Debt Ratio là gì? Đây là một câu hỏi mà các khách hàng thắc mắc khi được nhân viên tài chính tư vấn về khoản vay. Quả thật khái niệm này còn rất xa lạ với nhiều người, nhưng lại gắn liền với những lợi ích thiết yếu của người đi vay.
Toc
Trong bài viết này BANKTOP sẽ giải đáp các vướng mắc của bạn về Debt ratio (DTI) chính xác nhất!
Xem thêm:
Debt Ratio là gì?
Để hiểu được Debt ratio là gì thì chúng ta sẽ cần liên hệ với chỉ số nợ trên thu nhập vì đây chính là thuật ngữ tài chính về con số này. Theo lý giải của các chuyên gia tài chính thì Debt ratio là mối liên quan giữa tổng số tiền nợ cần trả và tổng thu nhập của người đi vay tiền, nói ngắn gọn hơn thì đây là tỷ lệ nợ trên thu nhập.
Debt Ratio (DTI) được xem là một yếu tố rất quan trọng để ngân hàng xem xét và phê duyệt khoản vay. Nếu tỷ số này nằm trong giới hạn cho phép của ngân hàng hồ sơ vay sẽ được xét duyệt. Và ngược lại, nếu con số này quá cao, vượt quá tỷ lệ cho phép của ngân hàng thì hồ sơ vay sẽ bị từ chối.
Lý do là vì Debt ratio sẽ chỉ ra được khả năng tài chính của người vay trong quá trình thanh toán khoản vay tiền trả góp cho ngân hàng. Vì vậy để đảm bảo hoàn vốn thì ngân hàng chỉ cho những khách hàng có đủ năng lực và điều kiện về tài chính vay vốn.
Việc đánh giá Debt ratio sẽ giúp đơn vị tài chính hạn chế được rủi ro không lấy lại được vốn trong quá trình cung cấp khoản vay.
1. https://banktop.vn/archive/36642/
2. https://banktop.vn/archive/2517/
3. https://banktop.vn/archive/1487/
Ý nghĩa của Debt ratio là gì?
Căn cứ vào việc lý giải thuật ngữ Debt ratio là gì ở trên thì ta đã biết được ý nghĩa của chỉ số này. Cụ thể thuật ngữ này có ý nghĩa như sau:
- Tỷ lệ nợ trên thu nhập quyết định trực tiếp đến lợi ích của đơn vị tài chính, người đi vay và quyền được vay của người đi vay.
- Là căn cứ quan trọng mang yếu tố quyết định trong quá trình xét duyệt hồ sơ bên phía đơn vị tài chính.
- Thể hiện năng lực tài chính của người đi vay so với khoản vay mà người đi vay yêu cầu. Từ đó người đi vay và đơn vị tài chính sẽ có sự điều chỉnh để khoản vay được thông qua.
- Giúp đơn vị tài chính giảm thiểu được rủi ro nợ xấu và việc xét duyệt hồ sơ.
- Giúp các nhà đầu tư, nhà phân tích hiểu rõ hơn về cấu trúc vốn của doanh nghiệp và giúp họ xác định xem khoản đầu tư vào doanh nghiệp có thật sự phù hợp hay không.
Chính vì những ý nghĩa trên với các đơn vị tài chính cho vay và người đi vay nên chỉ số Debt ratio này rất quan trọng.
Hướng dẫn cách tính tỷ lệ nợ trên thu nhập
Để biết được Debt ratio của một khách hàng vay vốn, thì đơn vị tài chính sẽ có một công thức tính chính xác tỷ lệ này. Trong đó công thức tính sẽ theo sát tổng thu nhập của người đi vay.
Cụ thể cách tính tỷ lệ nợ trên thu nhập được áp dụng như sau:
DTI = Tổng số tiền nợ hàng tháng / Tổng thu nhập hành tháng trước thuế
Trong đó:
- Tổng số tiền nợ hàng tháng: Số tiền người vay phải trả cho các khoản nợ như mua nhà, mua ô tô, vay tiêu dùng.
- Tỷ lệ nợ trên thu nhập sẽ không tính đến các chi phí cá nhân cần thiết của người vay như ăn, ở, đi lại…
Một cặp vợ chồng có tổng thu nhập trước thuế hàng hàng tháng là 30 triệu đồng. Hiện tại thì cặp vợ chồng này đang có các khoản nợ hàng hàng như sau:
- Thanh toán dành cho thẻ tín dụng: 1,25 triệu đồng.
- Nợ vay mua xe máy: 2,5 triệu đồng.
Và cặp vợ chồng này đang có nhu cầu vay vốn mua nhà ở với khoản vay hàng tháng phải trả là 6,25 triệu đồng.
Từ những con số trên ta có thể tính được DTI = (1,25 + 2,5 + 6,25)/30 = 0,33 tức là 33%. Dựa vào con số 33 % trên thì tổ chức tài chính hay ngân hàng có thể phê duyệt khoản vay mua nhà cho cặp vợ chồng này hay không.
Kết quả của Debt Ratio cho ta biết điều gì?
Dựa vào công thức trên, ta sẽ biết được những điều mà Debt Ratio muốn nói, cụ thể đó là:
- Tỷ lệ nợ càng cao thì tức là công ty càng có đòn bẩy tài chính cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc rủi ro tài chính càng lớn.
- Tỷ lệ nợ lớn hơn 1,0 (100%) cho bạn biết rằng một công ty có nhiều nợ hơn tài sản. Trong khi đó, tỷ lệ nợ nhỏ hơn 100% cho thấy rằng một công ty có nhiều tài sản hơn nợ. Chính vì thế, Debt Ratio thường được sử dụng cùng với các thước đo khác nhằm xác định mức độ rủi ro của công ty.
Hạn chế của Debt Ratio
Một số hạn chế của Debt Ratio mà bạn cần nên biết bao gồm:
- Debt Ratio chỉ tập trung vào hiệu quả hoạt động trong quá khứ mà thiếu đi những sự đánh giá trong tương lai. Chính vì thế mà các nhà đầu tư, cổ đông chỉ toàn nhìn nhận trên những sự việc đã diễn ra trong quá khứ để dự đoán những điều có thể xảy ra và điều đó làm dẫn đến những dự đoán không đúng đắn.
- Nếu chỉ dựa trên cái nhìn về lĩnh vực tài chính thì tỷ lệ Debt Ratio chỉ đánh giá đòn bẩy tài chính của công ty dựa trên các dữ liệu tài chính. Để đưa ra một quyết định đúng đắn hơn, các nhà đầu tư nên kết hợp cùng với các chỉ số khác nhằm tăng mức độ chính xác
Kết Luận
Trên đây chúng tôi đã giải thích cho bạn về Debt ratio là gì? Và cách tính tỷ lệ nợ trên thu nhập để xét duyệt khoản vay. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất cho bạn.
Xem thêm:
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP
1. https://banktop.vn/archive/38212/
2. https://banktop.vn/archive/11216/
3. https://banktop.vn/archive/3418/