Nếu bạn đã từng gửi tiết kiệm Ngân hàng, chắc hẳn đã nghe đến cụm từ lãi nhập gốc. Vậy lãi nhập gốc là gì? Cách tính lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm như thế nào? Có nên gửi tiết kiệm theo phương thức lãi nhập gốc không?
Toc
Trong bài viết này, BANKTOP sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
Xem thêm:
Lãi nhập gốc là gì?
Lãi nhập gốc (tái tục) hay còn được gọi là lãi cộng dồn là một hình thức tính lãi của Ngân hàng đối với tiền gửi tiết kiệm được áp dụng đối với các khoản gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn nhưng đến hạn mà chủ tài khoản không đến nhận tiền lãi. Các ngân hàng có quy định lãi nhập gốc là phương thức chi trả khoản tiền lãi được áp dụng cho loại tiền gửi tiết kiệm và được áp dụng cho tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa lãi nhập gốc trong gửi tiết kiệm không kỳ hạn với hình thức gửi có kỳ hạn đó là các hình thức gửi có kỳ hạn người gửi sẽ tiến hành nhận lãi định kỳ hoặc cuối kỳ. Hiểu một cách đơn giản hơn, khi khách hàng gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền lãi phát sinh mỗi tháng sẽ được cộng dồn vào tiền gốc và tiếp tục tính lãi trong kỳ tiếp theo.
Ưu điểm của lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm tái tục
Khi có vốn nhàn rỗi thì gửi tiết kiệm là một phương thức sinh lời hiệu quả và an toàn được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nhưng lựa chọn ngân hàng nào để gửi tiết kiệm lại là một điều trăn trở. Để thu hút được nhiều nhà đầu tư, các ngân hàng đưa ra phương án tính lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm, tạo nhiều lợi thế và ưu điểm dành cho các khoản tiền gửi.
1. https://banktop.vn/archive/48788/
2. https://banktop.vn/archive/48899/
3. https://banktop.vn/archive/48243/
Các ưu điểm của phương thức lãi nhập gốc có thể kể đến như:
- Phương thức tính lãi linh hoạt, giúp khách hàng tiết kiệm được khá nhiều thời gian và vẫn đảm bảo được quyền lợi;
- Thủ tục đơn giản, cách tính dễ hiểu, chỉ với vài thao tác ngay trên ứng dụng Internet Banking mà không cần phải ra quầy giao dịch.
- Hỗ trợ giao dịch an toàn, nhanh chóng;
- Giảm thiểu công đoạn gửi tiết kiệm, tất toán và đáo hạn mỗi khi đến cuối chu kỳ.
- Là hình thức đầu tư, tích lũy sinh lời đảm bảo an toàn do lãi suất ổn định và minh bạch.
- Là hình thức tích lũy lãi kép được nhiều người lựa chọn, việc lãi nhập gốc và tiếp tục tiết kiệm sẽ giúp bạn hưởng được giá trị lãi cao hơn tại chu kỳ kế tiếp.
Công thức tính lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm
Công thức tính lãi nhập gốc dựa vào lãi suất áp dụng và số ngày khách hàng gửi tiết kiệm. Tùy vào hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn mà có công thức tính khác nhau.
Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Công thức tính lãi nhập gốc gửi không kỳ hạn:
- Số tiền lãi = (Tổng số dư x Số ngày thực tế số dư tồn tại) x Lãi suất (tháng)/30 ngày.
- Số tiền lãi nhập gốc mới = Dư gốc + Số tiền lãi
Trong đó: Tổng tích số lãi trong tháng = ∑ (số dư x số ngày trên thực tế mà số dư tồn tại)
Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Công thức tính lãi nhập gốc gửi có kỳ hạn:
- Số tiền lãi = Dư gốc ban đầu x Kỳ hạn gửi x Mức lãi suất áp dụng cho kỳ hạn
- Số tiền lãi nhập gốc mới = Dư gốc + Số tiền lãi
Để bạn có thể hình dung rõ hơn, chúng ta cùng tham khảo ví dụ dưới đây. Khách hàng A gửi tiết kiệm số tiền 400 triệu đồng. Khách hàng gửi tiết kiệm với kỳ hạn 2 tháng và đáo hạn nhập lãi vào gốc. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 2 tháng được áp dụng theo quy định của Hợp đồng là 7%/năm. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng là 9%/năm.
Vậy sau một năm, theo cả 2 cách tính lãi suất thì số tiền khách hàng nhận về như sau:
– Số tiền lãi được hưởng trong 12 tháng khi gửi kỳ hạn 12 tháng với lãi suất 9% / năm là : Tiền lãi = 400.000.000 x 9%/12 x 12 tháng = 36.000.000 VNĐ
1. https://banktop.vn/archive/3593/
2. https://banktop.vn/archive/1492/
3. https://banktop.vn/archive/1538/
– Tiền lãi trong 2 tháng khi gửi kỳ hạn 2 tháng, lãi suất 7% là : Tiền lãi = 400.000.000 x 7%/12 x 2 = 4,67 triệu đồng
- Đợt 2: Tiền lãi = (440 triệu đồng + 4,67 triệu đồng) x 7%/12 x 2 = 4,72 triệu đồng
- Đợt 3: Tiền lãi = (440 + 4,67+ 4,72) x 7%/12 x 2 = 4,78 triệu đồng
- Đợt 4: Tiền lãi = (440 + 4,67+ 4,72 + 4,78) x 7%/12 x 2 = 4,83 triệu đồng
- Đợt 5: Tiền lãi = (440 + 4,67+ 4,72 + 4,78 + 4,83) x 7%/12 x 2 = 4,89 triệu đồng
- Đợt 6: Tiền lãi = (440 triệu đồng + 4,67 triệu đồng) x 7%/12 x 2 = 4,95 triệu đồng
Vậy chúng ta tính được tổng số tiền lãi là 28.84 triệu đồng
Cách gửi tiết kiệm hiệu quả
Để có thể gửi tiết kiệm một cách hiệu quả nhất, bạn có thể lưu ý một số điểm dưới đây:
- Xác định đúng và đủ nhu cầu của bản thân
- Lựa chọn gửi tiết kiệm tại những ngân hàng có mức lãi suất tốt
- Phân chia dòng tiền một cách hợp lý và hiệu quả
Kết luận
Trên đây là định nghĩa giúp bạn trả lời câu hỏi “lãi nhập gốc là gì?“ và ví dụ cụ thể cách tính lãi suất khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn. Hi vọng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích khi gửi tiết kiệm ngân hàng.
Thông tin được biên tập bởi: BANKTOP