Bảo lãnh ngân hàng là gì và dịch vụ này được phân loại như thế nào, đây là câu hỏi của khá nhiều cá nhân cũng như tổ chức. Dưới đây là những điều cần biết về dịch vụ bảo lãnh ngân hàng mà chúng tôi đã tổng hợp được, hãy cùng tham khảo nhé!
Toc
- 1. Bảo lãnh ngân hàng là gì?
- 2. Đặc điểm của dịch vụ Bảo lãnh ngân hàng
- 3. Related articles 01:
- 4. Phân loại bảo lãnh ngân hàng
- 5. Chức năng của dịch vụ Bảo lãnh ngân hàng
- 6. Đối tượng tham gia bảo lãnh ngân hàng
- 7. Quy trình bảo lãnh Ngân hàng như thế nào?
- 8. Related articles 02:
- 9. Phí bảo lãnh ngân hàng tính như thế nào?
- 10. Ưu điểm của dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng
- 11. Kết luận
Xem thêm:
Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh
Đây thực chất là một dịch vụ mang tính chất bảo đảm từ ngân hàng về trách nhiệm của người đi vay. Hiểu đơn giản thì có nghĩa là khi người đi vay không thể thanh toán được khoản nợ của mình, ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán trong phạm vi số tiền có ghi trong giấy bảo lãnh.
Trong dịch vụ bảo lãnh ngân hàng sẽ gồm 3 bên:
- Bên bảo lãnh: Ngân hàng
- Bên được bảo lãnh: Khách hàng đi vay
- Bên nhận bảo lãnh: là bên sẽ được Ngân hàng hoàn trả tiền trong trường hợp bên được bảo lãnh không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ
Dịch vụ này thường áp dụng cho các mục đích mua hàng hóa, thiết bị hoặc rút tiền vay để mở rộng kinh doanh của khách hàng hoặc trong các hợp đồng đấu thầu…. Dịch vụ được cam kết bằng văn bản của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng.
Tìm hiểu Token là gì?
Chứng thư bảo lãnh Ngân hàng là gì?
Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho đơn vị kinh doanh trong thời gian có giới hạn, khi đơn vị này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 (Bên bán hàng).
Tham khảo: Correspondent Bank là gì?
Vì sao lại có dịch vụ Bảo lãnh ngân hàng?
Trong giao dịch thương mại có hai chủ thể chính là bên bán và bên mua. Khi cả hai đều muốn đảm bảo quyền lợi của mình và tránh được các rủi ro ngoài ý muốn. Đó chính là lý do vì sao mà dịch vụ bảo lãnh ra đời, nếu một trong hai bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì đơn vị bảo lãnh sẽ thay thế họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên còn lại.
Đặc điểm của dịch vụ Bảo lãnh ngân hàng
Đây thực chất là một hình thức giao dịch thương mại mang tính đặc thù. Hoạt động này do một chủ thể đặc biệt là tổ chức tín dụng thực hiện, tổ chức này không chỉ có tư cách là người bảo lãnh mà còn có nghĩa vụ như một nhà kinh doanh ngân hàng.
Việc giao dịch có mục đích tạo lập 2 hợp đồng gồm có hợp đồng dịch vụ và hợp đồng bảo lãnh. Hai hợp đồng có mối quan hệ nhân quả nhưng lại độc lập về phương diện chủ thể cũng như quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể.
Hay nói cách khác thì đây là hình thức giao dịch kép chứ không phải là hình thức giao dịch 2 bên hay 3 bên. Giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên các chứng từ, văn bản pháp lý rõ ràng.
1. https://banktop.vn/archive/13391/
2. https://banktop.vn/archive/13139/
3. https://banktop.vn/archive/8742/
Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do chủ thể đặc biệt là tổ chức tín dụng (trong đó chủ yếu là các ngân hàng ) thực hiện.
Tham khảo: Hội sở ngân hàng là gì?
Phân loại bảo lãnh ngân hàng
Có nhiều cách phân loại bảo lãnh ngân hàng đó là phân loại theo đối tượng bảo lãnh, phân loại theo hình thức sử dụng, phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh và phân loại theo mục đích.
Phân loại theo phương thức phát hành
- Bảo lãnh trực tiếp
- Bảo lãnh gián tiếp
- Bảo lãnh được xác nhận
- Đồng bảo lãnh
Phân loại theo hình thức sử dụng
- Bảo lãnh có điều kiện
- Bảo lãnh vô điều kiện
Phân loại theo mục đích sử dụng
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn)
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước
- Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng
- Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn
Các loại bảo lãnh khác
- Thư tín dụng dự phòng (L/C)
- Bảo lãnh thuế quan
- Bảo lãnh hối phiếu
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Chức năng của dịch vụ Bảo lãnh ngân hàng
Dịch vụ này có tất cả 3 chức năng là:
- Chức năng bảo đảm.
- Chức năng tài trợ.
- Chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng.
Trong đó chức năng bảo đảm là chức năng quan trọng nhất, người thụ hưởng sẽ có được một khoản bồi thường về tài chính nếu người được bảo lãnh vi phạm cam kết. Hoặc bảo lãnh sử dụng các thỏa thuận khi mua bán như dự thầu, thực hiện hợp đồng…
Còn chức năng tài trợ là khi thi công công trình hoặc thực hiện hợp đồng mua bán mà phải dùng tới nguồn vốn lớn trong thời gian dài, người thi công có thể yêu cầu chủ công trình ứng trước một khoản tiền. Hay trong các cuộc đấu thầu, chủ thầu yêu cầu người dự thầu đặt cọc thì ngân hàng sẽ bảo lãnh cho nhà thầu ứng trước.
