Trong giao dịch ngoại hối, dải Bollinger Bands và RSI là các chỉ báo kĩ thuật rất phổ biến. Việc sử dụng chiến lược kết hợp giữa Bollinger Band và RSI sẽ cực kỳ thuận lợi trong các tình huống có sự thay đổi xu hướng mạnh hoặc không có xu hướng rõ ràng. Do vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách kết hợp dải Bollinger bands và RSI để nắm bắt nhiều cơ hội giao dịch hơn so với việc sử dụng riêng lẻ từng công cụ.
Toc
Cùng bắt đầu nhé!
Tổng quan về Bollinger Bands
Cấu tạo của Bollinger Bands
Dải Bollinger Bands được John Bollinger phát triển vào những năm 1980 và thường được sử dụng để đo lường sự biến động của tài sản trong thị trường tài chính. Bạn có thể hình dung cách dải Bollinger bands trông như thế nào qua hình ảnh bên dưới:
Có 3 thành phần đối với dải Bollinger band. Đường đầu tiên chỉ đơn giản là đường trung bình động 20 ngày được biểu diễn bằng dải giữa. Dải thứ 2 và thứ 3 là dải trên và dải dưới – là 2 độ lệch chuẩn so với đường SMA 20 ngày.
Công thức tính Bollinger Band
Bollinger Band hình thành nên 3 dải nên công thức sẽ như sau:
- Dải trên = SMA (20) + (độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)
- Dải giữa = SMA (20)
- Dải dưới = SMA (20) – (Độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)
SMA (20): là đường trung bình đơn giản trong chu kỳ 20 ngày
Lý do để SMA (20) bởi đây sẽ dùng để mô tả xu hướng trong trung hạn tương đương với khoảng thời gian giao dịch trong vòng khoảng 3 tuần. Và đây là chu kỳ được rất nhiều nhà giao dịch trên thế giới sử dụng làm quy chuẩn.
Ý nghĩa của Bollinger Band
Nhiều trader tin rằng, giá càng di chuyển đến dải trên thì thị trường mua vào càng nhiều. Và giá càng di chuyển đến dải dưới thì thị trường càng bán ra quá mức.
Theo quy luật chung, giá được coi là quá mua khi chúng chạm vào dải trên và quá bán khi chúng chạm đến dải dưới.
Khi giá dao động giữa các dải trên và dưới, Bollinger Bands trở thành một công cụ tuyệt vời để đánh giá sự biến động. Khi các dải co lại, thị trường sẽ có ít biến động hơn; đó là một dấu hiệu tuyệt vời để áp dụng chiến lược giá dao động trong phạm vi.
Tương tự như vậy, Bollinger Bands sẽ mở rộng khi thị trường trở nên biến động hơn. Vào những thời điểm này, các nhà giao dịch có thể sử dụng chiến lược breakout hoặc chiến lược dựa trên xu hướng.
Tổng quan về Chỉ báo RSI (Relative Strength Index)
Cấu tạo
Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) là một chỉ số phổ biến được phát triển bởi nhà phân tích kỹ thuật tên là J. Welles Wilder; giúp các nhà giao dịch đánh giá sức mạnh của thị trường hiện tại.
Nhắc lại công thức tính RSI:
1. https://banktop.vn/archive/40582/
2. https://banktop.vn/archive/17157/
3. https://banktop.vn/archive/13362/
RSI = 100-[100/1+RS)]
Ở đây RS là chỉ số chia trung bình của các kỳ tăng giá cho trung bình của các kỳ giảm giá trong khoảng thời gian tính. Khoảng thời gian thường được chọn là 14 (ngày, giờ tuần,…)
Ý nghĩa của Chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI cũng xác định các điều kiện quá mua và quá bán trên thị trường.
Nó có giá trị từ 0 đến 100. Thông thường, các giá trị từ 30 trở xuống cho thấy điều kiện thị trường quá bán và khả năng tăng giá (đi lên). Các giá trị từ 70 trở lên cho thấy điều kiện quá mua và khả năng giá suy yếu.
Ngoài việc báo hiệu quá mua và quá bán được đề cập ở trên; các nhà giao dịch cũng sử dụng chỉ báo Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) để tìm kiếm các điểm giao cắt đường trung tâm. Một chuyển động từ phía dưới đường trung tâm (50) lên trên cho thấy xu hướng tăng. Một chuyển động từ phía trên đường trung tâm (50) xuống dưới cho thấy xu hướng giảm.
Chiến lược sử dụng Bollinger Bands kết hợp RSI
Như vậy, chúng ta vừa đề cập đến cả dải Bollinger bands và chỉ báo RSI. Bây giờ, hãy ghép chúng lại với nhau và xem xét tại sao chiến lược kết hợp này lại được các nhà giao dịch và nhà đầu tư sử dụng phổ biến như vậy.
