Bảng cân đối kế toán là một trong những tài liệu rất quan trọng đối với mỗi công ty, tổ chức kinh doanh. Bảng cân đối kế toán là gì vẫn là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cũng BANKTOP tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Toc
- 1. Bảng cân đối kế toán là gì?
- 2. Kết cấu bảng cân đối kế toán
- 3. Related articles 01:
- 4. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán
- 5. Các nguyên tắc trình bày tài sản và nợ phải trả
- 6. Trình tự thực hiện lập bảng cân đối kế toán
- 7. Bảng cân đối kế toán mẫu đầy đủ
- 8. Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp
- 9. Related articles 02:
- 10. Các chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán
- 11. Bảng cân đối kế toán có hạn chế gì?
- 12. Tổng hợp bảng cân đối kế toán của các Doanh nghiệp
- 13. Kết Luận
Xem thêm:
Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp cho biết giá trị tổng quát của giá trị tài sản cũng như nguồn hình thành tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm).
Một bảng cân đối kế toán phải thể hiện rõ ràng:
- Tài sản cố định của doanh nghiệp (doanh nghiệp có gì).
- Tài sản ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp cho nợ)
- Nợ ngắn hạn (doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn)
- Nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
Trong đó, tài sản cố định gồm: tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Cụ thể hơn:
- Tài sản hữu hình: là các tài sản như nhà xưởng, đất đai, máy tính, máy móc, và các tài sản vật chất khác.
- Tài sản vô hình: đó chính là quyền sở hữu trí tuệ, phát minh sáng chế, uy tín, thương hiệu, tên miền Website và các khoản đầu tư dài hạn của mỗi doanh nghiệp.
Dựa vào bảng cân đối kế toán, người xem có thể nắm được toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu nguồn hình thành tài sản và cơ cấu của tài sản đó.
Đồng thời, bảng cân đối kế toán giúp người dùng nhận xét, đánh giá được tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra những giải pháp để phát huy hiệu quả kinh doanh cũng như khắc phục những hạn chế.
Xem thêm: Số cif là gì?
Kết cấu bảng cân đối kế toán
Kết cấu của bảng cân đối kế toán bao gồm phần tài sản và phần nguồn vốn với nội dung cụ thể như sau:
Tài sản | Nguồn vốn |
1. Tài sản ngắn hạn
– Tiền và tương đương tiền – Đầu tư tài chính ngắn hạn – Phải thu ngắn hạn – Hàng tồn kho – Tài sản ngắn hạn khác |
1. Nợ phải trả ngắn hạn
– Phải trả ngắn hạn – Người mua trả tiền trước – Vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn – Dự phòng phải trả ngắn hạn 2. Nợ phải trả dài hạn – Phải trả dài hạn – Vay, nợ thuê tài chính dài hạn – Dự phòng phải trả dài hạn |
2. Tài sản dài hạn
– Tài sản cố định – Phải thu dài hạn – Đầu tư tài chính dài hạn
– Tài sản dài hạn khác |
2. Vốn chủ sở hữu
– Vốn góp của chủ sở hữu – Thặng dư vốn cổ phần – Cổ phiếu quỹ – Các quỹ (Quỹ đầu tư phát triển..) – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối |
- Trong phần tài sản: Các tài sản được sắp xếp theo trật tự tính thanh khoản giảm dần, những tài sản có tính thanh khoản cao được sắp xếp ở vị trí đầu bảng và giảm dần khi di chuyển xuống dưới.
- Trong phần nguồn vốn: Được sắp xếp theo tính cấp bách về yêu cầu hoàn trả. Do vậy các nguồn vốn được sắp xếp theo trật tự từ nguồn vốn nợ đến nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn nợ bao gồm nguồn vốn chiếm dụng và nguồn vốn vay.
Nguồn vốn nợ sắp xếp theo trật tự lần lượt là: Các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ trung và dài hạn.
Tìm hiểu thị trường tài chính là gì?
Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán
Sau khi đã tìm hiểu bảng cân đối kế toán là gì cũng như tham khảo bảng kết cấu kế toán, dưới đây là chia sẻ về những ý nghĩa mà bảng cân đối kế toán mang lại.
Đối với phần tài sản
- Về mặt pháp lý: Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
- Về mặt kinh tế: Các số liệu trong bảng cân đối kế toán ở phần tài sản phản ánh quy mô và những loại tài sản của doanh nghiệp được tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc hình thức phi vật chất.
Từ đó, ý nghĩa của bảng cân đối kế toán đối với phần tài sản giúp đánh giá tổng quan về quy mô vốn cũng như mức độ phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Đối với phần nguồn vốn
- Về mặt pháp lý: Bảng cân đối kế toán phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp. Từ đó cho biết doanh nghiệp cần phải trả khoản nợ là bao nhiêu. Đồng thời còn cho các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Về mặt kinh tế: Các số liệu trong phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán cho biết cơ cấu và quy mô các nguồn vốn được huy động và đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ đó, nhà đầu tư có thể đánh giá một cách khách quan mức độ tự chủ tài chính cũng như khả năng chịu rủi ro về tài chính của doanh nghiệp.
