Hiện nay, vấn đề vay vốn là một hình thức phổ biến giúp giải quyết các nhu cầu cấp bách của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng hình thức vay vốn cũng xuất hiện tình trạng bùng nợ, trốn nợ ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân khiến khách hàng trốn nợ ngân hàng, nhưng vì nguyên nhân gì đi nữa thì đây cũng là một cách làm sai trái và dẫn đến những hậu quả nặng nề.
Toc
- 1. Trốn nợ ngân hàng là gì?
- 2. Trốn nợ ngân hàng có bị khởi kiện không?
- 3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn nợ ngân hàng
- 4. Related articles 01:
- 5. Nợ ngân hàng không trả có sao không?
- 6. Nợ ngân hàng không trả gây ra hậu quả gì?
- 7. Related articles 02:
- 8. Kinh nghiệm vay tiền ngân hàng đúng cách
- 9. Kết luận
Hãy cùng BANKTOP tìm hiểu các vấn đề trốn nợ ngân hàng qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn những hậu quả nghiêm trọng nếu bạn trốn nợ sẽ như thế nào nhé!
Xem thêm:
Trốn nợ ngân hàng là gì?
Ngân hàng là nơi khách hàng có thể giao dịch, gửi tiết kiệm và vay vốn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, kinh doanh, sửa nhà, mua nhà. Một vài cá nhân, tổ chức có hành vi trốn nợ sau khi thực hiện vay vốn.
Hiểu một cách đơn giản, trốn nợ ngân hàng là cá nhân, tổ chức vay một khoản tiền vì mục đích sử dụng cá nhân nhưng khi đến hẹn thanh toán khoản vay nhưng cá nhân, tổ chức vay vốn không thực hiện quá trình thanh toán có thể do một số yếu tổ chủ quan hay khách quan nào đó làm ảnh hưởng đến tài chính của khách hàng, khiến khách hàng không thể thanh toán khoản vay.
Trước khi được vay vốn ngân hàng, khách hàng phải đủ điều kiện có thể tham gia gói vay thì ngân hàng mới xét duyệt cho vay. Điều kiện mỗi gói vay sẽ do ngân hàng quy định sao cho phù hợp với ngân hàng và người vay vốn, quá trình kiểm tra năng lực khách hàng trước khi cho vay là quy trình trước khi được vay.
Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng khách hàng mất đi khả năng thanh toán, tình hình tài chính bất ổn buộc phải trốn nợ ngân hàng.
Trốn nợ ngân hàng có bị khởi kiện không?
Đối với những khách hàng có thiện ý hoàn trả vay vốn sau khi được nhắc nhở thanh toán, phía ngân hàng có thể đưa ra phương án, hỗ trợ tối đa, gia hạn thanh toán đối với những khách hàng tạm thời không thể thanh toán đúng hạn, tạo điều kiện gia hạn thêm khoản vay, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp khách hàng có thể xoay sở hoàn tất thanh toán.
Ngược lại, đối với những trường hợp khách hàng không chịu hợp tác, cố tình trốn nợ, không chịu thanh toán, phía ngân hàng có quyền khởi đơn kiện những khách hàng có hành vi trốn nợ và được pháp luật bảo vệ. Người vay cố tình không trả nợ có ký kết hợp đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản, có thể bị phạt tù không giam giữ hoặc phạt tù tùy vào mức độ phạm tội.
Bộ luật Dân sự năm 2015, trong đó tại điều lệ 466 có quy định cụ thể là:
“Nếu bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tổng số tiền khi đến hạn, nếu vay tài sản là vật thì phải trả vật có cùng loại và đúng số lượng, chất lượng, trừ một số trường hợp có thỏa thuận khác.”
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn nợ ngân hàng
Một vài nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khách hàng phải trốn nợ ngân hàng.
Do tình hình tài chính bất ổn
Một trong những nguyên nhân khiến khách hàng trốn nợ ngân hàng phải kể đến là tình hình tài chính bất ổn. Có thể khi bắt đầu vay vốn, khách hàng có đủ điều kiện, khả năng chi trả cho khoản vay nhưng vì nguyên nhân nào đó khiến tài chính của khách hàng biến động dẫn đến tình trạng xấu, không đủ khả năng chi trả, buộc phải trốn nợ ngân hàng.
1. https://banktop.vn/cac-ngan-hang-lien-ket-voi-vietcombank
2. https://banktop.vn/uy-nhiem-chi-vietcombank
3. https://banktop.vn/chi-nhanh-vietcombank-hcm-ha-noi
Vì một số nguyên nhân cá nhân của khách hàng như việc kinh doanh của công ty xảy ra vấn đề, công ty cắt giảm nhân sự, kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguồn thu hàng tháng bị thiếu hụt, không đủ khả năng ứng phó với các sự cố xảy ra.