Trong dải Bollinger, giá sẽ luôn nằm trong vùng dải trên và dải dưới. Điều này là do 95% dữ liệu phân phối chuẩn sẽ nằm trong khoảng 2 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình.
Cách truyền thống để sử dụng Bollinger bands chuyên sâu là giao dịch đảo chiều.
Nếu giá chạm vào dải trên hoặc dải dưới, nó có khả năng đảo chiều vì giá đã đạt đến điểm cực đại. Bạn có thể thấy từ biểu đồ dưới đây rằng giá cặp tiền EURUSD dao động giữa dải trên và dải dưới. Tất nhiên, mọi thứ không đơn giản như vậy. Nhưng hiện tại, chúng ta hãy tiếp tục phiên bản đơn giản này về cách sử dụng Dải Bollinger.
Trong RSI, chúng tôi đã đề cập rằng nó là một bộ dao động có giá trị trong khoảng từ 0 đến 100. Các giá trị trên 70 được coi là quá mua và các giá trị dưới 30 được coi là quá bán. Tương tự, RSI có thể được sử dụng như một chỉ báo để đưa ra tín hiệu sớm về sự đảo chiều. Để minh họa, đây là cách nó hoạt động.
Hãy nhớ rằng chỉ báo hàng đầu cung cấp tín hiệu cảnh báo sớm trước khi xu hướng đảo chiều. Bạn có thể thấy rằng khi RSI chạm vào vùng quá mua, sau đó một thời gian, xu hướng bắt đầu đảo chiều và dốc xuống. Ngược lại, khi RSI chạm vào vùng quá bán, sau một thời gian, xu hướng bắt đầu đảo chiều và dốc lên. Nhưng một lần nữa, mọi thứ không đơn giản như vậy.
Bây giờ, hãy kết hợp cả đường Bollinger band vs RSI lại với nhau thành một biểu đồ duy nhất.
1. https://banktop.vn/archive/39153/
2. https://banktop.vn/archive/5522/
3. https://banktop.vn/archive/13234/
Chiến lược sử dụng Dải Bollinger Bands RSI là để ý những khoảnh khắc khi giá chạm dải dưới và RSI chạm vào vùng quá bán (Dưới 30). Đây sẽ là một mức giá đầu vào tốt để mua. Nếu bạn đang muốn bán, bạn có thể đợi giá chạm dải trên và RSI chạm vùng quá mua (trên 70).
Từ biểu đồ bên trên, bạn có thể thấy những vùng mà tôi đánh dấu bằng ô vuông màu đỏ là nơi thể hiện vùng quá mua/quá bán của cả hai chỉ báo.
Khi giá chạm dải dưới Bollinger vs RSI forex chạm vào vùng quá bán, bạn mở lệnh mua trong xu hướng giảm. Ngược lại, khi giá chạm dải trên Bollinger và RSI chạm vào vùng quá mua, bạn mở lệnh bán trong xu hướng tăng.
Tuy nhiên, phần khó khăn của chiến lược này là giá có thể duy trì quá mua hoặc quá bán trong một thời gian dài. Từ vài tuần đến vài tháng. Tương tự, giá có thể dao động quanh dải trên hoặc dải dưới trong một khoảng thời gian dài. Nó không có nghĩa là giá ngay lập tức đảo chiều khi chạm dải trên hoặc giá ngay lập tức đảo ngược khi RSI chạm vùng quá mua.
Do đó, mục đích chính của sự kết hợp này là giúp nhà giao dịch xác định được vùng quá mua và quá bán sớm hơn mà không phải quan sát riêng lẻ các mức quan trọng trên biểu đồ RSI. Từ đó giúp nhà giao dịch có nhiều cơ hội vào lệnh hơn.
Giống như mọi công cụ khác, sự kết hợp giữa Bollinger bands và RSI vẫn luôn có những tín hiệu sai hoặc trễ. Do đó, bạn nên có kế hoạch quản lý vốn hiệu quả cùng với các điểm vào, thoát lệnh một cách hợp lý.
Kết luận
Tóm lại, chiến lược Bollinger Bands và RSI có thể cung cấp cho chúng ta cái nhìn sơ bộ về việc giá hiện tại là quá cao hay được định giá thấp hơn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách quan sát xem các nến có nằm ở biên giới của dải trên và dải dưới hay không. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng RSI, một bộ dao động để kiểm tra xem nó đang bị mua quá mức hay bán quá nhiều. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này sẽ phần nào giúp ích được bạn trong giao dịch và đầu tư Forex.
Chúc bạn thành công trong sự nghiệp trading.
Thông tin được biên tập bởi: banktop.vn