Xem thêm: Smart link là gì?
Các nguyên tắc trình bày tài sản và nợ phải trả
Khi thực hiện lập bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp cần thực hiện theoo các nguyên tắc được quy định trong chuẩn mực kế toán như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp hoạt động chu kì kinh doanh trong vòng 12 tháng: Các tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc giải quyết trong vòng 12 tháng sẽ được xếp vào tài sản ngắn hạn.
- Với doanh nghiệp kinh doanh trên 12 tháng mục tài sản và nợ phải trả được lập dựa trên nguyên tắc phụ thuộc vào thời gian như: thu hồi và giải quyết dưới 12 tháng được xếp vào tài sản ngắn hạn. Nếu được giải quyết trên 12 tháng sẽ xếp vào tài sản dài hạn.
- Với những doanh nghiệp không thể xác định được chu kì kinh doanh, khoản tài sản và nợ phải trả được lập theo tính thanh khoản giảm dần.
Trình tự thực hiện lập bảng cân đối kế toán
Sau đây là chi tiết các bước lập bảng cân đối chuẩn nhất giúp doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ này dễ dàng hơn:
- Bước 1: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần được kiểm tra tính chân thật.
- Bước 2: Khóa sổ kế toán để đối chiếu các số liệu với các sổ kế toán có liên quan.
- Bước 3: Thực hiện bút toán kết chuyển trung gian. Khóa hoàn toàn sổ kế toán.
- Bước 4: Thực hiện lập bảng cân đối số phát sinh
- Bước 5: Lập bảng cân đối kế toán
- Bước 6: Kiểm tra và phê duyệt.
Tìm hiểu lợi tức là gì?
Bảng cân đối kế toán mẫu đầy đủ
Dưới đây là ví dụ minh họa về Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần X hoạt động trong ngành dược phẩm.
Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần X (B01 – DN) ngày 31/12/YY
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
TT | TÀI SẢN | Số cuối kỳ | Số đầu năm |
A | TÀI SẢN NGẮN HẠN | 2.520 | 2.180 |
I | Tiền và các tài khoản tương đương tiền | 220 | 200 |
II | Các khoản phải thu ngắn hạn | 770 | 690 |
III | Hàng tồn kho | 1.440 | 1.270 |
IV | Tài sản ngắn hạn khác | 90 | 20 |
B | TÀI SẢN DÀI HẠN | 520 | 480 |
I | Tài sản cố định | 490 | 460 |
Nguyên giá | 1.520 | 1.380 | |
Giá trị hao mòn lũy kế | (1.030) | (920) | |
II | Các khoản đầu tư tài chính dài hạn | 20 | 20 |
III | Tài sản dài hạn khác | 10 | 0 |
TỔNG TÀI SẢN | 3.040 | 2.660 | |
TT | NGUỒN VỐN | Số cuối kỳ | Số đầu năm |
A | NỢ PHẢI TRẢ | 1.840 | 1.650 |
I | Nợ ngắn hạn | 1.820 | 1.600 |
1 | Vay ngắn hạn | 1.450 | 1.170 |
2 | Phải trả người bán | 200 | 300 |
3 | Người mua trả tiền trước | 90 | 50 |
4 | Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước | 20 | 20 |
5 | Phải trả người lao động | 40 | 30 |
6 | Các khoản phải trả ngắn hạn khác | 20 | 30 |
II | Nợ dài hạn | 20 | 50 |
B | VỐN CHỦ SỞ HỮU | 1.200 | 1.010 |
1 | Vốn đầu tư của chủ sở hữu | 630 | 410 |
2 | Thặng dư vốn cổ phần | 290 | 270 |
3 | Quỹ đầu tư phát triển | 180 | 130 |
4 | Quỹ dự phòng tài chính | 60 | 50 |
5 | Lợi nhuận chưa phân phối | 40 | 150 |
TỔNG NGUỒN VỐN | 3.040 | 2.660 |
Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp
Tài sản ngắn hạn (100)
Tài sản ngắn hạn là yếu tố thể hiện tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường tại thời điểm báo cáo của một doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Tài sản dài hạn (200)
Tài sản dài hạn là các tài sản mà tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng. Chẳng hạn là tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. Yếu tố này thể hiện trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn.
Tổng tài sản (270=200 – 100)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng trị giá tài sản tại thời điểm báo cáo mà doanh nghiệp hiện có. Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Nợ phải trả (300 = 310 + 330)
Tại thời điểm báo cáo, đây là yếu tố phản ánh toàn bộ số nợ phải trả của doanh nghiệp. Nó gồm tổng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn (310)
Nợ ngắn hạn phản ánh tổng giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường. Chẳng hạn như: Phải trả người bán, phải trả người lao động, doanh thu chưa thực hiện, các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, chi phí phải trả, phải trả nội bộ, dự phòng phải trả…Chúng đều được đánh giá tại thời điểm lập báo cáo.
Nợ dài hạn (330)
Nợ dài hạn là tổng giá trị các khoản nợ dài hạn bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Đó là các khoản phải trả người bán, vay và nợ thuê tài chính dài hạn, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, … tại thời điểm báo cáo kế toán.
Vốn chủ sở hữu (400 = 410 + 430)
Đây là yếu tố phản ánh toàn bộ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Nó gồm vốn chủ sở hữu và nguồn chi phí khác.
Vốn chủ sở hữu (410)
Vốn chủ sở hữu phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn. Bao gồm: các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, vốn đầu tư của chủ sở hữu, chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản…
Nguồn chi phí khác (430)
Nguồn chi phí khác phản ánh tổng số kinh phí sự nghiệp, dự án được cấp để chi tiêu cho hoạt động sự nghiệp, dự án (sau khi trừ đi các khoản chi sự nghiệp, dự án); Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định tại thời điểm báo cáo.
1. https://banktop.vn/archive/39973/
2. https://banktop.vn/archive/12180/
3. https://banktop.vn/archive/11216/
Tổng cộng nguồn vốn (440= 300 + 400)
Tổng cộng nguồn vốn là yếu tố phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp. Tổng cộng nguồn vốn bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Các chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán
Qua việc tìm hiểu bảng cân đối kế toán là gì cũng như ý nghĩa của bảng cân đối kế toán, nhà đầu tư sẽ phân tích các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán để đưa ra những định hướng tốt hơn cho doanh nghiệp.
Phân tích cơ cấu tài sản
Nguồn vốn và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được tính dựa trên các khoản mục nhỏ như tài sản ngắn hạn hoặc tài sản dài hạn chia cho tổng số tài sản. Từ đó đưa ra cơ cấu tài sản để phân tích tỷ trọng phân bố các loại tài sản trong doanh nghiệp một cách hợp lý.
Việc phân tích cơ cấu tài sản cũng cần dựa trên những đặc tính ngành nghề của doanh nghiệp đó.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn, người phân tích sẽ tìm ra được nguồn vốn hình thành của các loại tài sản doanh nghiệp và khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ rủi ro của doanh nghiệp nếu hệ số nợ đang ở mức cao.
Hệ số nợ cho biết nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp được đáp ứng bởi vay nợ là bao nhiêu:
Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả (Bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn)/Tổng tài sản
Hệ số tự tài trợ cho biết nguồn hình tài sản được hình thành từ vốn chủ sở hữu là bao nhiêu:
Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
Bên cạnh đó, hệ số tự tài trợ tài sản cố định cũng cần được xem xét để biết doanh nghiệp nợ bao nhiêu, có rủi ro hay không:
Hệ số tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu/TSCĐ bình quân trong kỳ
Phân tích vòng quay tài sản
Hệ số phân tích vòng quay tài sản phản ánh khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh:
Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân
Phân tích vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số phân tích vòng quay hàng tồn kho cho biết khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Việc đánh giá vòng quay hàng tồn kho sẽ phụ thuộc vào tính chất và đặc thù mùa vụ của doanh nghiệp:
- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân trong kỳ hoặc doanh thu thuần/hàng tồn kho bình quân trong kỳ
- Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365 (ngày)/Vòng quay hàng tồn kho
Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp được tính theo công thức:
Khả năng thanh toán tổng quát = Tài sản ngắn hạn (dài hạn)/Nợ phải trả
Chỉ số thanh toán hiện hành thể hiện năng lực đáp ứng nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao cho biết khả năng thanh toán với nợ ngắn hạn tốt:
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Bảng cân đối kế toán có hạn chế gì?
Bảng cân đối kế toán giúp doanh nghiệp bao quát được nhiều thông tin quan trọng về tình hình tài chính hiện tại nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế như sau:
- Bảng cân đối kế toán giúp doanh nghiệp phản ánh được những giá trị của các loại tài sản doanh nghiệp hiện có. Đây là những giá trị sổ sách được lập dựa trên các nguyên tắc giá gốc nên dễ có sự chênh lệch về giá trị tài sản.
- Số liệu được cung cấp trong bảng cân đối kế toán chỉ được sử dụng để phản ánh những số liệu ngay tại thời điểm lập bảng. Do đó, để đánh giá chính xác sự biến đổi của tài sản và nguồn vốn sẽ gặp khó khăn.
- Khó có thể đánh giá chi tiết được sự biến đổi của tài sản và nguồn vốn trong cả kỳ kế toán.
Tổng hợp bảng cân đối kế toán của các Doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán Vinamilk Quý I/2020
Bảng cân đối kế toán Agribank Quý IV/2019
Báo cáo tài chính ACB Quý IV/2020
http://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2020/BCTC/VN/QUY%204/ACB_Baocaotaichinh_Q4_2020_Hopnhat.pdf
Bảng cân đối kế toán BIDV Quý II/2020
Kết Luận
Bảng cân đối kế toán là gì và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán đã được chia sẻ chia tiết qua bài viết trên đây. Hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn và có thêm kiến thức bổ ích khi làm nhiệm vụ kế toán cho doanh nghiệp!