Hơn nữa, nền kinh tế luôn có sự thay đổi, lãi suất ngân hàng dao động theo chiều hướng tăng lên qua hàng năm khiến khả năng chi trả của khách hàng gặp nhiều khó khăn, hạn chế khả năng thanh toán của khách hàng dẫn đến trốn nợ ngân hàng.
Sử dụng quá hạn mức thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng giúp khách hàng xoay sở rất nhiều trong những thanh toán chi tiêu hàng ngày, giúp giải quyết khó khăn trước mắt nhưng nếu lạm dụng nó, sử dụng một cách không có kế hoạch sẽ khiến khách hàng rơi vào tình trạng nợ nần. Nếu khách hàng không có kế hoạch cụ thể, sử dụng một cách vô tội vạ sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán.
Tùy vào khả năng tài chính mà hạn mức thẻ tín dụng của mỗi khách hàng sẽ khác nhau, vì vậy cần xem xét để chi tiêu một cách hợp lý tránh trường hợp đến kỳ hạn hoàn tiền nhưng không đủ khả năng chi trả.
Do người vay cố tình không muốn trả
Một trong những nguyên nhân trốn nợ ngân hàng không thể không kể đến là do người vay cố tình trốn nợ không muốn trả.
Trường hợp này phụ thuộc vào ý thức của người đi vay, dùng thủ đoạn gian dối hoặc cố tình để trốn thoát, khất nợ với ngân hàng. Khi đến kỳ thanh toán, mặc dù đủ trả năng chi trả cho khoản vay nhưng lại cố tình không chịu thanh toán. Đây là tình trạng không hiếm hề gặp trong cuộc sống. Một số tổ chức tài chính còn hạn chế một số địa bàn được hỗ trợ vay vốn thông qua quá trình lấy số liệu trung bình các hồ sợ nợ quá hạn, nợ xấu, không thanh toán của khu vực đó quá cao, không đảm bảo an toàn khi cho vay.
Nợ ngân hàng không trả có sao không?
Tại điều lệ 463 – Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể là:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay sẽ giao tài sản cho bên đi vay; khi đến kỳ hạn thanh toán, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại đúng theo số lượng và chất lượng, trừ trường hợp trả lãi nếu có thỏa thuận trước đó hoặc do pháp luật quy định.”
Bên cạnh đó, những quy định cụ thể tại điều 175 – Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017, quy định rõ về tội lạm dụng, chiếm đoạt tài sản như sau:
- Người vay thực hiện hành vi trốn nợ, dùng nhiều thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, mức phạt sẽ có trị giá từ 4 – 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt.
- Nếu tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị cao về mặt tinh thần thì người trốn nợ sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ tối đa trong vòng 03 năm, nặng hơn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Nếu chủ thể đi vay phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau thì bị phạt tù trong vòng từ 2 – 7 năm: nợ ngân hàng có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, có hành vi chiếm đoạt tài sản mang trị giá từ 50 – 200 triệu đồng, lợi dụng chức vụ, danh nghĩa của một cơ quan, tổ chức nào đó, tái phạm nguy hiểm.
- Khi chủ thể đi vay phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau thì sẽ bị phạt tù trong vòng từ 5 – 12 năm: có hành vi chiếm đoạt tài sản mang trị giá từ 200 – dưới 500 triệu đồng, có tác động xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
- Nếu chiếm đoạt tài sản mang trị giá từ 500.000 – 100 triệu động, sẽ bị cấm đảm nhiệm mọi chức vụ, tuyệt đối không được hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm hoặc có thể tịch thu 1 phần hay toàn bộ tài sản hiện có.
Nợ ngân hàng không trả gây ra hậu quả gì?
Một số khách hàng nghĩ trốn nợ ngân hàng sẽ không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Thực tế, không ai cho vay mà không cần lấy lại, vì vậy nợ ngân hàng không trả có thể gây ra một số hậu quả sau:
Bị lưu vào danh sách nợ xấu
Khi vay vốn ngân hàng, khách hàng đều có hợp đồng vay vốn, vì thế việc trốn nợ không trả là việc không thể, dựa vào hợp đồng, khách hàng có thể bị kiện bất cứ lúc nào, khi vay vốn mà thanh toán trễ hạn đã gây ra hậu quả chưa kể đến trường hợp trốn nợ không trả.
Nếu khách hàng thanh toán hạn vay vốn chậm hơn 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán khoản vay sẽ bị rơi vào nợ nhóm 2 (nhóm nợ cần chú ý) tại các tổ chức tài chính, ngân hàng cho vay vốn. Khi có tên trong danh sách nợ nhóm 2, khách hàng bắt buộc phải thanh toán khoản vay và đến 12 tháng sau khách hàng mới có thể vay vốn trở lại tại các ngân hàng, tổ chức vay vốn khác.