Cuối cùng là chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng, người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán khi người được bảo lãnh vi phạm cam kết hợp đồng. Lúc này bảo lãnh sẽ đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hoàn tất hợp đồng theo như những gì đã ký kết. Nó mang ý nghĩa ràng buộc, đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng hơn là bồi hoàn hợp đồng.
Tìm hiểu thời gian ân hạn là gì?
Đối tượng tham gia bảo lãnh ngân hàng
- Bên bảo lãnh: Ngân hàng
- Bên được bảo lãnh: Là khách hàng của ngân hàng, có nghĩa vụ thực hiện chi trả các khoản nợ theo cam kết ghi trong hợp đồng.
- Bên nhận bảo lãnh: Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của ngân hàng, là đối tác của khách hàng.
Quy trình bảo lãnh Ngân hàng như thế nào?
Đối tượng của dịch vụ bảo lãnh gồm có bên bảo lãnh (ngân hàng), bên được bảo lãnh (khách hàng) và bên nhận bảo lãnh (đối tác). Quy trình phát hành dịch vụ gồm có 6 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Khách hàng ký hợp đồng với đối tác về việc thanh toán và bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh.
Bước 2: Khách hàng lập hồ sơ và gửi đến ngân hàng, hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị bảo lãnh.
- Hồ sơ pháp lý bao gồm các loại giấy tờ chứng minh nhân thân.
- Hồ sơ mục đích.
- Hồ sơ tài chính kinh doanh.
- Hồ sơ TSBĐ.
Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định các nội dung như tính hợp pháp, tính khả thi, năng lực pháp lý của khách hàng, hình thức đảm bảo, tình hình tài chính của khách. Nếu thỏa mãn thì ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.
Bước 4: Ngân hàng thông bảo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh gồm có các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh. Cùng với đó là các quy định rõ ràng về hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh.
Bước 5: Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (nếu nghĩa vụ xảy ra).
Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính bao gồm gốc, lãi, phí. Trường hợp bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ thì ngân hàng sẽ tiến hành trả thay đồng thời thống kê nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất quá hạn. Cùng với đó thì ngân hàng còn áp dụng biện pháp thu nợ từ tài sản đảm bảo, trích tài khoản của bên được bảo lãnh và tiến hành khởi kiện.
1. https://banktop.vn/archive/7262/
2. https://banktop.vn/archive/9386/
3. https://banktop.vn/archive/7453/
Tham khảo: Bank teller là gì?
Phí bảo lãnh ngân hàng tính như thế nào?
Phí bảo lãnh theo tỷ lệ phí được tính theo công thức:
Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh
Trong đó:
- Số tiền bảo lãnh: Là số tiền ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng được ghi trong hợp đồng bảo lãnh.
- Tỷ lệ phí (%): Được quy định cụ thể với từng loại bảo lãnh, từng ngân hàng và từng quốc gia khác nhau.
- Phí bảo lãnh được tính vào phí dịch vụ nói chung của ngân hàng và đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng.
Ưu điểm của dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng
Khách hàng sẽ giảm thiểu được rủi ro không đáng có nhất, không cần phải thanh toán ngay cho bên đối tác bởi đã có bảo lãnh của ngân hàng. Khách hàng sẽ có cơ hội trì hoãn việc thanh toán là để tăng tài sản lưu thông hiện có. Theo đó, các lợi ích của bảo lãnh ngân hàng được thể hiện rõ nét như sau:
Bảo lãnh dự thầu chính là sự đảm bảo của ngân hàng về việc bồi thường trong phạm vi số tiền đã ghi trong giấy bảo lãnh. Nghĩa là khi bên đề nghị bảo lãnh từ chối ký kết hợp đồng trong khi đã trúng thầu và rút tiền dự thầu trước ngày quy định hoặc không có khả năng chứng tỏ đảm bảo làm việc cho nhà thầu khi đã ký kết.
Còn bảo lãnh bảo hành là sự bảo đảm, bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh khi có bất kỳ nhược điểm nào xảy ra trong quá trình vận chuyển, xây dựng… Số tiền bảo lãnh phải được ghi rõ trong hợp đồng kèm theo ngày tháng, mục đích…
Tiếp đến là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, người thụ hưởng bảo lãnh sẽ được bồi hoàn nếu bên đối tác không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Tuy nhiên, số tiền bảo lãnh cần phải được sự đồng ý của các bên.
Thêm nữa, bảo lãnh thanh toán sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về việc thanh toán tiền hàng cho người bán. Số tiền bảo lãnh thanh toán chính là giá trị hàng hóa và số phí phải trả khi người mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.
Cuối cùng là bảo lãnh nhận hàng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng có thể lấy hàng trước khi nhận được chứng từ vận chuyển. Bảo lãnh nhận hàng thường được phát kèm theo thư tín dụng, đây là sự đảm bảo từ phía ngân hàng cho công ty, nhà xuất khẩu cho việc giao hàng mà chưa cần xuất trình vận đơn.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp của BANKTOP về dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng cũng như hướng dẫn quy trình bảo lãnh Ngân hàng chính xác nhất. Hy vọng nội dung bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích khi thực hiện giao dịch với ngân hàng.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP