bạn cần sử dụng giấy uỷ quyền để có thể vay vốn.
1. https://banktop.vn/archive/7084/
2. https://banktop.vn/archive/15927/
3. https://banktop.vn/archive/4537/
Điều này đồng nghĩa với việc người vay sẽ uỷ quyền cho một ai đó là người thân trong gia đình để vay vốn khi ở xa. Cụ thể như sau:
- Tài sản do vợ/chồng hoặc ai đó cùng nhau đứng tên sở hữu, khi đó có thể thống nhất nhờ một người làm mẫu giấy uỷ quyền vay vốn cho mình.
- Tài sản thế chấp do người khác đứng tên nhưng người vay vốn cần sở hữu tài sản đó để vay vốn, khi đó cần giấy uỷ quyền của người sở hữu tài sản.
- Người trong gia đình có thể uỷ quyền cho nhau như bố mẹ uỷ quyền cho con vay hoặc anh chị em uỷ quyền cho nhau, giúp nhau vay vốn.
Nếu bạn đang có tài sản được thế chấp ở ngân hàng và vay vốn trước đó, bạn vẫn có thể uỷ quyền nhưng cần đảm bảo theo quy định của ngân hàng và theo quy định tại Điều 324 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Quyền và nghĩa vụ của người nhận uỷ quyền tài sản:
- Về quyền lợi, người nhận uỷ quyền tài sản sẽ được khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận và được trả thù lao cũng như chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp (trừ khi có thoả thuận khác).
- Về nghĩa vụ, người nhận uỷ quyền tài sản có trách nhiệm bảo quản và giữ gìn tài sản thế chấp giữ nguyên giá trị, không được làm ảnh hưởng và giảm sút đến giá trị tài sản thế chấp, giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo đúng quy định của pháp luật và theo thỏa thuận.
Thủ Tục Ủy Quyền Vay Vốn Ngân Hàng Agribank
Để uỷ quyền cho ai đó để vay vốn tại ngân hàng trong giờ làm việc ngân hàng Agribank, các bạn cần lưu ý đến hợp đồng uỷ quyền. Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên trong đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện các công việc nhân danh bên uỷ quyền.
Bên uỷ quyền có trách nhiệm chi trả thù lao cũng như thực hiện các thỏa thuận theo quy định của pháp luật. [Theo điều 581 của Bộ luật Dân sự]. Hợp đồng cần có công chứng và được xác nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi có uỷ quyền, người vay có thể thực hiện vay vốn thế chấp như thông thường theo thủ tục đã quy định đối với từng sản phẩm vay của ngân hàng Agribank.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng AgriBank là gì?
Giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng AgriBank hay còn có tên gọi khác là mẫu giấy ủy quyền rút tiền ngân hàng Agribank là văn bản pháp lý ghi nhận việc một người ủy quyền cho người đại diện thay mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền.
Giấy ủy quyền giao dịch AgriBank được sử dụng khi nào?
Mẫu giấy ủy quyền ngân hàng AgriBank được sử dụng trong tất cả các hoạt động giao dịch đòi hỏi tính pháp lý của người thực hiện giao dịch.
Nội dung của mẫu giấy ủy quyền giao dịch Agribank bao gồm những thông tin gì?
Đối với mẫu giấy ủy quyền giao dịch AgriBank, nội dung chính sẽ bao gồm:
1/Tên ngân hàng thực hiện giao dịch.
2/ Thông tin chủ tài khoản của hộ kinh doanh.
- Họ tên, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ thường trú…
- Số giấy phép kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp.
- Số tài khoản đứng tên, ngân hàng mở ( AgriBank).
3/ Các cam kết về việc chịu trách nhiệm trước pháp luật và ký kết xác nhận. Nếu có tranh chấp hay phát sinh bất cứ vấn đề gì, ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm.
Tải mẫu giấy ủy quyền giao dịch Agribank
Link tải tại đây.
Kết Luận
Bài viết trên đây đã chia sẻ với các bạn về mẫu giấy uỷ quyền vay vốn ngân hàng Agribank mới nhất cũng như những lưu ý về quá trình uỷ quyền vay vốn. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có thêm những thông tin bổ ích và giúp quá trình vay vốn thực hiện nhanh chóng và đơn giản hơn!