Nếu trường hợp khách hàng rơi vào danh sách nợ xấu nhóm 3, 4, 5 thì trong vòng 5 năm tới kể từ ngày tất toán khoản vay, khách hàng không thể vay vốn taig bất cứ tổ chức tài chính, ngân hàng nào.
Không thể vay vốn trong tương lai
Vay vốn không thanh toán đúng hạn, trễ hạn so với quy định của các ngân hàng, tổ chức tài chính, có lịch sử nợ xấu, khách hàng sẽ bị giảm điểm tín dụng CIC dẫn đến không thể vay vốn trong những lần tiếp theo. Không thể vay vốn trong tương lai có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, gặp khó khăn trong tương lai, không kịp xoay sở, giải quyết các vấn đề cấp bách có thể xảy ra.
1. https://banktop.vn/ngan-hang-uob
2. https://banktop.vn/ngan-hang-tai-viet-nam
3. https://banktop.vn/ngan-hang-bidc-la-ngan-hang-gi
Người thân, đồng nghiệp bị ảnh hưởng
Khi khách hàng không thanh toán đúng hạn, đừng nghĩ chỉ có bản thân gặp rắc rối, bị quấy rầy bởi các tổ chức cho vay. Bằng cách nào đó, các ngân hàng, tổ chức tài chính cho vay có thể tìm ra được thông tin, số điện thoại của người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người đi vay.
Người thân, đồng nghiệp có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi hàng trăm cuộc gọi quấy rầy gọi đến để đòi nợ vì bản thân khách hàng gây ra cho họ. Quá trình lâu dài, các tổ chức này có thể cử nhân viên đến nhà làm việc để giải quyết khoản vay. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của khách hàng không chỉ với người cho vay mà còn với người thân, đồng nghiệp.
Kinh nghiệm vay tiền ngân hàng đúng cách
Để vay tiền ngân hàng không bị nợ xấu, khách hàng cần có kế hoạch hợp lý để có thể thanh toán đúng hạn, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán khi đã ký hợp đồng. Một số kinh nghiệm vay tiền ngân hàng đúng cách
Luôn luôn thanh toán đúng thời hạn
Thanh toán đúng hạn là việc vô cùng cần thiết khi vay tiền ngân hàng, các tổ chức tài chính, khách hàng cần thanh toán khoản vay đúng hạn tránh phát sinh lãi suất khi thanh toán trễ hạn.
Để có thể chủ động trong việc thanh toán đúng hạn, khách hàng cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý cũng như vay số tiền có khả năng chi trả lãi suất tránh thanh toán trễ làm mất thêm khoản phí phạt và tạo lịch sử nợ xấu gây ảnh hưởng xấu, không tốt cho các khoản vay vốn sau này.
Thanh toán càng sớm càng tốt
Nếu có điều kiện, các ngân hàng, tổ chức tài chính luôn khuyến khích khách hàng thanh toán càng sớm càng tốt, tránh trường hợp xảy ra các tình huống khẩn cấp phía sau.
Tuy nhiên, có một số hợp đồng vay, nếu khách hàng thanh lý hợp đồng trước hạn sẽ phải chịu một khoản phí do tất toán trước hạn. Nhưng trường hợp này tránh xảy ra sự cố về sau, hạn chế tối đa rủi ro gây nợ xấu, không làm ảnh hưởng đến các lần vay vốn sau của khách hàng.
Không nên vay vốn đứng tên người thân, bạn bè
Không nên sử dụng nên người thân, bạn bè để vay vốn. Nếu khách hàng có thể thanh toán đúng hạn, không bị nợ xấu sẽ không ảnh hưởng gì đến người thân, bạn bè. Nhưng nếu xảy ra vấn đề không mong muốn, khách hàng không thể thanh toán đúng hạn, thậm chí có khả năng trốn nợ ngân hàng. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đối với người thân, bạn bè đứng tên trong hợp đồng vay vốn của khách hàng.
Người đứng tên trong hợp đồng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với tổ chức cho vay. Đến khi người thân muốn vay vốn cho bản thân sẽ bị ảnh hưởng vì hợp đồng xấu trước đó. Vì vậy, cần hạn chế hoặc từ chối đứng tên trong hợp đồng vay vốn của người khác tránh phải chịu trách nhiệm vào vấn đề không phải do mình tạo ra.
Kết luận
Trên đây là việc trốn nợ ngân hàng sẽ gây ra một số hậu quả ít ai ngờ đến. Hi vọng thông qua bài viết này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về tính nghiêm trọng của việc trốn nợ, thanh toán không đúng hạn, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân khách hàng còn liên lụy đến người thân, đồng nghiệp.
Bài viết được biên tập bởi: BANKTOP